
- Kếthôn sau 7 năm thì vợ em ngoại tình. Đau lòng hơn, khi ba mặt một lời, cô ấykhẳng định đã thật lòng yêu người kia trong thời gian dài.Chào chuyên gia!
Lúc này đây, em thật sự bối rối và không biết những quyếtđịnh của mình là đúng hay sai mong chuyên gia tư vấn cho em.
Em xin kể đầy đủ câu chuyện của em để mọi người hiểu rõ.Em và vợ đến với nhau bằng một tình yêu trong sáng nhất khi tuổi đời còn khá nonnớt. Cô ấy 20 còn em 22 tuổi. 7 năm qua, chúng em luôn hứa sẽ xây dựng gia đìnhđầm ấm, hạnh phúc. Cuộc sống cứ thế trôi đi êm đẹp khi 2 con (1 gái, 1 trai)đáng yêu lần lượt ra đời. Trong thời gian đó dù có khá nhiều chuyện xảy ra nhưngchúng em vẫn yêu thương nhau, nâng đỡ nhau.
Cho đến một ngày, cách đây 6 hôm, em phát hiện cô ấy phảnbội em. Lúc đó, em đi xe từ Hà Nội về Hải Phòng. Trên đường đi em nghĩ em sẽ làmầm ĩ lên, rồi mỗi đứa một ngả.
Nhưng khi về đến nhà, nhìn hai đứa con lao ra chào bố, emlại trở thành một con người khác. Nước mắt em chỉ chực trào ra khi nhìn thấycon, nghe tiếng con cười.
Lúc đầu cô ấy còn giấu, nhưng giaấu làm sao được khi em đãcó bằng chứng rõ ràng. Cô ấy đã thú nhận hết. Trong buổi gặp gỡ ba mặt một lời,em càng đau khổ hơn khi cô ấy thú nhận yêu người đó trước mặt chồng.
 |
Dù tha thứ cho vợ nhưng trong lòng em vẫn rất bối rối |
Nhưng vì quá yêu cô ấy, nghĩ đến hai con, em không muốnlàm gia đình tan nát. Em đã kìm nén tất cả để tha thứ cho vợ. Em chỉ nói với côấy rằng: "Em hãy xem như là một giấc mơ em sẽ quên nhanh thôi. Đây cũng là mộtthử thách mà ông trời đang thử hai đứa mình. Nếu vượt qua được mình sẽ lại hạnhphúc như xưa".
Cô ấy cũng nhận ra sai lầm của mình, xin em tha thứ và chocô ấy thời gian để làm lại. Em không có gì để không đồng ý nhưng trong lòng emvẫn bối rối bởi khi phụ nữ đã dính đến chuyện tình cảm thì rất khó để dứt ra. Emcũng không biết cô ấy có quyết tâm và dứt khoát không?
Chuyên gia hãy cho em lời khuyên là hành động như vậy đúnghay sai? Em có nên gặp người kia để nói chuyện thẳng thắn không hay cứ để thờigian làm vợ mình thay đổi?
(Ghi theo lời kể của anh K.H, Hải Phòng)
Chuyên gia tư vấn
Chào bạn! Chắc chắn bạn đã phải trải qua một khoảng thời giankhó khăn nhưng vì tình yêu với con và gia đình, bạn vẫn bỏ qua tất cả để chọncách tha thứ, hàn gắn. Có sự lựa chọn này có lẽ cũng không dễ dàng gì và bởi vậydù đã lựa chọn bạn vẫn còn rất nhiều băn khoăn khi vẫn còn chút hờn trách vợ vàlo lắng liệu cô ấy có tiếp tục đi đường cũ.
Khi bạn đã tha thứ cho vợ thì cũng không nên suy nghĩ nhiềubởi những suy nghĩ này chỉ làm cho quan hệ vợ chồng bạn “khó thở” hơn thôi. Thayvì chăm lo cho công việc, quan tâm đến con cái và người bạn đời, trong lòng bạnlại luôn tồn tại những hoài nghi, bức xúc.
Những suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng đến hành vi, lời nói, cáchứng xử của bạn với người bạn đời. Vô tình một lúc nào đó trong cuộc sống bạn sẽlỡ lời, sẽ có những hành vi thiếu tôn trọng vợ từ đó khiến cuộc sống của vợchồng trở nên ngột ngạt, mệt mỏi. Lúc này hạnh phúc gia đình bạn khó thể trọnvẹn và cuộc sống như vậy còn đáng sợ hơn khi bạn không tha thứ cho vợ.
Nếu thực lòng bạn muốn giữ hạnh phúc gia đình thì người chồngkhông những nên tha thứ mà cần tìm cách sống hòa thuận như khi chưa có chuyện gìxảy ra. Điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ nguyên nhân của việc vợ ngoại tình đểkhắc phục.
Người phụ nữ ngoại tình có thể do họ không thỏa mãn đượcchuyện gối chăn khi gần chồng hoặc vì vợ chồng đã dần mất đi sự hòa hợp trongđời sống tinh thần không thể sẻ chia với nhau trong cuộc sống hôn nhân. Đặc biệttrong trường hợp của bạn, bạn đi làm ăn xa, người vợ ở nhà có thể cô đơn, nhiềunỗi khổ tâm không chia sẻ cùng ai. Lúc đấy có một người khác ở cạnh biết quantâm chia sẻ trong phút yếu lòng cô ấy đã sa ngã.
Bạn nên có nhiều cuộc trò chuyện nhẹ nhàng với vợ, hãy cho côấy có cơ hội được chia sẻ, giãy bày. Nếu cô ấy có những điều chưa hài lòng vềbạn và cuộc hôn nhân này, bạn hãy tìm cách khắc phục nó. Bởi đây chính là gốc rễcủa vấn đề. Nếu bạn tha thứ cho vợ nhưng những khúc mắc trong gia đình chưa đượcgiải tỏa thì vợ bạn cũng không thể hạnh phúc, toàn tâm toàn ý với chồng. Dù côấy không tái phạm nhưng cuộc hôn nhân như vậy cũng không thể kéo dài.
Đồng thời, bạn cũng nên thẳng thắn với vợ, bạn sẽ cố gắnghoàn thiện mình, khắc phục hoàn cảnh để có gia đình trọn vẹn. Bạn cho cô ấy thấysự vị tha, những nỗ lực của bạn và bạn muốn cô ấy phải quý trọng những điều ấy.
Chúc bạn và gia đình hạnh phúc!
" alt="Làm gì khi vợ ngoại tình?"/>
Làm gì khi vợ ngoại tình?
Trongcuộc sống, một vài người phụ nữ thấy mình như trúng số độc đắc khi có một ngườimẹ chồng luôn yêu thương con dâu như chính con đẻ của mình. Tuy nhiên, sự thậtlà không phải ai cũng may mắn như vậy. Trong bài viết dưới đây, độc giả của tờHuffPost Divorce sẽ chia sẻ về những hành động ‘khó ưa” của mẹ chồng mà họ cảmthấy đáng sợ nhất.1. Mẹ chồng luôn áp đặt tôn giáo của bà vào con dâu
Cô Deborah chia sẻ: “’Mẹ chồng cũ của tôi luôn muốn những kỳ nghỉ phải theophong tục của bà. Khi tôi hỏi lý do thì bà đáp rằng trách nhiệm của người phụ nữlà xây dựng tổ ấm và còn cho rằng tôi chẳng hề nhớ việc tổ chức lễ Giáng sinh,và không quên trách móc tôi chẳng phải một tín đồ trung thành.”
2. Bà hoàn toàn chẳng tế nhị chút nào
“Mẹ chồng của tôi đã nói với tôi với giọng điệu vô cùng khiêu khích rằng:“Nancy à, con chẳng béo lắm đâu, chỉ là hơi bị thấp thôi.’ ‘Mẹ quý mến con hơnKathleen (cũng là con dâu của bà) vì mũi con nhỏ hơn.’’ Và ‘Nancy à, Bobby(chồng cũ của tôi và cũng là con trai mẹ) có ghét bỏ mẹ không? Con biết là mẹchẳng ưa gì nó mà.” - Nancy phàn nàn.
3. Mẹ chồng chỉ trích con dâu vì không nấu cơm cho chồng
Cô Wendi chia sẻ “ Sau 22 năm chung sống, tôi về nhà và thấy một tờ giấy nhớtrong phòng tắm của chồng nhắn rằng anh ta sẽ rời đi trước khi tôi về đến nhà.Sau khi cố gắng không gọi được cho anh ta tôi đã nghĩ rằng mình sẽ gọi cho mẹanh ấy, kết quả là bà đã rầy la rằng lý do là vì tôi không chịu nấu bữa tôi chochồng (sự thật là tôi có nấu, nhưng anh ta thường xuyên về quá muộn để ăn cơmtối cùng cả nhà). Tôi cố gắng để chiếc chiếc điện thoại cách tai mình cả chục cmmà vẫn nghe rõ tiếng rầy la của bà. Bà chỉ chăm chăm chú ý đến con trai của mìnhmà chẳng hề bận tâm tới các cháu của bà. Chúng mới chính là người cần được quantâm nhất.”
4. Mẹ chồng luôn nhắc về vợ cũ của con trai mình
“Trước khi kết hôn với tôi, chồng cũ của tôi đã có một đời vợ. Mẹ của anh tavẫn treo ảnh đám cưới của họ ngay trong phòng khách. Khi tôi hỏi lý do thì bànói rằng “Cả gia đình biết cô ta trước tôi và luôn coi cô ta như một thành viêntrong nhà. Bà ấy thậm chí còn hỏi tôi rằng cô ta thật đẹp đúng không? Suốt thờigian tôi sống ở đó, mẹ chồng của tôi luôn quả quyết rằng con dâu cũ của bà đóngmột vai trò quan trọng trong gia đình bà. Thật khỏi phải nói, sau khi chúng tôichia tay, anh ta tiếp tục cưới một người phụ nữ khác. Thật hấp dẫn nhỉ?” CôTiffany tâm sự.
 |
Ảnh minh họa |
5. Mẹ chồng chỉ trích con dâu qua facetime
Cô Elizabeth chia sẻ: “Mẹ chồng cũ của tôi chính là nhân tố khiến chồng tôiluôn bảo thủ rằng anh ta không bao giờ mắc sai lầm. Khi chúng tôi phải trải quanhững thử thách trong đời sống hôn nhân, bà đã khuyên chồng tôi qua Facetimerằng anh chẳng làm gì sai cả. Kết quả là anh ta cho rằng mình thật sự chẳng cótội tình gì và mọi việc đều cho một người- là tôi- gây ra.”’
6. Mẹ chồng huênh hoang về việc muốn giành quyền nuôi cháu
“Khi tôi đang mang thai đứa con đầu lòng, mẹ chồng tôi đã phũ phàng nói rằngbà muốn được chăm sóc con tôi mỗi cuối tuần và bà cũng sẽ là người giúp đỡ vàdạy dỗ con dâu. Giờ đây, sau 8 năm ly hôn, bà thậm chí chẳng làm được điều gìcho chúng tôi. Bà chỉ khoe trương như vậy thôi!” Jaime tâm sự.
7. Mẹ chồng muốn được gọi là “này mẹ”
“Mẹ chồng tôi phàn nàn vì bị gọi là “bà” khi chúng tôi và chồng còn đang hẹnhò. Khi chúng tôi đính hôn, bà gọi tôi lại và nói rằng chúng tôi không nên gọilà bà nữa vì nó quá khách sáo. Tôi đã gợi ý sẽ gọi bà bằng tên thân mật thì bàlại nói rằng bà không muốn gọi như vậy còn tôi thì vẫn chưa quen gọi họ là bốmẹ. Trong khi đó, bà lại tự giới thiệu với anh chị và bạn bè của mình bằng tênthân mật vì thế tôi cũng theo thói quen gọi bà như vậy. Vậy mà bà lại phàn nànvới chồng tôi rằng tôi không tôn trọng bà. Sau khi thảo luận, bà muốn tôi gọi bàlà “mẹ của chồng” hoặc “này mẹ”, và tôi đành ngậm ngùi gọi như vậy tới ngàychúng tôi ly hôn.” Cô Jill phân trần.
8. Bà là người phân biệt chủng tộc
“Chính mẹ chồng tôi đã xúi chồng ly hôn với tôi vì tôi không thể có con. Bàcũng tỏ ra không muốn có một người con dâu da màu và phân biệt chủng tộc. Sau 2năm ly hôn, tôi vẫn thấy ấm ức vì chúng tôi đã không được ủng hộ.”’ Cô Charlottetỏ ra bức xúc.
9. Mẹ chồng tôi cổ súy chuyện ly hôn
Meagan buồn bã chia sẻ: “Chẳng nghi ngờ gì khi mẹ chồng tôi là một trongnhững nguyên nhân khiến chúng tôi chia tay. Khi chồng tôi nói rằng anh ta muốnly hôn, bà ấy thậm chí chẳng do dự mà ngay lập tức ủng hộ. Bà cho rằng chồng tôimuốn ly hôn vì tôi quyết định đi học trở lại và không làm công việc tẻ nhạt theoý của bà. Bà luôn muốn kiểm soát con trai mình và không chịu hiểu việc con traiđã lớn và cần có một gia đình riêng.”
10. Mẹ chồng thường tới nhà tôi mà không hề báo trước
“Bố mẹ chồng tôi sống cách nhà tôi vài con phố và bà thường xuyên tự ý mangcon cún của mình vào trong nhà tôi mà không báo trước. May thay là bà chưa bắtgặp chúng tôi trong những hoàn cảnh không nên thấy nhưng chẳng phải bà nên báotrước khi tới sao? Tệ hơn là chồng cũ của tôi lại không muốn thay đổi mã số cửanhà.” Cô Heather chán nản.
11. Mẹ chồng đã khiến tôi gặp ác mộng …theo nghĩa đen
“’Khi tôi mang thai đứa đầu, mẹ chồng tôi cố gắng áp đặt mọi thứ cho tôi đếnnỗi tôi đã từng gặp ác mộng rằng bà bắt cóc con mình. Khi chồng cũ của tôi nóichuyện, bà đã khóc và cho rằng nếu không có bà thì tôi cũng chẳng thể có con.Tôi đoán rằng sự có mặt của tôi cũng chẳng cần thiết nữa.” Cô Patty chia sẻ.
Huyền Nguyễn
" alt="Con dâu Tây tố những hành động 'khó ưa' của mẹ chồng"/>
Con dâu Tây tố những hành động 'khó ưa' của mẹ chồng


Anh Tim không dám gọi điện cho mẹ lâu vì sợ bị hỏi chuyện yêu đương, lấy vợ.
Tương tự Anh Tim, Nguyễn Bảo Trân (24 tuổi), một cô gái chỉ mới tốt nghiệp đại học và đi làm khoảng một năm, cũng liên tục bị bố mẹ nhắc nhở chuyện yêu đương khi về nhà ăn Tết.
Sau thời gian làm việc tại TP.HCM, Trân trở về Hà Nội đoàn viên cùng gia đình, vui vẻ kể về công việc và những thành tựu mà mình đạt được nơi đất khách.
Nhưng trái với kỳ vọng của Trân, bố mẹ cô không mấy hào hứng. Cả nhà khuyên cô nên trở về làm việc gần nhà và nhanh chóng lấy chồng để “ổn định”.
“Dịp cuối năm sum họp gia đình, mình chỉ muốn bố mẹ nhìn nhận thành quả đi làm của bản thân. Nhưng mẹ mình lại nói ‘con gái bươn chải để làm gì, sớm hẹn hò rồi lấy chồng cho nhàn thân’. Mình cảm giác với bố mẹ, những cố gắng của mình không bằng một đứa con trai từ đâu rơi xuống”, Trân tâm sự.
Sau nhiều lần nghe bố mẹ, người thân hỏi sâu về chuyện tình cảm, Trân quyết định kiếm lý do để ra đường vui chơi. Cô liên tục hẹn bạn bè đi cafe, mua sắm,... chỉ về nhà vào các bữa cơm hoặc khi giờ đã muộn.
“Mẹ không thẳng thừng giục mình phải lấy chồng sớm, nhưng hay nói bóng gió hoặc giới thiệu cho mình con trai của một số người quen. Mình mới ra trường, đi làm một thời gian ngắn, nghe chuyện lập gia đình thật sự rất áp lực”, Trân cho hay.
 |
Những câu hỏi dồn dập về việc hẹn hò, cưới xin ngày Tết khiến người trẻ mệt mỏi. Ảnh: Phạm Thắng. |
Phải làm thế nào?
Tháng 5/2020, Quyết định số 588 phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030" nhấn mạnh việc khuyến khích nam, nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi.
Theo đó, quyết định chỉ ra cần hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ hôn nhân và gia đình: Phát triển các câu lạc bộ kết bạn trăm năm, hỗ trợ nam, nữ thanh niên kết bạn; tư vấn sức khỏe trước khi kết hôn; khuyến khích nam, nữ kết hôn trước 30 tuổi, không kết hôn muộn và sớm sinh con, phụ nữ sinh con thứ hai trước 35 tuổi…
Quyết định nêu trên mới được phê duyệt vào năm 2020, thế nhưng tâm lý muốn con cái sớm lập gia đình, sinh con đẻ cái từ lâu đã ăn sâu vào tư tưởng của rất nhiều bậc phụ huynh lớn tuổi.
 |
Khánh Linh áp lực khi bị bố mẹ giục giã yêu đương. |
“Nhìn con nhà người ta đã yên ổn gia thất, nhìn sang con mình mà xót hết cả ruột”, đó là lời giục giã quen thuộc mà bố thường nói với Nguyễn Khánh Linh (23 tuổi, huyện Mê Linh, Hà Nội).
Cận kề Tết Nguyên đán, Linh càng nghe nhiều hơn những lời nhắc nhở như vậy. Cô hứa rằng năm 27 tuổi sẽ lấy chồng, thế nhưng vẫn không đủ khiến bố mẹ yên tâm.
“Mình không ế, thậm chí có khá nhiều người theo đuổi. Nhưng cũng chính vì vậy mà bố mẹ cho rằng mình chỉ yêu cho vui, không nghiêm túc nên càng lo lắng hơn”, Linh cho biết.
Trên Channel News Asia, nhà tâm lý học lâm sàng Vyda S Chai của Think Psychological Services (Singapore), cho biết người trẻ có thể đối mặt với những tình huống khó xử khi gặp mặt phụ huynh, họ hàng vào ngày Tết, đặc biệt khi liên quan đến chuyện tình yêu cá nhân.
Những câu hỏi từ người lớn khiến người trẻ không mấy vui vẻ, nhưng rất khó để né tránh hoặc kiểm soát cảm xúc của mình.
Tuy vậy, vẫn có một số cách giúp các bạn trẻ có thể đề phòng, ứng xử.
Gặp mặt ngắn hơn:
Theo bà Chai, người trẻ không nên "trốn" những buổi ăn uống, gặp mặt bởi điều này có thể khiến các mối quan hệ gia đình trở nên tồi tệ. Nhưng thay vào đó, họ có thể lên kế hoạch về việc mình sẽ tham gia buổi tiệc trong bao lâu. Những cuộc gặp ngắn sẽ phần nào giúp bạn tránh được các câu hỏi quá sâu về đời sống riêng tư.
Thiết lập ranh giới:
Theo chuyên gia tâm lý, nếu bạn không muốn bố mẹ, người thân gây áp lực về việc kết hôn, hãy nói ra điều này một cách rõ ràng, phải phép.
“Khi bạn thiết lập trước ranh giới cho riêng mình, bạn sẽ dễ dàng nói ‘không’ khi ai đó đặt ra câu hỏi nhạy cảm. Ví dụ, khi một người họ hàng hỏi bạn về vấn đề hôn nhân, bạn có thể tự tin từ chối trả lời bởi trước đó đã vạch ra ranh giới”, bà nói.
Nếu người thân vẫn phớt lờ?
Bà Chai cũng lưu ý việc đặt ra ranh giới với phụ huynh sẽ đi đôi với hậu quả. Một số người lớn vẫn sẽ kiên quyết hỏi đến cùng về chuyện hôn nhân, không dừng lại mặc cho bạn né tránh.
“Những lúc như thế, hãy đứng lên và tìm cách rời khỏi phòng một cách lễ phép”, bà khuyên.
Theo bà, sự rời đi lịch sự nhưng kiên quyết sẽ giúp bạn thể hiện thái độ của mình. Tuy nhiên, biện pháp này cần sử dụng đúng lúc, đúng chỗ. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, mỗi người cần nghĩ ra cách linh hoạt để rời bỏ cuộc hội thoại.
 |
Việc né tránh những câu hỏi khó xử của bố mẹ, họ hàng vào ngày Tết là điều không dễ. Ảnh: Phạm Thắng. |
Duy trì khoảng cách mối quan hệ
Bà Chai cho biết trong một số trường hợp, việc ít chia sẻ, kể chuyện với người thân, họ hàng sẽ giúp bạn tránh được những câu hỏi đào sâu vào cuộc sống riêng tư.
Chiến thuật gìn giữ hòa bình
Một cách khác để xoa dịu các tình huống khó xử là đánh lạc hướng và thay đổi chủ đề.
Ví dụ, khi gặp phải câu hỏi không muốn trả lời, bạn hãy nói sang một chuyện khác hoặc khen món ăn ngon. Ngoài ra, bạn cũng có thể rủ các thành viên trong gia đình sang một phòng khác để chơi bài, hát karaoke hoặc đứng lên giúp đỡ ai đó làm việc.
Hành động này sẽ làm người hỏi hiểu được lời nói của mình không được hoan nghênh.
Quản lý kỳ vọng
Sau cùng, dù đã làm cách nào, bạn cũng cần thừa nhận rằng có một số thành viên trong gia đình mình không thể thay đổi quan điểm. Họ vẫn sẽ đặt các câu hỏi gây khó, thúc giục chuyện yêu đương hoặc yêu cầu con mình kết hôn.
Bạn nên chấp nhận người thân mình như vậy. Tuy nhiên, chấp nhận không có nghĩa là nghe theo, đồng tình.
“Bạn sẽ không thể kiểm soát người thân, nhưng bạn có thể kiểm soát mức độ ảnh hưởng của họ đối với tương lai của mình. Bạn có thể lắng nghe lời khuyên của cha mẹ, tham khảo điều đó cho quyết định riêng”, bà Chai cho hay.
Theo Zing

Tết 'xê dịch', đón giao thừa bên lửa trại giữa rừng, kể chuyện xưa
Sau một năm lang thang trên những đồi hoang, rừng vắng, ông chốt lại chuyến đi bằng đêm giao thừa ăn gà nướng, uống rượu vang bên lửa trại.
" alt="Tết về nhà, ngại nhất bố mẹ giục yêu đương"/>
Tết về nhà, ngại nhất bố mẹ giục yêu đương
Mới cưới một ngày, Nam đã hờn dỗi và đuổi tôi ra phòng khách để ngủ. Không ai nghĩ kết hôn được một ngày mà vợ chồng tôi đã âm thầm ly thân.Thời sinh viên, tôi đã từng yêu Tuấn. Anh học trên tôi một khóa, rất hoạt bát và có nhiều tài lẻ. Tình yêu chúng tôi thật đẹp với nhiều lời hứa hẹn sau khi ra trường sẽ ổn định cuộc sống và tính chuyện vợ chồng.
Vì yêu Tuấn thật lòng và tin tưởng anh tuyệt đối nên tôi đã sẵn sàng hiến dâng thứ quý giá nhất của người con gái cho anh. Vậy mà, khi anh ra trường và về quê xin việc còn tôi ở lại tiếp tục học tập để hoàn thiện nốt năm cuối của khóa học, tôi đã mất liên lạc hoàn toàn với anh.
Cho đến một thời gian sau, tôi mới nhận được tin nhắn muốn chia tay của anh. Lúc ấy, tôi đau đớn và tuyệt vọng vô cùng! Phải vất vả lắm tôi mới cố gắng vượt qua nỗi đau tình cảm để có thể cầm tấm bằng cử nhân ra trường.
Tôi may mắn xin dạy được hợp đồng ở một trường cấp hai. Hơn một năm gắn bó với nghề giáo, tôi dần vơi đi nỗi buồn cùng người đàn ông bạc bẽo ngày xưa. Rồi tôi quen và yêu Nam, một người đàn ông đĩnh đạc, điểm trai, ít nói và có nhận thức.
Chính anh là người đàn ông một lần nữa cứu tôi ra khỏi mớ hỗn độn với nỗi đau quá khứ. Tôi thầm cám ơn anh đã giúp tôi trưởng thành và mạnh mẽ hơn sau tình yêu đổ vỡ.
Và dù anh là người đến sau nhưng tình cảm tôi dành cho anh luôn chân thành. Thậm chí tôi không còn nghĩ đến việc tiếp tục học cao học để lấy tấm bằng thạc sỹ mà ở lại trường dạy hợp đồng với đồng lương ít ỏi.

|
Khoảng thời gian hai năm ở bên nhau, Nam quan tâm và yêu thương tôi hết lòng. (Ảnh minh họa) |
Khoảng thời gian hai năm ở bên nhau, Nam quan tâm và yêu thương tôi hết lòng. Anh khác với Tuấn khi không bao giờ đòi hỏi tôi phải cung phụng vật chất hay thậm chí chưa một lần dám động chạm vào cơ thể tôi.
Nam bảo với tôi rằng người con gái luôn cần được tôi trọng và phải luôn được bảo vệ đến phút cuối. Lúc ấy, bản thân tôi cảm thấy được an ủi vô cùng. Tôi chỉ nghĩ đơn giản một người có nhận thức và hiểu biết như Nam chắc sẽ không giờ chấp nhặt quá khứ với một người con gái đã không còn trong trắng như tôi.
Rồi cũng đến ngày vui của hai đứa, ai cũng chúc mừng tôi và Nam cuối cùng cũng thành đôi. Mọi người đều chúc cho chúng tôi luôn hạnh phúc như hôm nay. Đêm tân hôn, tôi hồi hộp ngồi chờ Nam trong phòng.
Nam lựng khựng bước vào phòng, anh ôm chặt lấy tôi và âu yếm. Anh bảo bạn bè anh ai cũng khen tôi xinh đẹp và thông minh. Anh nhìn tôi rồi nói nhiều câu thề thốt chung thủy làm tôi thấy xúc động.
Nhưng nghiệt ngã làm sao khi sau những ân ái mặn nồng, Nam liền xô tôi ngã xuống nền nhà cùng những lời nói miệt thị và khinh bỉ. Anh gọi tôi một cách đầy xúc phạm là "c.đ".
Tôi cúi mặt im lặng vơ vội áo quần mặc vào vì tôi hiểu đơn giản thái độ và cách hành xử của Nam như vậy bởi anh phát hiện ra tôi không còn trong trắng như anh nghĩ. Đêm tân hôn ngọt ngào trở thành đêm địa ngục đầu tiên của tôi.
Mới cưới một ngày, Nam đã hờn dỗi và đuổi tôi ra phòng khách để ngủ. Không ai nghĩ kết hôn được một ngày mà tôi và Nam đã âm thầm ly thân nhau.
Có lần, bạn bè của anh đến chơi rồi vô tình hỏi tôi sao lấy nhau lâu mà chưa thấy bầu bí. Lúc ấy tôi ậm ừ còn Nam lại hất mặt lên nói với đám bạn anh rằng nếu tôi có con cũng là con của thằng khác. Tôi nhìn mọi người rồi cúi đầu ái ngại xấu hổ vô cùng.
Đêm hôm ấy, Nam đi ra ngoài nhậu về lại say. Chồng mới cưới đã ra tay tát tôi hai cái vào mặt. Tôi khóc nhưng lại đứng im để chồng muốn làm gì thì làm. Tôi biết lỗi hôm nay là do tôi gây ra. Tôi chỉ giận Nam vì Nam là người đàn ông có nhận thức hiện đại. Tại sao lại không thể chấp nhận sự thật về một cô gái dù không còn trinh trắng nhưng lại yêu anh hết lòng và sẵn sàng hy sinh tất cả vì anh?
Tôi đau đớn và buồn bã trong tuyệt vọng. Cả cuộc đời này tôi không thể sống mãi với cuộc hôn nhân chung nhà không chung giường với chồng được. Tôi cũng không đủ sức gồng gánh những lời miệt thị và xúc phạm của Nam thêm nữa. Tôi cũng có lòng tự trọng, chỉ vì không còn trong trắng lại có thể cứ hằng ngày mặc sức gọi tôi như vậy?
Tôi đã cố nuốt nước mắt rồi viết đơn ly hôn chỉ sau bảy tháng kết hôn với Nam rồi ra tòa và kết thúc cuộc hôn nhân này. Tôi về lại nhà mẹ đẻ, xin nghỉ dạy ở trường để dồn tất cả tâm huyết, hi vọng để tiếp tục theo học cao học và lấy bằng thạc sỹ.
Gần ba năm học tập tích cực, tôi đã dần vơi đi nỗi đau của cuộc hôn nhân đổ vỡ. Tôi đã có được tấm bằng thạc sỹ loại giỏi trong tay rồi may mắn nộp hồ sơ và được nhận vào dạy ở một trường chuyên của thành phố. Thời gian giảng dạy, tôi hay tin Nam đã lấy vợ nhưng lại bị vợ cắm sừng. Tôi cũng buồn cho Nam.
Giờ đây, tôi chỉ muốn lao vào làm việc một cách hăng say nhất. Nhưng đôi khi nhìn người khác vui vầy bên chồng con, tôi lại cảm thấy cô đơn lạc lõng. Bao giờ tôi mới có thể tìm được người thực sự yêu thương và chấp nhận quá khứ của mình đây?
(Theo Tri thức trẻ)
" alt="Mới cưới một ngày, vợ chồng tôi đã âm thầm ly thân"/>
Mới cưới một ngày, vợ chồng tôi đã âm thầm ly thân