Thầy thường tránh dùng từ "dạy" mà thay vào đó là "thảo luận" hoặc "tranh luận" khi giảng bài hay trao đổi cùng học trò. Thầy Xuân Anh nhấn mạnh, việc để học sinh được phản biện tự do, kể cả khi ý kiến chưa logic, sẽ khuyến khích tư duy sáng tạo.
Một điểm đáng chú ý trong cách giảng dạy của thầy Xuân Anh là không gọi học sinh là “con” mà luôn dùng từ “em”. Theo thầy, cách xưng hô này giúp duy trì ranh giới phù hợp giữa thầy và trò, đồng thời khuyến khích học sinh tự tin nêu ý kiến và bày tỏ quan điểm mà không cảm thấy gượng gạo. Thầy cho rằng tri thức từ sự truyền tải của giáo viên không phải là chân lý tuyệt đối, giáo viên cần khuyến khích học trò đặt câu hỏi, phản biện và từ đó sáng tạo ra tri thức mới.
Sự tôn trọng góp phần tạo nên trường học hạnh phúc
Không chỉ là quan điểm cá nhân, nhiều trường học đã đưa yếu tố "tôn trọng học sinh" vào quy tắc ứng xử dành cho giáo viên cũng như cán bộ, nhân viên nhà trường. Trường Tiểu học Đông Sơn (Ninh Bình) yêu cầu giáo viên lắng nghe ý kiến học sinh, không xúc phạm danh dự hay phân biệt đối xử. Tương tự, Trường Tiểu học Thạch Thắng (Hà Tĩnh) quy định giáo viên cần ứng xử bao dung, tôn trọng sự khác biệt và khích lệ học sinh tích cực tham gia.
Còn trong bộ quy tắc về việc ứng xử văn hóa trong trường học của Trường Tiểu học học Lang Sơn (Hạ Hòa, Phú Thọ), quy định, đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, nhân viên, người lao động trong nhà trường phải luôn tôn trọng nhân cách của học sinh, mềm mỏng nhưng cương quyết, triệt để khi xử lý các vi phạm của học sinh.
"Luôn đặt tình thương và trách nhiệm lên hàng đầu, nắm bắt đặc điểm phát triển tâm lí để biết cách chia sẻ, lắng nghe học sinh, tôn trọng, đối xử công bằng với các em. Ứng xử thân thiện, hòa nhã, thấu hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, quan tâm, giúp đỡ các em có hoàn cảnh đặc biệt", quy tắc ứng xử của trường nêu rõ.
Bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học do Bộ GD-ĐT ban hành cũng nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc lắng nghe, thấu hiểu và đối xử công bằng với học sinh.
Khi giáo viên tôn trọng học trò, các em sẽ cảm thấy tự tin hơn, tiềm năng được đánh thức và giờ học trở nên hiệu quả hơn.
Các chuyên gia giáo dục nhận định, nhiều vấn đề căng thẳng giữa thầy cô và học sinh xuất phát từ lối giáo dục quyền uy, áp đặt. Điều này không chỉ khiến học sinh mất động lực học tập mà còn tạo ra khoảng cách giữa thầy và trò. Giáo viên cần từ bỏ tư duy cho rằng mình "nói gì cũng đúng", thay vào đó là đồng hành, lắng nghe và truyền cảm hứng tích cực cho học sinh.
Tôn trọng học sinh không chỉ là một nguyên tắc ứng xử mà còn là chìa khóa xây dựng môi trường giáo dục hiệu quả và hạnh phúc. Giáo viên, với vai trò là người dẫn dắt, cần đồng hành cùng học trò, khuyến khích sự sáng tạo và phát huy tiềm năng của các em một cách tự nhiên nhất.
" alt=""/>Giáo viên ứng xử với học sinh một cách tôn trọng để giáo dục hiệu quảNêu bật quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đang tiếp tục phát triển tốt đẹp, đặc biệt là khi hai nước vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi, phù hợp với quy định của pháp luật để các nhà đầu tư Hoa Kỳ nói chung và Tập đoàn Boeing nói riêng đầu tư kinh doanh hiệu quả và bền vững tại Việt Nam.
Trên tinh thần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị Boeing tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đối tác Việt Nam để hoàn thành và chuyển giao các đơn đặt hàng mua tàu bay đã ký kết trong thời gian qua, đặc biệt, Boeing sớm nghiên cứu, triển khai đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, xây dựng Trung tâm bảo dưỡng thiết bị, máy móc máy bay quy mô khu vực gắn với các cảng hàng không lớn của Việt Nam; đồng thời tăng cường hợp tác, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D), chuyển giao công nghệ, đưa các đối tác Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của Boeing.
Trân trọng cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dành thời gian tiếp, ông Brendan Nelson nêu bật sự hợp tác và hỗ trợ hiệu quả của Boeing dành cho các hãng hàng không của Việt Nam trong quá trình khai thác tàu bay và dịch vụ hàng không.
Bày tỏ chia sẻ, đánh giá rất cao tầm nhìn và quan điểm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về tầm quan trọng của kinh tế hàng không trong quá trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, ông Brendan Nelson cũng trao đổi về chiến lược và các cam kết hợp tác của Boeing với Việt Nam trong thời gian tới để ngày càng có nhiều người dân được sử dụng dịch vụ hàng không.
Ông Brendan Nelson tái khẳng định Tập đoàn Boeing đã có nhiều cuộc làm việc với lãnh đạo Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam để có những hỗ trợ về tài chính, tìm hướng giải quyết những khó khăn cả trước mắt và lâu dài, quyết tâm trong năm 2028 sẽ hoàn thành hợp đồng mà hai bên đã ký kết trong chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam vào năm ngoái, đồng thời cho rằng việc phát triển ngành hàng không sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho đất nước và người dân Việt Nam.
Ông Brendan Nelson cam kết Boeing thời gian tới sẽ hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái hàng không tại Việt Nam, trong đó chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng hàng không, đào tạo nhân lực, xây dựng sân bay, cơ sở sửa chữa và bảo trì máy bay.
Hoan nghênh các doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn và AI của Hoa Kỳ
Chiều 22/9 (theo giờ địa phương), tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã dự buổi tọa đàm với chủ đề Tăng cường hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI).
Buổi tọa đàm có sự tham gia của các lãnh đạo, chuyên gia các tập đoàn công nghệ, tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI tại Hoa Kỳ như AMD, Google, Marvell, Hiệp hội công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), Hiệp hội bán dẫn toàn cầu (SEMI)...
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ không ngừng phát triển, gắn kết toàn diện, sâu sắc hơn trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là hợp tác kinh tế-đầu tư-thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh tiềm năng hợp tác của các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và AI là vô cùng lớn, sự hợp tác này sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên cùng phát huy, khai thác lợi thế của mỗi bên và có nhiều ý nghĩa trong thời kỳ mới, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện từ tháng 9/2023.
Việt Nam đã ban hành Chiến lược phát triển lĩnh vực trí tuệ nhân tạo từ năm 2021 và ngày 21/9 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chương trình Phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn và Chiến lược quốc gia phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tham gia ngành công nghiệp AI và bán dẫn, với mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư từ nay tới năm 2030.
Trong khuôn khổ tọa đàm, đại diện của các tổ chức, tập đoàn công nghệ hàng đầu Hoa Kỳ và thế giới đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI, cũng như chỉ ra những tiềm năng to lớn và cơ hội hợp tác với Việt Nam để phát triển các lĩnh vực này.
Các chuyên gia đánh giá cao chiến lược phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI của Việt Nam, tin tưởng rằng với những hướng đi đã vạch ra, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực này và sẽ đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Hiện nay, một số doanh nghiệp, tập đoàn công nghệ lớn của Việt Nam đang rất tích cực tham gia lĩnh vực bán dẫn và AI, trong đó tiên phong là Tập đoàn FPT - đơn vị đã hợp tác với những “bộ não” hàng đầu trong lĩnh vực AI toàn cầu như Landing AI, Mila, Nvidia và dự kiến đầu tư 200 triệu USD cho việc thành lập Nhà máy trí tuệ nhân tạo (AI Factory).
Nhà máy AI sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, tạo cú hích giúp Việt Nam phát triển ngành AI, đón đầu xu hướng phát triển công nghệ thế giới.
Trong lĩnh vực bán dẫn, FPT tập trung vào các mảng thiết kế, kiểm thử và đào tạo nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Với hơn 10 năm nghiên cứu về bán dẫn, năm 2022, FPT Semiconductor đã được thành lập, cho ra mắt chip bán dẫn “Made in Việt Nam” đầu tiên.
Chia sẻ với những phát biểu rất tâm huyết, đi thẳng vào các chủ đề về cơ hội hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và AI, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ thống nhất với ý kiến của các đại biểu.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nêu rõ Việt Nam xác định phát triển đất nước nhanh, bền vững dựa vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo. Đảng, Nhà nước xác định 3 đột phá chiến lược để phát triển kinh tế-xã hội đất nước đến năm 2030 là thể chế, hạ tầng, và phát triển nguồn nhân lực gắn với cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; thúc đẩy phát triển dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và giá trị văn hóa con người Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ; sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành phụ trợ khác.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ rõ Việt Nam hiện đứng ở một thời điểm quan trọng cho sự chuyển đổi hướng tới nền kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và đang ưu tiên phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam khuyến khích và ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, hướng đến các dự án công nghệ cao, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, nghiên cứu và phát triển, năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ... Đây cũng chính là những lĩnh vực mà các nhà đầu tư Hoa Kỳ có nhiều tiềm năng và thế mạnh.
Điểm qua những kết quả tích cực mà mối quan hệ hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ đem lại kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định tiềm năng hợp tác của các đối tác Việt Nam và Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn và AI là vô cùng lớn và có nhiều ý nghĩa trong thời kỳ mới, đặc biệt là sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện với 2 trụ cột hợp tác đột phá là đổi mới sáng tạo và công nghiệp bán dẫn.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng hợp tác trong lĩnh vực bán dẫn và trí tuệ nhân tạo sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hai bên cùng phát huy, khai thác lợi thế của mỗi bên.
Chỉ rõ Việt Nam đang có những thế mạnh và cơ hội để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và AI, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho biết trong 20 năm qua, Việt Nam đã đào tạo ra hàng trăm nghìn lập trình viên, hàng triệu người làm công nghệ thông tin, đây là cơ sở quan trọng khẳng định nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và bán dẫn là một trong những điểm mạnh của Việt Nam.
Hiện nay, Việt Nam cũng có nhiều doanh nghiệp lớn về điện tử, công nghệ thông tin, công nghiệp bán dẫn và AI như Samsung, Amkor, Hana Micron, Intel, Foxconn, LG, Viettel, VNPT, FPT…, cùng nhiều nhà đầu tư lớn đang hoàn thiện các thủ tục cuối cùng để triển khai hoạt động nghiên cứu và phát triển, sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng hợp tác quốc tế và hiểu rằng để thành công và tiến xa trong các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là ngành công nghiệp bán dẫn và AI, thì chỉ có thể đi cùng nhau, cùng xây dựng chuỗi giá trị vững chắc; đồng thời hoan nghênh các doanh nghiệp, các tổ chức Hoa Kỳ đến Việt Nam để cùng phát triển những giải pháp sáng tạo, bền vững.
Đánh giá cao những nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tích cực, chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan và Tập đoàn FPT trong việc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tin tưởng rằng cùng với sự góp sức của tất cả, mối quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện giữa hai quốc gia sẽ ngày càng đi vào thực chất và hiệu quả, góp phần cho sự phát triển bền vững.
Theo TTXVN
Bộ Công Thương đưa ra hai phương án cho giá điện tại các trạm sạc.
Phương án 1:Cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện.
Ưu điểm của phương án này, theo Bộ Công Thương, là cơ cấu biểu giá bán lẻ điện cho trạm, trụ sạc xe điện được xây dựng trên cơ sở giá điện phản ánh chi phí sản xuất điện mà trạm/trụ sạc xe điện gây ra cho hệ thống điện nên đảm bảo phân bổ chi phí tới khách hàng sử dụng điện.
Song nhược điểm là phải bổ sung nhóm khách hàng mới trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện. Trong khi các nhóm khách hàng khác vẫn thực hiện theo lộ trình để giá điện phản ánh chi phí (giá cho sản xuất vẫn thấp hơn so với giá phân bổ phản ánh chí phí; giá cho kinh doanh vẫn cao hơn so với giá phân bổ phản ánh chi phí).
Phương án 2:Áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá kinh doanh. Đây cũng là ý kiến của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Bộ Công Thương đánh giá ưu điểm của phương án này là không phải bổ sung đối tượng mới trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành. Song nhược điểm là có thể có tác động tới chính sách phát triển xe điện do làm tăng chi phí sạc điện.
Phương án 3:Áp dụng giá điện cho mục đích sạc xe điện theo giá sản xuất. Đây là ý kiến của Bộ Giao thông vận tải và Công ty TNHH Kinh doanh thương mại và dịch vụ Vinfast, Công ty CP sản xuất và kinh doanh Vinfast.
Ưu điểm của phương án này, theo quan điểm của Bộ Công Thương, là không phải bổ sung đối tượng mới trong cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hiện hành. Có thể có tác động tới chính sách phát triển xe điện do làm giảm chi phí sạc điện.
Song nhược điểm là tác động tới cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do việc áp dụng giá bán lẻ điện cho sản xuất đối với mục đích sạc xe điện thấp hơn sẽ dẫn tới việc tăng giá điện cho các nhóm khách hàng khác để cân đối lại doanh thu. Điều này có nghĩa là thực hiện bù chéo từ các nhóm khách hàng khác cho nhóm khách hàng sạc xe điện.
So sánh các phương án, Bộ Công Thương cho rằng: Phương án 2 và 3 sẽ phát sinh bù chéo giữa các nhóm khách hàng sử dụng điện. Khi triển khai áp dụng có thể sẽ không phù hợp với chủ trương được quy định tại Nghị quyết số 55-NQ/TW.
Còn phương án 1 được xây dựng trên cơ sở giá bán điện phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh điện cho hoạt động sạc xe điện nên Bộ Công Thương kiến nghị xem xét lựa chọn áp dụng theo phương án này.
Chủ tịch Vingroup thành lập công ty phát triển trạm sạc xe điện toàn cầuChủ tịch Tập đoàn Vingroup, đồng thời là nhà sáng lập VinFast - ông Phạm Nhật Vượng vừa công bố thành lập Công ty phát triển trạm sạc toàn cầu V-GREEN." alt=""/>Trạm sạc xe điện: 'Gánh' giá cao hay hưởng mức giá thấp?