Bê bối dữ liệu Cambridge Analytica của Facebook | Tổng Giám đốc Facebook Mark Zuckerberg tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ. Ảnh: Getty Images |
Tháng 6/2014,ữngsựkiệnđìnhđámlàngcôngnghệnăhuỳnh hiểu minh nhà nghiên cứu Aleksandr Kogan của Đại học Cambridge phát triển ứng dụng trắc nghiệm tính cách con người trên Facebook. Khoảng 270.000 người cài đặt ứng dụng này. Tuy nhiên, Kogan đã tiếp cận dữ liệu của không chỉ người cài đặt mà còn từ bạn bè của họ. Ứng dụng lưu thông tin trong cơ sở dữ liệu mà không xóa đi. Sau đó, Kogan cung cấp cơ sở dữ liệu chứa thông tin của 87 triệu người dùng Facebook cho một công ty tư vấn chính trị có tên Cambridge Analytica. Cambridge Analytica lại có quan hệ mật thiết với các cố vấn và người ủng hộ ứng cử viên Tổng thống Mỹ 2016 lúc bấy giờ là ông Donald Trump. Công ty này sử dụng dữ liệu có được để lập “đồ họa tâm lý” của cử tri và làm quảng cáo mục tiêu hướng đến họ nhằm ủng hộ chiến dịch tranh cử của ông Trump. Bê bối chấn động khiến Cambridge Analytica phải đóng cửa, trong khi Facebook bị chỉ trích khắp thế giới, bị phạt tại Anh và bị các nhà chức trách khắp thế giới tăng cường giám sát. Uy tín của Mark Zuckerberg giảm đi không ít, nhiều người kêu gọi anh từ chức Tổng Giám đốc. Chính phủ các nước liên tiếp đòi Zuckerberg phải ra điều trần. Google nhận án phạt kỷ lục 5 tỷ USD vì Android | Google nhận án phạt kỷ lục 5 tỷ USD tại EU vì lạm dụng Android. Ảnh: BI Graphics |
Tháng 7/2018, Google nhận án phạt 5 tỷ USD vì dùng sự phổ biến của hệ điều hành Android để buộc các nhà sản xuất điện thoại phải cài trước ứng dụng Google trên thiết bị của họ. Khoản phạt là kết quả của cuộc điều tra kéo dài 3 năm của cơ quan quản lý chống độc quyền châu Âu. Ủy viên châu Âu phụ trách cạnh tranh Margrethe Vestager khẳng định: “Google đã sử dụng Android như một công cụ để đổ bê tông cho thế độc quyền của công cụ Google tìm kiếm. Hành vi này đã dập tắt mọi cơ hội nghiên cứu và đột phá cũng như cạnh tranh một cách lành mạnh của các đối thủ”. Elon Musk mất chức Chủ tịch Tesla vì “vạ miệng” | Elon Musk mất chức Chủ tịch Tesla “vạ miệng”. Ảnh: Reuters |
Elon Musk vẫn được xem là “thiên tài nổi loạn” của làng công nghệ thế giới. Trong năm 2018, sáng lập viên hãng xe điện Tesla tự tạo ra không ít sóng gió. Ông hoạt động khá mạnh mẽ trên mạng xã hội, tích cực chia sẻ trên Twitter và cũng bị “vạ miệng” vì thói quen này. Cụ thể, tháng 7/2018, đội bóng “Lợn rừng” của Thái Lan bị mắc kẹt trong hang động, nhiều nỗ lực giải cứu được huy động. Elon Musk đề nghị đưa tàu ngầm của Tesla tham gia nhưng không được đồng ý. Tỷ phú này đã gọi một thợ lặn chê bai ý tưởng của mình là kẻ “ấu dâm”. Sau khi bị phản ứng, Musk phải lên tiếng xin lỗi người này. Tháng 8/2018, ông lại viết lên Twitter: “Đang cân nhắc biến Tesla thành công ty tư nhân với mức 420 USD/cổ phiếu. Đã tìm được nguồn đầu tư”. Ngay sau đó, Ủy ban Chứng khoán và Hối đoái Mỹ đã kiện Musk vì đưa ra phát ngôn “sai sự thật và gây nhầm lẫn”, với lí do rất có thể Musk tung tin chỉ nhằm mục đích gây ấn tượng với bạn gái. Ngay lập tức, Musk phải trả SEC 20 triệu USD tiền phạt và từ chức Chủ tịch Tesla. Facebook bị tấn công, 50 triệu người dùng bị ảnh hưởng | Người dùng kêu gọi xóa Facebook sau hàng loạt bê bối dữ liệu. Ảnh: Shutterstock |
|