Chiếc máy tính bảng kỳ dị này còn đi kèm với một chiếc bút giúp ghi lại thông tin lên màn hình cảm ứng.
Microsoft khai tử Kinect,áttriểnmáytínhbảngkỳdịcóthểgậpđôtin an ninh thứ tương tự lại khiến iPhone X "cháy hàng"Microsoft phát triển máy tính bảng kỳ dị có thể gập đôi


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Kuwait vs Oman, 1h15 ngày 26/3: Khó cho khách -
Liên quan tới việc con bị cô giáo đánh trầy xước, phụ huynh yêu cầu bồi thường 100 triệu đồng, bà Đinh Thị Anh Đào, Hiệu trưởng cho hay, sau khi phụ huynh đến trường phản ánh về sự việc cháu P. bị đánh, giáo viên (cô V.) đã thừa nhận hành vi đánh bé. Bà Đào và cô V. đến nhà phụ huynh để xin nhưng lúc đó, phụ huynh đang bận việc không tiếp. Cô giáo đánh con, phụ huynh thoả thuận bồi thường 19 triệu, sau đòi lên 100 triệuPhụ huynh yêu cầu nhà trường bồi thường 100 triệu đồng vì con bị cô giáo đánh trầy xước, bầm tím Sau đó, bà Đào nhận được bản tường trình về sự việc và đơn xin nghỉ việc của cô V. gửi ở bảo vệ. Lúc này cô V đã về quê, phía nhà trường cũng không liên lạc được với cô. Nhiều lần trường cử người đi thăm bé P. nhưng phụ huynh đi vắng. Cuộc gặp giữa trường và phụ huynh vì vậy mà bị hoãn tới ngày 2/1/2019.
Tại cuộc gặp ngày 2/1/2019, ông D. đề nghị trường thanh toán 900.000 đồng tiền thăm khám của bé P. và phạt cô V. 10 triệu đồng, cho thời hạn 20 ngày (đến ngày 22/1), nếu không sẽ khởi kiện cô V. và cả bà Đào.
Bà Đào đề nghị phụ huynh bỏ qua cho cô V. nhưng ông D. không đồng ý. Sau buổi gặp, ông D. đã ra văn phòng ký nhận 900.000 đồng.
Bà Đào liên lạc với cô V. trao đổi về nội dung của phụ huynh yêu cầu. Sau đó cô V. có báo lại đã điện thoại cho ông D. nhưng ông không tiếp chuyện mà nói có gì gặp cô Đào vì đã làm việc với cô Đào.Đến ngày 23/1, trường nhận được đơn tố cáo do ông D. gửi đến các cơ quan chức năng.
Mới đây nhất, bà Đinh Thị Anh Đào tiếp tục có tường trình về sự việc này. Theo bà Đào, sau khi ông D. không gặp và nhận 10 triệu đồng (là số tiền tự ông D. đưa ra phạt cô V.) ông đã nhắn tin hẹn gặp bà để nói chuyện vào ngày 23/12. Tuy nhiên do nhà trường có lịch nên bà Đào đã hẹn ông D. vào ngày khác. Ông Dũng từ chối và sáng ngày 23/12 đã gửi đơn tới các cơ quan chức năng.
Bà Đào cho hay, ngày 25/1, nhà trường đã nhận được thông báo của Phòng GD-ĐT tới ngày 28/1 lên để giải quyết sự việc.
Chiều cùng ngày bà Đào và chủ đầu tư đã lên phòng giáo dục nhưng ông D. lại không có mặt nên buổi làm việc dời sang ngày 31/1. Trong buổi làm việc này, Phòng GD-ĐT thông báo, theo Nghị định 138, Trường Mầm non Tây Thạnh 2 sẽ bị phạt số tiền thấp nhất là 5 triệu và cao nhất là 10 triệu.
Do thời gian ngày cận tết, nhà trường không muốn làm ảnh hưởng tới ai, nên bà Đào nhờ một cô giáo gọi điện xin phụ huynh 1 cuộc hẹn để trường đến thăm bé và gặp gia đình để thương lượng.
Đúng hẹn (ngày 30/1), nhà trường tới nhà ông D. gửi ít quà cho bé P. và xin lỗi gia đình. Nhà trường cũng đề nghị ông D. đưa ra ý kiến có hướng giải quyết để kết thúc vấn đề trước Tết. Ông D. nói bà Đào suy nghĩ, xem cách giải quyết nào phù hợp thì trả lời ông và ông sẽ không kiện nữa. Cuối cùng mẹ bé P. (vợ ông D.) đưa ra mức thỏa thuận là 15 triệu (10 triệu đặt cọc luật sư, 5 triệu chi phí giao dịch) nhưng ông D. không có ý kiến gì. Lãnh đạo nhà trường ra về và hẹn thu xếp xong sẽ trả lời ngày 31/1.Chủ đầu tư thống nhất mức tiền bồi thường này. Sau đó, lãnh đạo nhà trường đến nhà, có chuẩn bị tiền để gửi gia đình nhằm thể hiện thiện chí kết thúc vấn đề, nhưng ông D. lại đưa ra mức bồi thường là 24 triệu đồng (10 triệu đặt cọc luật sư, 10% hủy hợp đồng là 4 triệu, 5 triệu giao dịch, 1 triệu khám sức khỏe, 5 triệu gửi lại các nơi ông D. đã đi gửi đơn và rút đơn).
"Tôi rất bất ngờ về đề nghị trên và cũng không có sẵn tiền nên đề nghị ông D. xem lại. Sau khi thương lượng ông D. chốt số tiền là 19 triệu đồng. Tôi đề nghị cho tôi về chuyển khoản vì không mang đủ số tiền này nhưng ông D. không đồng ý và nói nếu trước 14h đem tiền đến thì ông sẽ rút đơn, nếu không thì nhà trường và ông sẽ đồng hành trong thời gian tới, ông sẽ đi đến cùng".
"Với số tiền đó, tôi không có khả năng tự giải quyết nên hẹn để chúng tôi về thu xếp và có hỏi nếu thu xếp được thì gửi tiền như thế nào. Ông D. nói, cô đem tiền để trên bàn, ông nhận được sẽ tự giải quyết việc còn lại".
Sau khi về trường bà Đào bàn bạc với ban giám hiệu và dự định đi rút tiền nhưng ông D. hoặc vợ ông phải ký nhận vào phiếu chi.
Lúc này Phòng GD-ĐT có gọi điện nhắc nhở về cuộc họp ở Phòng và hỏi về việc thu xếp như thế nào. Phòng GD-ĐT có nói thương lượng là việc giữa nhà trường và phụ huynh, nhưng phải hợp lý và có sự chứng kiến của Phòng để báo cáo sự việc.
Theo bà Đào, tại cuộc họp ở Phòng GD-ĐT quận Bình Tân diễn ra vào chiều 31/1, bà cùng chủ đầu tư và ông D, có tới cuộc họp của Phòng. Trong cuộc họp ông D. đòi bồi thường 100 triệu đồng và xin về sớm vì bận việc. Quá bức xúc với phụ huynh chủ đầu tư đã có phát biểu không đồng ý, do đó cuộc hòa giải không thành.
Ông D. nói gì về việc bồi thường này, chúng tôi sẽ thông tin sớm tới độc giả
Lê Huyền
Phụ huynh đòi trường bồi thường 100 triệu vì con bị trầy xước
- Một phụ huynh ở TP.HCM đã yêu cầu nhà trường phải bồi thường 100 triệu đồng vì con 3 tuổi bị bầm tím, trầy xước nhưng cách giải quyết của nhà trường lại không tới nơi tới chốn.
"> -
Những điều cha mẹ cần dạy con ngay từ khi còn nhỏTôn trọng người khác là một phẩm chất quan trọng trẻ cần được dạy từ nhỏ, bao gồm việc tôn trọng những trẻ khác cũng như mọi người ở các độ tuổi, giới tính khác nhau.
Rút kinh nghiệm từ sai lầm của người khác là một điều hay. Việc tự học hỏi từ chính những thất bại của mình cũng rất quan trọng. Cha mẹ hãy giúp con không sợ thất bại hay mắc lỗi bằng cách không quát mắng, than phiền mà động viên và hỗ trợ trẻ nếu chúng thực sự cần.
Đôi khi, cha mẹ có thể nổi giận vì con không đạt điểm cao như mong đợi. Tuy nhiên, điểm cao không đồng nghĩa với việc trẻ có một nền tảng kiến thức tốt. Cha mẹ nên dạy con rằng kiến thức là điều đáng coi trọng hơn.
Trở thành bạn của con không phải là chuyện dễ dàng, đặc biệt nếu trẻ đã có nhiều bạn bè. Đừng quá nghiêm khắc với con. Cha mẹ hãy cho con thấy mình đáng tin cậy và nên tránh gào thét, “lên lớp” với trẻ.
Một số bố mẹ thể hiện sự tôn trọng giáo viên hay những người khác hơn con mình. Đây có thể là lý do khiến trẻ cảm thấy bất an và không dám đứng lên bảo vệ chính mình. Hãy giải thích với con rằng tôn trọng người khác là quan trọng nhưng bảo vệ quan điểm của mình cũng rất cần thiết.
Trẻ luôn nghĩ rằng việc được bạn bè chấp nhận, khâm phục là điều rất quan trọng. Chúng thường cố gắng hết sức để đạt được điều đó. Cha mẹ hãy dùng ví dụ của chính mình để cho trẻ thấy rằng thành thật và trở thành người đáng tôn trọng còn giá trị hơn việc được tham gia vào một hội nhóm nào đó nhưng làm những chuyện vô bổ.
Hãy dạy con biết nói không nếu cha mẹ muốn con trở thành người mạnh mẽ chứ không phải kẻ luôn phục tùng mọi mệnh lệnh của người khác. Biết nói “không” với những điều không cần thiết sẽ hữu ích cho con sau này.
Thúy Nga (Theo Brightside)
10 sai lầm dạy con khiến cha mẹ hối tiếc
Cha mẹ nên tránh lặp lại những sai lầm trong cách dạy con để không phải hối tiếc.
"> -
Hậu duệ hoàng đế Napoleon đang làm gì, ở đâu?Người đầu tiên cần nhắc đến là cháu 7 đời của Napoleon Bonaparte – người sẽ lên ngôi vua nếu Pháp còn giữ chế độ quân chủ, Jean-Christophe Napoleon.
Tên đầy đủ trên hồ sơ LinkedIn của hoàng tử 33 tuổi là Jean-Christophe Naponeon Bonaparte. Anh là con trai của hoàng tử Charles Napoleon và công chúa Béatrice. Họ ly hôn nhau 2 tháng trước sinh nhật lần thứ 3 của Jean-Christophe. Jean-Christophe Naponeon thực ra là cháu 7 đời của em trai út hoàng đế Napoleon I – vua xứ Westphalia. Nếu tính theo họ mẹ, anh là hậu duệ của vua Louis 15 của Pháp.
Chàng trai này từng nhận bằng MBA của Trường Kinh doanh Harvard vào tháng 5/2017.
Thuộc dòng dõi hoàng gia, không có gì ngạc nhiên khi anh thông thạo nhiều ngoại ngữ và được theo học ở những ngôi trường danh giá nhất thế giới. Jean-Christophe thành thạo tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha.
Trước khi học Thạc sĩ ở Harvard, anh theo học ở Lycée Saint Dominique, lấy bằng tú tài và bằng danh dự về Khoa học và Toán học từ năm 2001 đến năm 2004. Từ năm 2004 đến năm 2006, anh học Kinh tế và Toán học tại Học viện Prive de Préparation aux Etudes Superieures (IPESUP) ở Paris. Sau đó, Jean-Christophe lại lấy bằng Thạc sĩ quản lý ở Trường Quản lý HEC (Paris) vào năm 2011.
Hiện anh đang làm việc cho ngân hàng đầu tư Morgan Stanley tại New York và vẫn còn độc thân. Anh cũng làm việc cho một công ty tư nhân khác ở London.
Charles Joseph Bonaparte - người sáng lập FBI
Người tiếp theo là Charles Joseph Bonaparte – cháu trai của em trai Napoleon, người sáng lập FBI – cơ quan điều tra liên bang của Mỹ.
Sinh ra ở Baltimore, Maryland, là cháu trai của Jérôme Bonaparte – em trai út của hoàng đế Napoleon I, Charles từng là Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ, rồi sau đó là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Trong suốt thời gian nắm giữ vị trí này, ông đã thành lập Cục Điều tra mà sau đó đã phát triển và mở rộng thành Cục Điều tra Liên bang (FBI).
Ông cũng là cựu sinh viên Harvard, nhưng hậu duệ người Mỹ này không được coi là một phần của gia tộc và chưa từng sử dụng bất kỳ danh hiệu nào.
René Auberjonois - một diễn viên
Một con cháu khác trong dòng tộc Napoleon là René Auberjonois – hậu duệ của Caroline Bonaparte (em gái Napoleon) và chồng bà là Joachim Murat. Ông Murat là một chỉ huy kỵ binh trong các cuộc chiến của Napoleon và sau đó trở thành vua xứ Napoli.
René hiện đang là một diễn viên và từng tham gia các phim như: Mash, Star Trek: Deep Space Nine and Benson (nhờ đó mà anh từng được đề cử giải Emmy).
Nguyễn Thảo (tổng hợp)
Vị lưỡng quốc trạng nguyên nào hiện còn hậu duệ ở Hàn Quốc?
Ông là một trong số những vị trạng nguyên kiệt xuất nhất sử Việt. Sinh thời, khi đi sứ đã lấy một người vợ người Cao Ly, hiện vẫn còn hậu duệ ở Hàn Quốc.
">