时间:2025-02-24 22:21:31 来源:NEWS 作者:Thế giới 阅读:508次
Trong làng hài miền Bắc,ễnviênhàiChiếnThắngCáhình nhân đỏ nam diễn viên hài Chiến Thắng là một trong những gương mặt quen thuộc ở nhiều tiểu phẩm, đĩa hài. Anh được khán giả yêu mến bởi chất hài mộc mạc, giọng nói đặc trưng. Chiến Thắng thừa nhận từ ngày lên chức bố lần thứ 4, anh chạy show nhiều hơn vì kinh tế cả gia đình đều do một tay anh gánh vác.
Nghệ sĩ hài Chiến Thắng trong một sự kiện gần đây
Trong một lần trò chuyện, Chiến Thắng bật mí chuyện cát-xê đi diễn hài của mình, việc sau này nếu không trở thành diễn viên, anh sẽ chọn lựa một nghề khác.
Tôi không nghĩ mình bắt đầu sự nghiệp muộn
- Ở tuổi 44, anh đánh giá như thế nào về sự nghiệp diễn xuất của mình?
Tôi nghĩ điều này do khán giả xem và đánh giá thì chuẩn hơn. Mỗi người có một cách cảm nhận khác nhau. Nhưng với cá nhân tôi, tôi tự đánh giá sự nghiệp của mình hiện tại tạm ổn. Thực ra trong cuộc sống không có gì là giới hạn nhưng mình biết hài lòng với những gì mình có thì mọi chuyện sẽ phát triển theo định hướng của mình.
- Anh có nghĩ mình bắt đầu sự nghiệp muộn?
Tôi không cho là muộn vì cơ hội là trời ban, còn cái cơ duyên là mình nắm bắt được nó ở thời điểm nào thì mình chộp lấy nó lúc đó. Trên thế giới nhiều ngôi sao nổi tiếng ở thời điểm tuổi tác không còn trẻ nhưng họ vẫn được khán giả ca ngợi, thần tượng. Tôi nghĩ "thời không đợi tuổi". Bạn có thể phát triển sự nghiệp của mình từ khi còn rất trẻ, thậm chí lúc bé thơ. Hoặc bạn cũng có thể bắt đầu thăng hoa sự nghiệp khi tuổi đã ngoài 40 cũng chẳng vấn đề. Quan trọng là bạn phát triển công việc của mình ra sao, có giữ được cái "lửa" với nghề hay không mà thôi.
Chiến Thắng chỉ đạo một cảnh diễn
- Cát-xê hiện tại của anh ra sao?
Chuyện cát-xê là một điều tế nhị với bất kỳ người nghệ sĩ nào. Có lẽ chẳng ai muốn công khai điều này trên mặt báo. Thực ra cát-xê trong mỗi show diễn cũng không bao giờ cố định được, vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Người nghệ sĩ có thể "hét" cát-xê nếu họ phải lao tâm khổ tứ, mất nhiều thời gian công sức cho buổi trình diễn đó. Nhưng có khi với những show diễn quyên góp tiền từ thiện thì chẳng lấy một đồng thù lao cũng là điều dễ hiểu. Hiện tại, tôi chạy show nhiều, nhưng phải sắp xếp thời gian để tập luyện và tham gia. Mỗi show cũng đủ nuôi vợ con và gia đình cả tháng.
- Giữa chuyện tình cảm và thù lao, anh coi trọng vấn đề nào hơn?
Với tôi, 2 vấn đề đó ngang nhau, nhưng tình cảm thì nhỉnh hơn một chút
Phim hài miền Bắc gặp khó trong khâu kịch bản
- Anh nhận thấy dòng phim hài miền Bắc đang gặp những khó khăn gì?
Thực ra theo tôi khâu yếu nhất chính là kịch bản. Nếu có một kịch bản hay, người nghệ sĩ sẽ diễn thăng hoa, khán giả sẽ hứng thú theo dõi. Kịch bản nếu lặp lại nhiều yếu tố cũ, không gây cười hoặc chọc cười một cách gượng gạo thì dù người nghệ sĩ có diễn tốt, nhập vai tới đâu cũng bằng thừa.
Chiến Thắng bên cạnh một tác phẩm anh đang vẽ
- Nếu không đóng phim, anh sẽ chọn lựa nghề nghiệp gì khác?
Điều này chắc nhiều người hâm mộ tôi sẽ đoán ra được. Vì trên trang cá nhân, tôi thường xuyên thể hiện tài lẻ này. Đó là việc tôi thích vẽ tranh. Lúc nào không phải đi diễn, tôi thường dành thời gian để vẽ những bức tranh đồng quê. Tôi vẽ tặng anh em bạn bè thôi, trang trí cả trong nhà mình nữa. Tôi thích ngắm những thành quả nghệ thuật mình bỏ thời gian, đam mê vào đó. Vậy nên nếu không đóng phim, tôi sẽ chọn họa sĩ làm nghề mình theo đuổi.
- Ước mơ nghề nghiệp của anh ngày còn trẻ là gì?
Đó chính là trở thành một họa sĩ. Đấy là lý do vì sao tôi thích vẽ tranh trong những lúc rảnh rỗi đến vậy.
- Anh có thể chia sẻ về cuộc sống gia đình và con trai nhỏ của mình được không?
Hiện tại cuộc sống gia đình tôi rất hạnh phúc khi có thêm con. Đi đâu, làm gì, tôi cũng chỉ nghĩ và nhớ về con! Nói vậy chứ các bạn đừng hiểu lầm là tôi không nghĩ tới vợ nhé. Bà xã tôi là một người chịu thương chịu khó. Vậy nên tôi rất yên tâm vì mọi việc trong gia đình cô ấy rất chu đáo, tôi có thể yên tâm chạy show. Còn về cu Bin (PV: tên thường ngày con trai của Chiến Thắng), bé rất bụ bẫm đáng yêu. Tôi thường chụp ảnh con trong cuộc sống thường ngày đăng lên Facebook để bạn bè, khán giả được biết. Mọi người cũng khen bé, đọc những dòng bình luận tôi thấy rất vui. Có con trở thành động lực để tôi cố gắng chăm chỉ đi diễn nhiều hơn.
Nam nghệ sĩ hài bên con trai út
- Vợ chồng anh có ý định sẽ có thêm thành viên trong tương lai hay không?
Tôi nghĩ chắc là thôi, vì cũng có đủ nếp đủ tẻ cả rồi. Tôi đã có 4 cháu, các cháu cũng yêu thương nhau. Cu Bin được chị rất quý, hay chơi với em.
Theo Dân Việt
Đi hát, danh hài Chiến Thắng nhận cát -xê 1,3 tỷ đồng
Chiến Thắng cho hay, ngoài việc diễn hài, năm 2018 anh có hợp đồng hát trong phim ca nhạc với số tiền 1,3 tỷ đồng.
TS Stuart hướng dẫn các học viên chuẩn bị các dụng cụ thí nghiệm từ những nguyên liệu đơn giản. Ảnh: Lê Văn.
Đó là buổi chia sẻ chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy của TS Stuart Kohlhagen, nguyên là giám đốc Khoa học và học tập của Trung tâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia Australia. Những người tham dự chủ yếu là giảng viên, học viên sau đại học và sinh viên của Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội.
Buổi chia sẻ nặng tính chuyên môn về nội dung phương pháp sư phạm lại trở nên vô cùng sôi động với những thí nghiệm nho nhỏ, đơn giản song rất thú vị dành cho những người tham gia.
Thay vì giới thiệu về phương pháp của mình thông qua những slide trên máy chiếu như thông thường, vị tiến sĩ đến từ Australia mở ba lô lấy ra hàng loạt những "dụng cụ thí nghiệm" của mình.
Hầu hết là những thứ người ta có thể mua ở bất cứ cửa hàng tạp hóa nào: Chiếc cốc nhựa uống nước dùng một lần, cuộn chỉ sợi to, băng keo, kéo, dao cắt giấy,…
Ông Stuart cho biết, ông sử dụng những nguyên liệu đơn giản này để dạy nhiều chủ đề khoa học cho học sinh. Và vị tiến sĩ đã thực hành ngay tại lớp.
Để giới thiệu những nguyên lý quang học, ông Stuart đã yêu cầu các học viên tự tay chuẩn bị những chiếc cốc được bịt một đầu bằng giấy bạc còn một đầu bằng giấy thường rồi đục một lỗ nhỏ trên tờ giấy bạc.
Tiếp đó, ông Stuart cầm trên tay chiếc đèn màu đỏ, màu xanh lá và màu xanh lam lần lượt chiếu để các học viên nhìn thông qua chiếc lỗ nhỏ trên miếng giấy bạc bịt ở miệng cốc. Học viên sẽ tự so sánh sự khác biệt khi ông thay đổi vị trí đèn, tự đặt câu hỏi và tự trả lời.
Hầu hết những người tham gia buổi chia sẻ chuyên môn đều thích thú thực hiện thí nghiệm do ông Stuart đưa ra.
Ông Stuart cho biết, việc sử dụng những nguyên liệu đơn giản kết hợp với những tìm tòi khám phá mang tính mở nhằm mục tiêu thu hút cũng như thách thức những bộ óc trẻ là cốt lõi của phương pháp giảng dạy mang tính tương tác mà ông muốn chia sẻ.
Với phương pháp này, học sinh không chỉ học tốt hơn những môn khoa học mang tính học thuật như Toán, Vật lí, Hóa học, Công nghệ, Kỹ thuật… mà còn giúp học sinh trang bị những kỹ năng quan trọng như kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo và phản biện.
"Ở trung tâm của chúng tôi có một khẩu hiệu rất nổi tiếng, đó là, nếu bạn nghe thì bạn dễ quên, bạn nhìn thì bạn có thể nhớ còn bạn làm thì bạn sẽ thực sự hiểu" - ông Stuart nói.
Các học viên trải nghiệm trực tiếp phương pháp giảng dạy mang tính tương tác mà TS Stuart chia sẻ. Ảnh: Lê Văn.
Theo vị tiến sĩ đến từ Australia, điểm quan trọng của phương pháp dạy mang tính tương tác này là hướng tới trang bị kỹ năng cho học sinh thông qua việc thu hút các em tham gia vào cùng suy nghĩ và giải quyết một vấn đề hay tình huống đặt ra chứ không nhấn mạnh vào cơ sở vật chất.
Những thí nghiệm đơn giản vẫn có thể kích thích trí tò mò, sáng tạo và tư duy phản biện của học sinh mang đến cho chúng những kỹ năng cần thiết trong suốt cuộc đời của các em sau này.
Từ đó, ông Stuart cho rằng, các chính phủ nên đầu tư vào giáo viên để họ chắc chắn và tự tin đứng lớp dạy các em thay vì đầu tư trang thiết bị công nghệ mà chỉ 1-2 năm sau sẽ lạc hậu.
"Đầu tư vào con người sẽ mang lại lợi ích lâu dài hơn" - TS Stuart khẳng định. Đây cũng là mục đích của chuyến chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của ông Stuart lần này.
Lê Văn
" alt="Tiến sĩ Tây chỉ cách dạy học sinh trải nghiệm sáng tạo" />
Sinh viên tham gia ngày hội việc làm do trường tổ chức để tìm kiếm cơ hội việc làm. Ảnh: Lê Văn.
Trong khi đó, Công ty Gỗ Việt tìm tới Ngày hội việc làm để tuyển 10 vị trí nhân sự ngành thiết kế nội thất cũng gặp tình trạng tương tự.
Đại diện công ty này cho biết, mức lương công ty đưa ra cho vị trí nhân sự đang cần tuyển là 7-10 triệu, mức lương không thấp với cử nhân mới ra trường, tuy nhiên, các em liên tục nhảy việc khiến công ty luôn phải tìm người mới bổ sung.
Ông Lê Ngọc Hoàn, Trưởng Ban xúc tiến tuyển sinh và việc làm, Trường ĐH Lâm Nghiệp cho biết, ngành công nghệ chế biến gỗ và thiết kế nội thất là 2 trong số những ngành "hot" nhất đang được đào tạo tại trường.
"90% sinh viên ra trường thuộc 2 ngành này đều có việc ngay từ những tháng đầu tiên" - ông Hoàn thông tin. “Vì vậy, số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành này từ Trường ĐH Lâm nghiệp gần như không đáp ứng được nhu cầu đang rất lớn của cầu của các nhà tuyển dụng”.
Trường đóng ngành đào tạo nếu sinh viên khó tìm việc làm
Trao đổi vớiVietNamNet, ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Lâm nghiệp Hà Nội cho biết, bên cạnh những ngành có tỉ lệ tìm được việc làm cao, hiện cũng có những ngành sinh viên ra trường khó tìm được việc như ngành khoa học môi trường hay ngành công nghệ sinh học.
Vì vậy, gần đây, Trường ĐH Lâm nghiệp đã xác định lại chiến lược phát triển. Đối với những ngành ngành tuyển sinh kém, tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm thấp thì nhà trường đã loại ra khỏi chương trình đào tạo và chấp nhận đào tạo lại giảng viên trong thời gian 1 năm để sang dạy ngành xã hội đang có nhu cầu.
Theo ông Tuấn, trong thời gian 1 năm, giảng viên được học 7-8 mô đun tương đương 20 tín chỉ do giảng viên của một trường có kinh nghiệm chuyên về lĩnh vực này giảng dạy.
Sau đó, từng giảng viên được phân công môn học nào thì được cử về trường đó tham gia giảng dạy trong 1 học kỳ dưới góc độ giảng viên tập sự. Hoàn thành khóa đào tạo, giảng viên về viết bài giảng để chuẩn bị bài dạy tại nhà trường.
Đồng thời, nhận thấy nhiều ngành dù không phải thế mạnh của trường nhưng khả năng sinh viên tốt nghiệp có việc làm cao nên Nhà trường đã mở để đào tạo, ví như ngành: chăn nuôi, thú ý, công tác xã hội, quản trị kinh doanh du lịch và lữ hành…
Bên cạnh việc thay đổi chương trình và ngành đào tạo, Trường ĐH Lâm nghiệp cũng tăng cường việc gắn kết với doanh nghiệp để tăng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên.
"Từ năm 2016 lãnh đạo Nhà trường quyết định tổ chức “Ngày hội việc làm” cho sinh viên. Năm ngoái, thông qua ngày hội này đã có 230 sinh viên kí hợp đồng sơ bộ với các công ty tuyển dụng. Năm nay, với 43 doanh nghiệp, dự kiến khoảng 500-600 sinh viên được tuyển dụng ngay tại ngày hội việc làm lần này" - ông Tuấn cho hay.
Lê Văn
" alt="'Hot' như kỹ sư lâm nghiệp: Tuyển hơn 1 năm không tìm được người" />