Thịt lợn: 0,5kg (bạn có thể mua thịt 3 chỉ, thịt mông, thịt vai… tuy nhiên nên chọn phần thịt nào có cả nạc và mỡ trải khắp chiều dài miếng thịt như vậy khi ăn không bị khô mà trình bày lại đẹp mắt).
1 thìa muối; hành khô, đường, giấm.
Cách làm:
Thịt lợn luộc 2 lần sẽ rất thơm, ngon
Thịt lợn rửa sạch cho vào nồi cùng 1 muỗng cà phê muối, đổ nước ngập thịt bắc lên bếp luộc 12 phút. Lúc này bạn sẽ thấy nước thịt sủi bọt lợn cợn ngả màu hãy thay đổ bỏ, rửa lại thịt.
Bây giờ cho nước lạnh và thịt vào nồi trở lại, bắc lên bếp luộc với lửa vừa. Lúc này muốn thịt thơm ngọt mà không bị hôi, bạn có thể cho thêm 1 chút giấm, muối, đường và vài lát hành tím vào luộc cùng thịt.
Cho chút muối, giấm, hành tím vào để khử mùi hôi của thịt
Thời gian luộc thịt không thể đoán định chính xác vì còn phụ thuộc vào miếng thịt bạn luộc to hay nhỏ, dày hay mỏng. Nếu mua miếng thịt dày và to, thời gian luộc thịt có thể rất lâu mà chưa chắc đã chín ở trong, trường hợp này bạn bên dùng dao xẻ hoặc khía miếng thịt ra cho dễ chín hơn (bạn nên chọn vết xẻ hay khía trùng với khổ thịt mình định xắt ra khi thái). Thời gian luộc thịt trung bình từ 15-25 phút.
Khi thịt chín, bạn chuẩn bị một chiếc nồi khác và đổ nước sôi để nguội vào đó, sau khi gắp miếng thịt từ nồi nước sôi ra thì thả ngay vào nồi nước lạnh, lưu ý là nước lạnh cũng cần ngập miếng thịt cho đến khi cầm miếng thịt thấy đã nguội hẳn là có thể mang ra để ráo nước và thái miếng để ăn. Đảm bảo miếng thịt bạn luộc sẽ chín ngọt, thơm mà trắng hồng.
Cách thái thịt lợn ngon:
Nghiêng dao 45 độ thái xéo để có lát thịt đẹp
Để thái miếng thịt có bề ngang nhỏ thành lát thịt to, bạn hãy nghiêng dao 45 độ thái xéo là sẽ có lát thịt rất đẹp và hấp dẫn.
Cách pha mắm tôm chuẩn ăn kèm thịt luộc
Mắm tôm pha chuẩn tỉ lệ sẽ rất ngon
3 thìa canh mắm tôm xay + 2 thìa canh đường hòa tan trong 1 cái chén. Sau đó bạn cho 1 thìa canh rượu + 2 thìa canh nước cốt chanh vào dùng đũa khuấy nhẹ để mắm tôm sủi bọt. Khi ăn cho ớt và tỏi băm vào.
Món thịt lợn luộc chấm mắm tôm vô cùng hấp dẫn
Thịt lợn luộc chấm mắm tôm ăn kèm chuối chát, khế chua... cùng các loại rau thơm quả là một gợi ý tuyệt vời trong tiết trời se lạnh của miền Bắc.
Không phải ai cũng biết cách sơ chế mộc nhĩ để giữ được độ giòn, dinh dưỡng, hết độc tố mà không làm ảnh hưởng đến hương vị.
" alt=""/>Bí quyết luộc thịt lợn thơm lừng, trắng giòn, chín ngọtSau khi nhập viện, bệnh nhân được chẩn đoán gãy kín xương cánh tay phải không liệt quay. Chỉ định phẫu thuật kết hợp xương nẹp vít nhanh chóng được đưa ra.
Hình ảnh chụp X-quang kiểm tra sau mổ cho thấy giải phẫu xương cánh tay được phục hồi. Sau 4 ngày điều trị, người bệnh được ra viện. Tái khám sau 1 tháng, vết mổ liền sẹo tốt, vận động cánh cẳng tay phải được, không tê bì yếu liệt đầu chi.
Bác sĩ Phan cho biết xương cánh tay là xương lớn của chi trên, khi gãy có thể gây biến chứng liệt thần kinh quay (tỷ lệ 8-20%).
"Gãy xương trong khi đang vật tay thường do cơ chế xoắn vặn nên ổ gãy thường là dạng chéo vát, có thể có mảnh rời", bác sĩ Phan phân tích. Người tham gia thường dùng lực rất lớn lên cánh tay trong khi khuỷu cố định trong tư thế gấp, khiến vùng 1/3 dưới xương cánh tay chịu lực lớn.
"Đây là vùng chuyển tiếp giữa thiết diện tròn và tam giác của thân xương, vì thế nguy cơ gãy xương rất cao", vị bác sĩ cho hay.
Ngoài ra, một số người chơi vật tay dùng mẹo thay đổi hướng xoắn vặn hoặc giảm rồi tăng lực đột ngột nhằm gây bất ngờ cho đối phương để chiếm ưu thế, đây cũng là nguyên nhân gãy xương.
Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc khi tham gia vật tay, các bác sĩ lưu ý:
- Lựa chọn "đối thủ" phù hợp, tránh chênh lệch quá lớn về cân nặng, chiều cao (do chênh lệch về chiều dài cẳng tay, khối lượng cơ).
- Lựa chọn chiến thuật thi đấu phù hợp, tránh dứt điểm đột ngột (gây quá tải cơ), kiểm soát trọng tâm của người tham gia để đảm bảo thăng bằng, tránh hụt đà, ngã khi chơi.
- Kỹ thuật thi đấu chuẩn: Không cố định cánh tay ở khớp vai (khớp ổ chảo - cánh tay) khi thi đấu.
Ôm con đi cấp cứu vì sai lầm nhiều cha mẹ Việt mắc phải khi tắm cho trẻBệnh nhi vào viện cấp cứu trong tình trạng da toàn thân viêm loét, đỏ trợt, rỉ máu, rỉ dịch, chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết." alt=""/>Người đàn ông trẻ đi cấp cứu khi đang chơi vật tay với bạnTheo quan niệm dân gian miền Nam, món thịt kho hột vịt với miếng thịt vuông, quả trứng tròn tượng trưng cho trời đất tròn vuông. Cầu mong một năm mới trọn vẹn, đầy đủ.
Nếu mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc có bánh chưng thì mâm cỗ của người miền Nam lại có bánh tét. Bánh tét như một món ăn truyền thống gợi nhớ cội nguồn, luôn xuất hiện trong các lễ tục cúng tổ tiên.
Món bánh tét thơm ngon với phần vỏ nếp dẻo, nhân đậu xanh béo mềm và thịt mỡ mặn mà. Bánh tét thường có nhân chay hoặc mặn.
Một trong những món nước không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam, đó là món canh khổ qua. Canh khổ qua mang ý nghĩa mong muốn mọi chuyện “khổ” ở năm cũ sẽ “qua” nhanh trong năm mới.
Món canh khổ qua được chế biến đơn giản với khổ qua nguyên trái làm sạch bỏ ruột. Nhân khổ qua được làm từ thịt heo xay nhuyễn, có thể trộn với chả cá để tăng độ dai, thêm nấm mèo thái sợi và hành lá. Tất cả hòa quyện tạo nên món canh thanh mát và cực kỳ ngon, độc đáo.
Mâm cỗ ngày Tết ở miền Nam không thể thiếu gà luộc. Gà trống nguyên con phải được buộc cánh tiên khi luộc, khi chín da vàng bóng, không nứt. Gà sau khi cúng xong có thể xé nhỏ trộn gỏi, hoặc cắt miếng chấm muối ớt lá chanh.
Theo quan niệm dân gian, màu đỏ luôn đem lại sự may mắn. Bởi vậy, món lạp xưởng có màu đỏ được nhiều người miền Nam yêu thích và sử dụng trong dịp Tết. Lạp xưởng ở miền Nam có nhiều loại như: lạp xưởng khô, lạp xưởng tươi, lạp xưởng tôm, lạp xưởng cá… Món ăn này rất dễ kết hợp với các món khác.
Ngoài các món đặc trưng, mâm cỗ ngày Tết miền Nam còn có củ kiệu, củ cải ngâm, xôi vò, gỏi cuốn, dưa giá, chả giò…