>>Sốt clip cầu hôn bằng dàn ĐT di động
>>Tiết lộ thông tin 'sốc' về nhà máy Foxconn tại Thành Đô
>>iPhone 5/4S sẽ chạy được cả GSM và CDMA
>>Motorola ra mắt Droid X2 lõi kép
Đọc kỹ câu hỏi
Lỗi kinh điển nhất nhiều thí sinh mắc phải là không đọc kỹ câu hỏi mà trường đại học đó đã đưa ra. Do đó, trước khi viết bài luận, thí sinh cần đọc kỹ đề bài mà trường đại học đó đã đặt ra cho mình.
Hãy suy nghĩ về những gì trường đại học hy vọng từ ứng viên, ví dụ: “Vì sao bạn lại lựa chọn trường”, “Bạn mong muốn điều gì ở ngôi trường này”, “Bạn có thể cống hiến được những gì cho trường”,…
Jake Cole, một chuyên gia giáo dục Mỹ cho biết: “Bạn có thể viết một bài luận đáng kinh ngạc với đầy đủ những minh chứng hoàn hảo về trí thông minh và niềm đam mê của mình, nhưng nếu nó không trả lời được những câu hỏi mà ngôi trường này đặt ra thì bài luận đó cũng không có nhiều giá trị”.
Gây ấn tượng cho ban tuyển sinh
Ngoài các thông tin về điểm số và các hoạt động ngoại khóa, bài luận chính là phương tiện giúp ban tuyển sinh “đọc” được con người ứng viên. Đó là lý do tại sao ứng viên cần phải tìm ra chính xác những gì bản thân mong muốn họ biết được về mình trước khi chọn chủ đề bài luận.
Bên cạnh đó, mỗi mùa “apply”, ban tuyển sinh sẽ phải đọc hàng trăm bài luận khác nhau. Để tăng cơ hội trúng tuyển, bài luận của thí sinh phải thực sự nổi bật, nhưng đừng nên cố màu mè hay sử dụng vốn từ vựng quá rộng.
Hãy sử dụng ngôn từ một cách khôn ngoan và chín chắn. Đừng bao giờ sử dụng những từ ngữ mà bạn sẽ không bao giờ sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày để chứng minh cho luận điểm của mình.
Để tăng cơ hội trúng tuyển, bài luận của thí sinh phải thực sự nổi bật, nhưng đừng nên cố màu mè hay sử dụng vốn từ vựng quá rộng.
Thể hiện khả năng của bản thân
Hãy cung cấp cho nhà tuyển sinh cái nhìn tổng quan về cách bạn sẽ ứng dụng các kỹ năng, phẩm chất cá nhân để phát triển mạnh mẽ trong trường đại học. Bài luận cần thuyết phục các trường về việc bạn có kỹ năng học tập để thúc đẩy bản thân và làm việc chăm chỉ.
Bên cạnh đó, toàn bộ các luận điểm của bài luận phải khiến hội đồng tuyển sinh có thể biết và hiểu tính cách của bạn. Vì vậy, hãy làm cho nó mang tính cá nhân. Bằng cách nào đó, bạn có thể làm cho câu chuyện của mình trở nên dễ hiểu, nó sẽ đáng nhớ hơn rất nhiều.
Xin ý kiến mọi người xung quanh
Đừng ngại nhờ những người xung quanh xem bài luận, nhất là khi bạn đã suy nghĩ trong thời gian dài. Bạn sẽ rất khó phát hiện ra những lỗi sai hay điểm chưa hợp lý. Hãy cố gắng hoàn chỉnh bài luận bằng việc hỏi ý kiến những người bạn cảm thấy phù hợp, ví dụ như những bậc tiền bối hay các thầy cô có kinh nghiệm.
Học hỏi kinh nghiệm của người khác sẽ giúp bài luận của bạn trở nên hoàn hảo hơn rất nhiều. Luôn lấy thật nhiều những ý kiến để đảm bảo rằng nội dung bài luận đang là phiên bản tốt nhất.
Hiệu đính
Hiệu đính là một quá trình phức tạp. Có nhiều thứ khác nhau bạn cần phải để tâm đến, ví dụ như: Bài luận có chặt chẽ không? Bài có cấu trúc đúng không? Bài đã đúng chính tả chưa? Văn phong đã ổn chưa?,…Các chi tiết này đều quan trọng như nội dung của bài luận.
Việc làm đúng những điều này sẽ giúp ban tuyển sinh thấy được bạn rất nghiêm túc với bài luận. Ngược lại, nếu không hiệu đính, và để bài luận có những lỗi sai vụn vặt không đáng có sẽ thể hiện rằng bạn không thực sự quan tâm và cũng không có sự đầu tư cho bài luận.
Thời Vũ(Theo College Xpress)
Giành được học bổng hơn 6,6 tỷ đồng trong 4 năm đến Mỹ, nhưng Ngọc Anh nói em từng khá lo khi hồ sơ không có thành tích này, giải thưởng kia. Điều em thuyết phục hội đồng tuyển sinh là chứng minh được ‘mình là người thế nào’.
" alt=""/>Cách viết bài luận để giành được học bổng du họcLàm nổi bật kinh nghiệm
Những người lao động lớn tuổi có thể lôi kéo sự chú ý vào kinh nghiệm lâu năm và đa dạng mà họ sở hữu. Có thể nói là hàng thập kỷ kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả vấn đề quản lý, đối nhân xử thế. Đó là những thứ mà người lao động trẻ tuổi có ít hơn. Vậy hãy làm nổi bật kinh nghiệm và năng lực mũi nhọn trong CV và suốt quá trình phỏng vấn xin việc.
Tuy vậy, trong CV, bạn nên giới hạn phần liệt kê sự nghiệp, chỉ để lại những giai đoạn nổi bật nhất, sẽ giúp giảm bớt cảm giác “quá già”. Khi viết sơ yếu lý lịch và thư xin việc, không cần phải đề cập mọi công việc bạn từng làm. Chỉ viết ra các vị trí gần đây nhất. Nếu bạn đã học đại học, chỉ cần liệt kê bằng cấp, không cần nói rõ năm tốt nghiệp.
Làm nổi bật các kỹ năng
Hãy nghĩ về những kỹ năng, phẩm chất - kết quả của nhiều năm kinh nghiệm. Lập danh sách tất cả các kỹ năng bạn có, cả ở trong lẫn ngoài công việc. Sau đó, nhìn vào công việc mà bạn quan tâm, khoanh tròn bất cứ kỹ năng nào mà bạn cảm thấy phù hợp với yêu cầu công việc. Đặc biệt chú ý đến những kỹ năng có thể hữu ích cho hầu hết mọi công việc, ví dụ giao tiếp và quản lý. Hoặc những phẩm chất như nhẫn nại, độ lượng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra: những ứng viên trên 50 tuổi thường đặc biệt đáng tin, có xu hướng cẩn trọng, kỹ lưỡng, và kiên nhẫn. Họ cũng có khả năng lãnh đạo mạnh mẽ.
Cân nhắc phát triển những kỹ năng mới
Hãy xem xét bất kỳ kỹ năng nào cần thiết cho công việc. Dành thời gian để phát triển những kỹ năng mà bạn đang thiếu hoặc đã lâu không sử dụng. Ví dụ, nếu công việc trong lĩnh vực mà bạn quan tâm yêu cầu có kiến thức về công nghệ thông tin, hãy cân nhắc đi học một khóa tin học. Có rất nhiều khóa học online miễn phí cho các kỹ năng khác nhau, đặc biệt là về công nghệ.
Mạng lưới quan hệ nghề nghiệp
Kể cả khi bạn đã có mạng lưới quan hệ đáng kể trong ngành, bạn luôn có thể tạo thêm. Cân nhắc việc tham gia (hoặc quay lại) một tổ chức chuyên nghiệp trong lĩnh vực của mình. Trò chuyện với bạn bè, gia đình về việc bạn đang tìm kiếm công việc. Đừng ngại liên lạc và chia sẻ với mọi người, vì đó là cách hiệu quả để dẫn đến các mối quan hệ nghề nghiệp.
Nghe theo đam mê
Khi bạn đang trở lại với guồng quay sự nghiệp lần thứ 2, đừng bỏ qua cơ hội làm việc vì đam mê. Có lẽ bạn luôn muốn làm việc với trẻ con - nếu vậy, tìm một vị trí cô nuôi dạy trẻ hoặc tạp vụ, đầu bếp trường học. Nếu bạn có sở thích làm mộc - hãy thử làm thợ hoàn thiện nội thất hoặc giám sát sản phẩm. Hãy nghĩ thật kỹ những điều mà bạn muốn làm với giai đoạn này của cuộc đời, và nghe theo đam mê để có tình yêu công việc!
Cập nhật CV và thư xin việc
Một cách để vượt qua định kiến tuổi tác là thể hiện khả năng hòa nhập. Đảm bảo rằng cách hành văn về kỹ năng và thành tích sử dụng từ vựng hiện đại.
Thư xin việc cũng rất quan trọng. Đừng bỏ qua mẹo thể hiện bản thân qua thư xin việc.
Hơn ai hết, bạn đủ kinh nghiệm để có thể nhìn ra vấn đề của một doanh nghiệp và phô bày được kỹ năng bù đắp vấn đề là cách tiếp thị bản thân hiệu quả nhất.
Cập nhật hình ảnh chuyên nghiệp của bạn
Để cải thiện định kiến của nhà tuyển dụng, bạn có thể “trẻ hóa” ngoại hình trong quá trình tìm việc. Có thể là nhuộm lại tóc, mặc một bộ đồ vừa vặn, thanh lịch, và trang điểm phù hợp.
Thái độ trong cuộc phỏng vấn xin việc
Sẽ có những nhà tuyển dụng đặt vấn đề e ngại về khả năng hòa nhập cũng như đáp ứng công việc. Hãy dự đoán những câu hỏi này và có những câu trả lời lạc quan, không phòng thủ. Những bí quyết trả lời phỏng vấn có sẵn trên CareerBuilder có thể hữu ích, bao gồm cách biến trải nghiệm thành vốn quý, trang phục nên chọn, và cách giữ thái độ tích cực khi gặp câu hỏi khó.
Cân nhắc thay đổi nghề nghiệp
Không nên nhất định chỉ chọn ngành nghề đã gắn bó lâu nay nếu cảm thấy cơ hội không nhiều. Và cũng làm quen với khả năng: nếu chuyển đổi nghề nghiệp, mức thu nhập của bạn có thể không được như trong giai đoạn bạn đang đương nhiệm.
Nhận trợ giúp tìm kiếm việc làm
Nếu bạn đang gặp khó khăn về định hướng tìm kiếm việc làm của mình, hãy thử tìm gợi ý trong tính năng Lộ trình sự nghiệp của CareerBuilder. Mặt khác, hãy chú ý đến những thông tin tuyển dụng quảng cáo rằng họ coi trọng kinh nghiệm sống. Trong chiến lược tuyển dụng, nhiều công ty sẽ thẳng thắn hướng đến các ứng viên trẻ, nhưng một số công ty khác thì không.
Đừng bỏ cuộc
Tìm kiếm việc làm thường không phải lúc nào cũng dễ dàng, bất kể bạn bao nhiêu tuổi. Nếu tuổi tác đang cản trở việc tìm kiếm việc làm, hy vọng các gợi ý trên đây của CareerBuilder sẽ giúp bạn giải quyết tình hình. Có thể mất một khoảng thời gian để tìm được việc làm, nhưng sẽ có những nhà tuyển dụng hiểu giá trị của một người lao động lớn tuổi có sự trưởng thành, kinh nghiệm sống và kỹ năng.
(Nguồn: CareerBuilder)
" alt=""/>Chiến lược tìm việc làm cho người lớn tuổi