Giá trị Bitcoin tăng trở lại sau đợt giảm giá ngày 11/1. Ảnh: Coindesk.
Đồng Bitcoin từng áp sát mốc 42.000 USD vào ngày 8/1. Các chuyên gia giải thích nguyên nhân chủ yếu khiến giá Bitcoin lao dốc ngày 11/1 là áp lực chốt lời vào cuối tuần sau nhiều ngày tăng dựng đứng.
Từ tháng 11/2020, Bitcoin đã tăng giá mạnh, vượt mức kỷ lục vào tháng 12/2020 rồi lần lượt đạt các mốc 25.000 USD, 30.000 USD, 35.000 USD và gần chạm ngưỡng 42.000 USD. Tuy nhiên trước khi đạt 35.000 USD, đồng tiền này cũng trải qua một ngày thách thức tâm lý nhà đầu tư với mức giảm gần 20%.
Các nhà quan sát cho rằng giới đầu tư đổ tiền vào Bitcoin do nguồn cung tiền tăng vọt trên toàn cầu. Chính sách kích thích kinh tế, nới lỏng định lượng nhằm đối phó dịch bệnh của các quốc gia khiến nhiều đồng tiền hợp pháp mất giá. Dù vậy, giá trị biến động bất thường của Bitcoin khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng.
Trả lời CNN, ông Michael Hartnett, chiến lược gia đầu tư tại Bank of America Securities cho rằng Bitcoin là "mẹ của mọi bong bóng".
"Đồng tiền này đã tăng giá khoảng 1.000% trong 2 năm qua. Đáng nói, mức tăng đó lớn hơn nhiều những bong bóng từng xuất hiện vài thập kỷ trước", ông nhận định. Nhiều nhà đầu tư Phố Wall cũng cảnh báo việc Bitcoin tăng nóng là dấu hiệu của cơn "cuồng đầu cơ", từng xuất hiện hồi 2017.
![]() |
Giá trị Bitcoin có nhiều biến động trong tuần này. Ảnh: Coin Telegraph. |
Trên Twitter, “cá mập” Mark Cuban của Shark Tankngày 11/1 đã so sánh giao dịch tiền mã hóa với bong bóng Dot-com vào cuối thập niên 1990 - hiện tượng cổ phiếu các công ty công nghệ, nhất là công ty Internet, được đầu cơ và đẩy giá lên cao trước khi vỡ vào năm 2001.
“Theo dõi giao dịch tiền mã hóa giống như bong bóng chứng khoán trên Internet… Tôi nghĩ BTC (Bitcoin), ETH (Ethereum) hay một số tiền mã hóa khác sẽ phát triển sau khi bong bóng vỡ giống Amazon, eBay và Priceline, trong khi những tiền mã hóa khác sẽ biến mất”, Cuban nhận định.
Cơ quan Quản lý Tài chính Vương quốc Anh (FCA) đã cảnh báo người mua tiền mã hóa nên sẵn sàng cho khả năng mất hết tài sản đầu tư.
“FCA nắm bắt thông tin một số doanh nghiệp đang đầu tư vào các loại tiền mã hóa, cung cấp dịch vụ cho vay, đầu tư với hứa hẹn lợi nhuận cao”, FCA cho rằng nếu đầu tư vào những loại sản phẩm này, người tiêu dùng nên sẵn sàng cho khả năng mất hết tiền.
Theo Zing
Mọi người bắt đầu để ý đến Maren Altman, khi nhà chiêm tinh trẻ này cảnh báo về một đợt giảm giá Bitcoin vào ngày 11/1. Và quả thực, Bitcoin đã giảm tới 21% hôm đó, chặn đà tăng liên tục từ đầu tháng 12.
" alt=""/>Bitcoin lại sắp chạm 38.000 USDQuyết định không chia sẻ dữ liệu của Ant Group khiến cho công ty này khốn đốn. Ảnh: Reuters
Một trong những điểm khiến Ant Group bị đưa vào tầm ngắm là lợi thế cạnh tranh bằng dữ liệu, mà các nhà quản lý cho rằng không công bằng đối với các đơn vị cho vay nhỏ, và thậm chí cả với các ngân hàng lớn. Lượng dữ liệu khách hàng này được Ant Group thu thập trong nhiều năm qua ứng dụng thanh toán Alipay.
Khi Ant hiểu quá rõ người dùng
Với hơn một tỷ người dùng, Alipay có đủ dữ liệu để biết rõ về thói quen chi tiền, hành vi vay vốn cũng như lịch sử vay, thanh toán của họ.
Nhờ có lượng dữ liệu đó, Ant đã mở rộng thị trường cho vay lên tới hơn nửa tỷ khách hàng, và liên kết với khoảng 100 ngân hàng thương mại để có dòng vốn. Khi ấy, các ngân hàng vẫn phải chịu rủi ro nếu khách hàng vỡ nợ, trong khi Ant thu lợi khi làm trung gian.
Mô hình này được các nhà quản lý tại Trung Quốc đánh giá là không công bằng, và yêu cầu Ant phải thay đổi.
Không chỉ đứng trước rủi ro bị quản lý hoạt động cho vay như một ngân hàng, đồng nghĩa với tự tìm nguồn vốn cho khách hàng vay, Ant còn có thể bị siết chặt về lượng dữ liệu họ đang quản lý.
![]() |
Dữ liệu của người dùng Ant Group là thứ "tài sản" quý, bị nhắm tới. Ảnh: AP |
Một trong những kế hoạch được đề xuất là yêu cầu Ant cung cấp thông tin cho hệ thống chấm điểm tín dụng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Lựa chọn khác là Ant phải chia sẻ thông tin khách hàng cho đối tác đánh giá tín dụng, cũng nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.
“Vấn đề chính ở đây là làm thế nào quản lý việc độc quyền dữ liệu”, Wall Street Journal dẫn lời một thành viên của hội đồng chống độc quyền chính phủ Trung Quốc.
Đến nay, vẫn chưa rõ chính quyền sẽ yêu cầu Ant chia sẻ toàn bộ hay chỉ một phần dữ liệu, và nếu chỉ một phần thì có bao gồm dữ liệu mật về độ tin cậy của từng khách hàng hay không.
“Công khai lịch sử và điểm đánh giá tín dụng là một điều tốt. Nó giúp hoạt động cho vạy cạnh tranh hơn, tránh tình trạng vay vốn quá sức”, Martin Chorzempa, nhà nghiên cứu về chính sách tài chính công nghệ Trung Quốc chia sẻ.
Tham vọng của cơ quan quản lý
Nhiều năm qua, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cố gắng xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng như điểm FICO được sử dụng ở Mỹ. Hệ thống này sẽ giúp những đơn vị cho vay phân tích rủi ro nhanh hơn, và có thể đánh giá cả công ty lẫn cá nhân.
Đây là một trong những nỗ lực số hóa chính phủ của Trung Quốc.
Bản thân Jack Ma cũng có nhiều biện pháp để hỗ trợ chính phủ Trung Quốc. Dữ liệu của Alibaba từng được dùng để truy bắt tội phạm, nhận dạng người bất đồng. Ứng dụng Alipay cũng có tính năng truy vết, giúp Trung Quốc kiểm soát dịch Covid-19 nhanh hơn.
Tuy nhiên, nhà sáng lập Ant cũng nhiều lần bày tỏ sự phản đối khi các nhà quản lý muốn sử dụng dữ liệu tín dụng cá nhân mà Ant sở hữu.
Năm 2015, Ant bắt đầu đưa ra hệ thống riêng tính điểm tín dụng, gọi là Zhima Credit. Hệ thống này chấm điểm cả những cá nhân, doanh nghiệp nhỏ chưa từng vay tiền ở dâu trong hệ thống ngân hàng.
![]() |
Phát biểu của Jack Ma vào tháng 10/2020 cũng là một nguyên nhân khiến Ant Group gặp rắc rối. Ảnh: EPA |
Vào năm 2018, ngân hàng trung ương Trung Quốc mở công ty thống kê điểm tín dụng cá nhân có tên Baihang Credit. Ant, Tencent Holdings cùng 6 doanh nghiệp khác được mời trở thành cổ đông thiểu số của Baihang Credit. Cổ đông lớn nhất là Hiệp hội tài chính Internet quốc gia, nằm dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.
Kế hoạch ban đầu là Ant và các công ty khác sẽ cùng đóng góp vào kho dữ liệu người dùng chung, được các tổ chức tài chính trên toàn Trung Quốc sử dụng. Tuy nhiên, kế hoạch này đã đổ bể.
Ant từ chối cung cấp dữ liệu người dùng, thứ mà họ cho là mấu chốt cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, tham vọng của Zhima Credit cũng bị thu lại. Chương trình này giờ đây về cơ bản là một chương trình ưu đãi khách hàng trung thành, với những phần quà như tặng sạc điện thoại, xe đạp cho người có điểm tín dụng cao.
Bản thân Jack Ma cũng vướng vào những rắc rối sau một bài phát biểu vào cuối tháng 10. Tại hội nghị thương mại ở Thượng Hải, ông chỉ trích cách quản lý tài chính của Trung Quốc. Trong bài phát biểu dài 21 phút, ông cho rằng mối lo ngại của hệ thống tài chính Trung Quốc không phải rủi ro hệ thống.
Ông chỉ trích các nhà quản lý "chỉ tập trung vào rủi ro mà bỏ qua sự phát triển". Tỷ phú Ma cũng cáo buộc các ngân hàng lớn nuôi dưỡng "tâm lý tiệm cầm đồ". Ông Ma cho rằng điều đó đã làm tổn thương nhiều doanh nhân.
Sau bài phát biểu đó, sóng gió đến với Ant khi các nhà quản lý siết chặt công ty này. Theo nguồn tin của Wall Street Journal, trong cuộc họp vào đầu tháng 11/2020, Jack Ma đề nghị chính phủ “có thể lấy bất cứ thứ gì cần thiết từ Ant”.
![]() |
Ant Group đang bị hạn chế, buộc phải giảm quy mô ở nhiều hoạt động tín dụng. Ảnh: Reuters |
Vào cuối tháng 12/2020, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đưa ra lộ trình để Ant tái cấu trúc mô hình kinh doanh, trong đó yêu cầu công ty này phải được cấp phép trước khi tham gia thị trường tín dụng.
Trong thông báo của mình, Phó thống đốc ngân hàng chỉ trích Ant vì đã “không tuân thủ các quy định”.
Vài tuần gần đây, Ant đã buộc phải giảm quy mô hoạt động, hạ thấp mức tín dụng với người dùng cá nhân và gỡ bỏ các sản phẩm tài chính đang bị soi.
Từ thời điểm vụ IPO bị hủy vào đầu tháng 11, giá trị của Ant đã tụt từ mức 859 tỷ USD xuống còn dưới 600 tỷ USD vào cuối năm 2020. Alibaba, công ty hiện sở hữu khoảng 1/3 số cổ phần của Ant cũng chịu ảnh hưởng khi cổ phiếu đã mất 2% trong năm nay.
(Theo Zing)
Trước khi nghỉ hưu vào năm 2019, Jack Ma đã chọn được người thay thế mình lãnh đạo Alibaba. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều cái tên khác có thể đảm nhận vị trí này.
" alt=""/>'Tài sản' khiến Jack Ma khốn đốnTrong cuộc phỏng vấn với anh trai kiêm đại diện của MidOne, người này cho biết em trai chia tay với Secret do kiệt sứcvà cần một khoảng thời gian để nghỉ ngơi. Anh trai của MidOne cũng khẳng định đôi bên vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp và không có bất cứ mâu thuẫn nào với Secret.
Quan trọng hơn, người này còn cho biết MidOne có thể sẽ trở lại đấu trường Dota 2chuyên nghiệp với tư cách player của một team Đông Nam Á. Nhưng đã gần 20 ngày trôi qua, fan hâm mộ vẫn chưa được nghe thêm bất cứ thông tin nào từ cựu player của Secret.
Vào ngày 15/11 vừa qua, LGD Gaming công bố kế hoạch hồi sinh thương hiệu LGD International bằng một đội hình hoàn toàn mới tại khu vực ĐNÁ. Trước khi LGD.Int được chính thức giới thiệu tại buổi họp báo ở Manilla, Philippines vào ngày 26/11 sắp tới thì thông tin bị rò rỉ đã được lan truyền trong cộng đồng trong vài ngày qua.
Đội hình tin đồn của LGD.Int
Trả lời hai tweets riêng biệt trên tài khoản Twitter chính thức liên quan tới buổi họp báo, LGD đã rất biết cách thu hút sự chú ý của fan hâm mộ.
Cụ thể khi được một người hỏi về vị khách mời đặc biệt ở sự kiện sắp tới có phải là MidOne không, LGD đáp lại đầy úp mở, “Ngưng tiết lộ điều đó đi!”
Trong khi đây có thể là một câu nói đùa của đội ngũ media trực thuộc tổ chức esports Trung Quốc nhưng đoạn tweet sau mới khiến nhiều người suy ngẫm. “(Khách mời đặc biệt) có phải là ‘Cậu Bé Hạnh Phúc’ không?”, LGD.Int đáp lại, “Đúng vậy!”
Nếu chưa biết, “Happy Boy” hay “Cậu Bé Hạnh Phúc” là biệt danh fan hâm mộ Dota 2Trung Quốc đặt cho MidOne.
Ngoài MidOne, fan đang đồn đoán player kỳ cựu 1437 sẽ gia nhập LGD.Int
Tuy nhiên, LGD lại chưa hé lộ bất cứ thông tin gì về đội hình mới của team Dota 2ĐNÁ. Nhưng chắc chắn chúng ta sẽ có được câu trả lời xác đáng ở buổi họp báo được tổ chức tại Manilla sau đây ít ngày.
Nếu không có gì thay đổi, LGD.Int sẽ nhập cuộc DPC bằng việc tham dự Vòng Sơ loại Major/Minor thứ hai diễn ra từ 28-30/11.
None
" alt=""/>Dota 2: MidOne đang trên đường đến team ĐNÁ của LGD?