Nhận định, soi kèo FC Goa với Northeast United, 21h00 ngày 21/2: Khó cho chủ nhà

Kinh doanh 2025-01-20 23:49:11 2
ậnđịnhsoikèoFCGoavớiNortheastUnitedhngàyKhóchochủnhàlich epl   Hư Vân - 21/02/2024 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/72c396438.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Espanyol vs Valladolid, 3h00 ngày 18/1

W-sai-gon-dai-ninh-1-2.jpg
Sau 13 năm được chấp thuận đầu tư, dự án Khu đô thị Đại Ninh vẫn dang dở. (Ảnh: Hoàng Giám)

Theo hồ sơ, chủ đầu tư của dự án Khu đô thị Đại Ninh là CTCP Đầu tư du lịch Sài Gòn Đại Ninh (Công ty Sài Gòn Đại Ninh). Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật doanh nghiệp này là bà Phan Thị Hoa.

Thành lập vào năm 2010, Công ty Sài Gòn Đại Ninh có vốn điều lệ 300 tỷ đồng. Năm 2017, công ty nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp này chỉ có dự án duy nhất là Khu đô thị Đại Ninh. 

Năm 2020, Công ty Sài Gòn Đại Ninh ký hợp đồng chuyển nhượng vốn điều lệ cho CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group thuộc hệ sinh thái Tập đoàn Capella của đại gia Nguyễn Cao Trí. 

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Nguyễn Cao Trí cũng đã bị đề nghị truy tố về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

w nam da lat 45 1 636.jpg
Đại gia Nguyễn Cao Trí đã từng bước 'thâu tóm' dự án quy mô hơn 3.500ha này. (Ảnh: Hoàng Giám)

Sau khi ký hợp đồng nói trên, ông Trí dùng Công ty TNHH Capella Hospitality (công ty con khác của Tập đoàn Capella) thay CTCP Tập đoàn Bến Thành Holdings Group để mua lại 51% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh, với giá 1.530 tỷ đồng. Tháng 1/2021, ông Trí trở thành người đại diện pháp luật của Công ty Sài Gòn Đại Ninh.  

Tiếp đó, tháng 9/2022, ông Trí nhờ em trai Nguyễn Cao Đức đứng tên hộ mua 7% vốn điều lệ của cá nhân bà Phan Thị Hoa tại Công ty Sài Gòn Đại Ninh với số tiền 700 tỷ đồng. Tổng cộng, ông Trí đã sở hữu 58% vốn điều lệ Công ty Sài Gòn Đại Ninh và đã thanh toán cho bà Hoa 2.230 tỷ đồng. 

Sau khi sở hữu phần lớn cổ phần Công ty Sài Gòn Đại Ninh, ông Trí thoả thuận bán 100% vốn điều lệ của công ty này cho bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát với giá 3.000 tỷ đồng. 

Bà Lan đã đặt cọc và 5 lần chuyển tiền cho Trí tổng cộng 20 triệu USD, tương đương 463,5 tỷ đồng. Sau đó, bà Lan đổi ý và thống nhất với Trí chuyển số tiền trên cùng một khoản tiền khác thành tiền mua 10% vốn điều lệ CTCP Đầu tư và Quản lý giáo dục Văn Lang. 

Dự án Khu đô thị Đại Ninh hiện ra sao?

Theo quy hoạch, dự án Khu đô thị Đại Ninh có quy mô 3.595ha thuộc địa bàn 4 xã Phú Hội, Ninh Gia, Tà Hine và Ninh Loan của huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng. Tổng mức đầu tư dự án này khoảng 25.300 tỷ đồng. 

Sau 13 năm được giao đất, Công ty Sài Gòn Đại Ninh hiện vẫn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, “bất động” nhiều năm qua. Đến nay, tiến độ thực hiện dự án chỉ đạt gần 10%. 

w dai ninh 1 1 1 647.jpg
Đến nay, tiến độ dự án chỉ đạt gần 10%. (Ảnh: Hoàng Giám)

Đầu năm 2022, UBND tỉnh Lâm Đồng có quyết định gia hạn tiến độ thêm 24 tháng cho dự án Khu đô thị Đại Ninh. Đồng thời, yêu cầu chủ đầu tư tập trung nguồn lực để triển khai dự án. 

Theo báo cáo vào tháng 3/2023, UBND huyện Đức Trọng vẫn đang tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ Công ty Sài Gòn Đại Ninh hoàn thành các thủ tục pháp lý của dự án. Động thái này diễn ra sau khi UBND tỉnh chấp thuận điều chỉnh dự án và gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng. 

Đến tháng 10/2023, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị liên quan cung cấp hồ sơ pháp lý của dự án Khu đô thị Đại Ninh. Kế hoạch về công tác đầu tư, xây dựng tại dự án đều không được đề cập trong báo cáo tiến độ. 

w nam da lat 5 1 630.jpg
Một số công trình đã xây dựng tại dự án bỏ hoang nhiều năm qua. (Ảnh: Hoàng Giám)

Giai đoạn từ tháng 6/2021 đến tháng 9/2023, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã xảy ra 4 vụ phá rừng vối tổng diện tích 3.522m2 và 20 vụ lấn chiếm đất rừng trái phép với diện tích 37.620m2.

Trong 10 năm qua, tại dự án Khu đô thị Đại Ninh đã có 257ha rừng bị phá trái phép và 111ha đất rừng bị lấn chiếm. Công ty Sài Gòn Đại Ninh đã bồi thường gần 19 tỷ đồng. 

Năm 2020, tại kết luận số 929/KL-TTCP, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt sai phạm tại dự án Khu đô thị Đại Ninh, yêu cầu UBND tỉnh Lâm Đồng chấm dứt hoạt động và thu hồi đất dự án. 

Tuy nhiên sau đó, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo sửa đổi một số nội dung trong kết luận thanh tra nói trên theo hướng đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng điều chỉnh dự án, gia hạn thời gian đưa đất vào sử dụng.

Liên quan đến dự án này, năm 2023, Bộ Công an đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với các cá nhân: ông Nguyễn Cao Trí; ông Nguyễn Ngọc Ánh, Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng; bà Trần Bích Ngọc, Vụ trưởng Vụ I thuộc Văn phòng Chính phủ. 

Nguyễn Cao Trí từng bước thâu tóm dự án nghìn tỷ ở Lâm Đồng như thế nào?Sở hữu hơn 30 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực bất động sản và giáo dục, đại gia Nguyễn Cao Trí có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với bà Trương Mỹ Lan. Hai bên có chung dự án khu đô thị nghìn tỷ tại Lâm Đồng.">

Dự án nghìn tỷ liên quan đến Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng vừa bị bắt hiện ra sao?

img 06191.jpg
Một đại lý phân phối sản phẩm Heyner thay thế cần gạt mưa cho ô tô

Tại Việt Nam, gạt mưa Heyner được nhập khẩu và phân phối bởi Carcam Việt Nam. Hiện nay, Carcam Việt Nam đang phân phối 5 loại gạt mưa Heyner Germany gồm: 3 loại gạt mưa phía trước (Heyner Special Nano, Heyner Hybrid, Heyner Super Flat) và 2 loại gạt mưa sau (Heyner Rear Classic, Heyner Rear Flat).

img 06202.jpg
 Kho gạt mưa tại Storkow, Đức luôn có tới 2 triệu đơn vị sản phẩm - Ảnh: Heyner Germany cung cấp

Theo Carcam Việt Nam, gạt mưa Heyner có nhiều đặc điểm nổi bật. Gạt mưa Heyner là sự kết hợp của 2 công nghệ hybrid và khí động học của Flash Balken Wischer để đem lại hiệu suất lau tối ưu. Các loại gạt mưa Heyner sản xuất lưỡi gạt ứng dụng công nghệ phủ nano grafit giúp tăng độ bền trước điều kiện thời tiết nắng, nóng, bụi. Bên cạnh đó, nhờ sự tiếp xúc tối ưu của lưỡi gạt mưa với kính chắn gió, gạt mưa Heyner vừa có khả năng làm sạch sâu, vừa có tính ổn định cao, thanh gạt không bị rung lắc khi xe di chuyển với tốc độ cao hay bị áp lực bởi lực gió lớn.

“Độ bền của gạt mưa Heyner Special đã được kiểm nghiệm tại phòng thí nghiệm Detroit Testing Laboratory, Inc. U.S.A với 1.500.000 lần gạt sạch. Gạt mưa Heyner có khả năng phù hợp và thay thế cho hầu hết các loại xe có mặt tại thị trường Việt Nam nhờ hỗ trợ nhiều khớp nối Adapter”, đại diện Carcam Việt Nam cho biết.

img 06213.jpg
 Giao diện tra cứu và chọn mua cần gạt mưa trên website Heyner Việt Nam

Các sản phẩm gạt mưa Heyner Germany hiện được bày bán tại các gara, cửa hàng chăm sóc xe và nội thất ô tô trên toàn quốc. Đồng thời sản phẩm cũng được bán thông qua các các kênh online và các sàn giao dịch điện tử. 

Hiện nay trên website của Heyner Germany đã tích hợp tính năng tra cứu, dữ liệu trên website của hãng tổng hợp cần gạt mưa của gần 1.000 dòng xe các đời lưu hành tại Việt Nam, giúp người dùng thuận tiện tra cứu và đặt hàng. Trong phần mô tả sản phẩm, hãng này cũng tích hợp video hướng dẫn cụ thể cách tháo và lắp sản phẩm gạt mưa Heyner Germany, giúp người dùng có thể tìm mua chính xác loại gạt mưa phù hợp với chiếc xe của mình. 

Đại diện Carcam Việt Nam cho biết, nhiều gara, cửa hàng chăm sóc xe và nội thất ô tô ghi nhận lượng khách thay lắp gạt mưa ổn định, số lượng đơn hàng tăng, nhất là các đơn hàng online trên trang https://heynervietnam.vn. Khách hàng cần tìm hiểu về sản phẩm, có thể liên hệ để được tư vấn sản phẩm phù hợp.

Công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu Carcam Việt Nam

Địa chỉ: Số 15 Ngõ 29 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội. 

Văn phòng TP.HCM: Số 95 đường Bờ bao Tân Thắng, Sơn Kỳ, Tân Phú, TP.HCM

Website: https://heynervietnam.vn/

Bích Đào

">

Gạt mưa Heyner Germany: đa dạng lựa chọn, phù hợp nhiều dòng xe

375754584 319130600848623 8663374478521317721 n.jpg
Yêu cầu thống nhất phương án xử lý các công trình vi phạm tại khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 để báo cáo, trình UBND TP xem xét, chỉ đạo trước ngày 30/11/2023. (Ảnh: Hồng Khanh) 

UBND xã Cự Khê yêu cầu CTCP Phát triển địa ốc Cienco 5 thực hiện gửi đầy đủ hồ sơ đã ghi trong thông báo khởi công, kèm theo văn bản của cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho công ty được triển khai xây dựng công trình nhà thấp tầng khu B1.1 về UBND xã Cự Khê trước khi thực hiện khởi công xây dựng.

UBND xã Cự Khê khẳng định, việc khởi công xây dựng công trình nhà thấp tầng khu B1.1 thuộc dự án khu đô thị Thanh Hà chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền và đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

“Trường hợp CTCP Phát triển địa ốc Cienco 5 không thực hiện, cố tình vi phạm, UBND xã Cự Khê sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành”, văn bản nêu rõ.

Ngày 6/11, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo phía chủ đầu tư cho biết, doanh nghiệp đã có các hồ sơ trên và sẽ làm việc với cơ quan chức năng vào ngày mai. 

Dự án khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 do Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 5 - CTCP làm chủ đầu tư và Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 là doanh nghiệp dự án đầu tư xây dựng. Đây là dự án hoàn vốn của dự án BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây trước đây. Quy mô diện tích lập quy hoạch trên 400ha.

Trong quá trình triển khai, dự án khu đô thị Thanh Hà đã có nhiều hạng mục công trình vi phạm về trật tự xây dựng như: xây dựng chưa có giấy phép, thi công sai quy hoạch...

Liên quan đến dự án này, như VietNamNetthông tin, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa có chỉ đạo về việc xử lý vi phạm tồn tại của khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5. 

Trong đó, UBND TP thống nhất cho phép tiếp tục triển khai các quy trình thủ tục theo quy định để đầu tư xây dựng các công trình xây dựng thuộc đối tượng miễn cấp giấy phép xây dựng (theo quy định pháp luật tại thời điểm xây dựng công trình và hiện hành), không có vi phạm về quy hoạch, đất đai, xây dựng; để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, người dân có liên quan trong việc khai thác, vận hành các công trình trong khu đô thị Thanh Hà – Cienco 5.

Cụ thể, tại lô đất B1.1 phù hợp với điều chỉnh tổng thể quy hoạch chi tiết được duyệt, Sở Xây dựng đã có thông báo số 519 ngày 16/1/2020 thông báo kết quả thẩm định thiết kế cơ sở công trình nhà ở thấp tầng, thuộc đối tượng miễn phép xây dựng, đủ điều kiện triển khai đầu tư.

Tại các lô đất B1.2 – B1.4; B2.2 - B2.5; A1.1+ A1.3; A2.1-A2.7, nhà đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ thiết kế cơ sở, trình cấp thẩm quyền thẩm tra, thẩm định theo quy trình quy định, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng.

 Thống nhất phương án Xử lý công trình vi phạm trước 30/11

Đối với các công trình tại khu đô thị Thanh Hà có vi phạm trật tự xây dựng, lãnh đạo TP giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với UBND quận Hà Đông, UBND huyện Thanh Oai, các sở: Quy hoạch – Kiến trúc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan thống kê, rà soát, phân loại cụ thể các hình thức vi phạm trật tự xây dựng của các công trình.

Có thể kể đến, công trình hỗn hợp tại các lô đất B1.1-CHC01 – B1.1-CHC03, B1.3-HH03, B1.4-HH01, B1.4-HH02, B2.1-HH01, B2.1-HH02; các công trình do nhà đầu tư thứ phát, người dân xây dựng; các nhà xưởng - nhà kho tạm, tự chuyển đổi sang công trình thương mại, dịch vụ; Trụ sở công ty xây dựng tạm trên đất cây xanh,...)

Cùng với đó, lập phương án xử lý vi phạm trật tự xây dựng, khắc phục hậu quả (xác định rõ các hạng mục phải tháo dỡ, thu hồi, tồn tại.... yêu cầu nhà đầu tư có cam kết thực hiện). Cùng thống nhất phương án xử lý (hình thức biên bản làm việc có lãnh đạo cơ quan, đơn vị ký, đóng dấu), để Sở Xây dựng chủ trì, thay mặt liên ngành báo cáo, trình UBND TP xem xét, chỉ đạo; thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2023.

">

Chưa đủ cơ sở khởi công nhà ở thấp tầng khu đô thị Thanh Hà Cienco 5

Nhận định, soi kèo Nacional vs AVS, 22h30 ngày 19/01: Làm khó chủ nhà

{keywords}Các đại biểu thực hiện nghi thức ra quân phát triển kinh tế số tỉnh Lạng Sơn năm 2021.

Lạng Sơn là tỉnh miền núi, biên giới, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn. Nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh với 23,2%. Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố; trong đó có 3 huyện nghèo, 88 xã đặc biệt khó khăn.

Dân số Lạng Sơn gần 80 vạn người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 84%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 43,4 triệu đồng/năm, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước.

Theo ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, trong xu thế quan hệ đối ngoại kinh tế chịu nhiều tác động, thách thức về công nghệ thì việc chậm phát triển kinh tế số là một trở ngại lớn, mà Lạng Sơn cần khẩn trương đi trước để theo kịp được tiến bộ của thời đại.

Nhận định phát triển kinh tế số là cơ hội to lớn để Lạng Sơn phát triển, ông Hồ Tiến Thiệu chỉ rõ: Chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược, giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế. Kinh tế số cũng giúp tăng trưởng bền vững, tăng trưởng bao trùm, vì sử dụng công nghệ, tri thức hơn là tài nguyên, chi phí tham gia kinh tế số thấp hơn nên tạo ra nhiều cơ hội cho người dân hơn.

{keywords}

Ông Hồ Tiến Thiệu, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn

“Cùng với cả nước, Lạng Sơn xác định chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, với sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, huy động mọi nguồn lực xã hội, phát huy sức mạnh của toàn hệ thống chính trị, cộng đồng, xã hội”, ông Hồ Tiến Thiệu cho hay.

Ông Hồ Tiến Thiệu cũng thông tin thêm, trong tháng 8, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết về chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, với những chỉ tiêu rất cụ thể.

Trong đó, nhiệm vụ phát triển kinh tế số đặt ra chỉ tiêu kinh tế số chiếm khoảng 20% GRDP của tỉnh; tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 10%; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 7%; và tỷ lệ hộ gia đình, người dân có cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử đạt 50%.

{keywords}
Trong thời gian từ nay đến ngày 20/9, Lạng Sơn sẽ cùng các doanh nghiệp tập trung phát triển kinh tế số tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan.

Với việc tổ chức lễ ra quân, tỉnh Lạng Sơn cũng đã đề ra lộ trình phát triển kinh tế số của địa phương trong năm nay với 2 giai đoạn: Từ nay đến ngày 20/9, tập trung phát triển kinh tế số tại 5 huyện Chi Lăng, Hữu Lũng, Tràng Định, Bắc Sơn, Văn Quan; sau đó sẽ mở rộng trên địa bàn các huyện còn lại.

Tại lễ ra quân, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nâng cao nhận thức và quyết tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, là trách nhiệm của từng ngành, từng lĩnh vực, của từng cán bộ, Đảng viên để từ đó tạo nên một khí thế chung trong triển khai.

Đồng thời, bố trí các nguồn lực để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số một cách đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả. Trước mắt là tạo mọi điều kiện để phục vụ người dân và doanh nghiệp trên địa bàn 5 huyện phát triển kinh tế số một cách thuận lợi, ổn định trong thời gian nhanh nhất.

Những hộ gia đình Lạng Sơn tiên phong chuyển đổi số

Trước sự kiện lễ ra quân phát triển kinh tế số Lạng Sơn năm 2021, từ trung tuần tháng 6, UBND tỉnh đã giao Sở TT&TT phối hợp với UBND huyện Chi Lăng, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Tổng Công ty cổ phần bưu chính Viettel (Vietnam Post) triển khai thử nghiệm phát triển kinh tế số, mở cửa hàng số và tài khoản thanh toán điện tử cho người dân trên địa bàn xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng.

{keywords}
Trong 2 tuần, Vietnam Post và Viettel Post đã hướng dẫn, hỗ trợ 1.066 hộ gia đình tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng mở cửa hàng số trên các sàn Postmart, Vỏ Sò.

Đến nay, kết quả đã vượt chỉ tiêu đề ra với trên 1.000 cửa hàng số của các gia đình đã được thiết lập, vận hành trên các sàn Vỏ Sò, Postmart của hai doanh nghiệp bưu chính. Lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn nhận định đây là hộ gia đình trong xã Chi Lăng và thị trấn huyện Chi Lăng là những người nông dân tiên phong của tỉnh Lạng Sơn trong quá trình chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn.

Từ kết quả bước đầu đạt được trong giai đoạn thử nghiệm, Tổng giám đốc Viettel Post Trần Trung Hưng khẳng định, thời gian tới Viettel Post và sàn Vỏ Sò sẽ tiếp tục tích cực phát triển kinh tế số tại Lạng Sơn, thông qua việc hỗ trợ các hộ gia đình trên địa bàn đưa sản phẩm lên bán trên cửa hàng số và mở tài khoản thanh toán điện tử.

“Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành chặt chẽ cùng bà con nông dân Lạng Sơn chuyển đổi số. Viettel Post cũng sẽ tiếp tục đầu tư nhân sự và công nghệ để có thể tìm ra thêm nhiều giải pháp cho những thách thức sau này trên công cuộc phát triển kinh tế số của nhà nông và của quốc gia”, ông Trần Trung Hưng khẳng định.

Theo thành viên HĐTV Vietnam Post Phan Thảo Nguyên, xác định mục tiêu tạo ra hệ sinh thái số hoàn chỉnh, tham gia sâu rộng hơn vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh Lạng Sơn, Vietnam Post sẽ phối hợp cùng chính quyền địa phương đẩy nhanh quá trình số hóa kinh tế cũng như thay đổi nhận thức của người dân, triển khai các nền tảng công nghệ số và các giải pháp thiết thực đến từng người dân tại Lạng Sơn. 

“Bước đầu là quả na tại Chi Lăng, ngay sau đây sẽ là nhiều nông sản đặc sản khác của xứ Lạng sẽ được đưa lên sàn Postmart. Đặc biệt, qua các nền tảng số, Vietnam Post mà đại diện là Bưu điện Lạng Sơn sẽ tiếp tục tổ chức các chương trình đào tạo, hướng dẫn người dân chuyển đổi và phát triển kinh tế số”, ông Phan Thảo Nguyên chia sẻ.

Vân Anh

Trong 2 tuần, hơn 1.000 hộ gia đình tại Lạng Sơn mở cửa hàng số

Trong 2 tuần, hơn 1.000 hộ gia đình tại Lạng Sơn mở cửa hàng số

Sau 2 tuần thử nghiệm phát triển kinh tế số tại xã Chi Lăng và thị trấn Chi Lăng, đã có 1.062 hộ gia đình có cửa hàng số trên các sàn Vỏ Sò và Postmart. Ngày 20/7, Lạng Sơn sẽ tổ chức ra quân phát triển kinh tế số.

">

Phát triển kinh tế số tạo cơ hội lớn cho tỉnh miền núi Lạng Sơn vươn lên

Trên miệng bệnh nhi xuất hiện các vết loét, triệu chứng đặc trưng của tay chân miệng

 

Ngay khi vào viện, bệnh nhi được chuyển thẳng lên khoa Hồi sức cấp cứu, sau đó xuất hiện liên tiếp 2 cơn co giật cách nhau 30 phút.

Khi khám họng, bác sĩ phát hiện vết loét ở hàm ếch, thành sau họng loét có giả mạc trắng. Tay chân vẫn không có tổn thương mụn nước.

Được biết, trong gia đình bé có chị gái 3 tuổi và em họ 1 tuổi ở cùng nhà bị loét miệng nhưng đã hết sốt, theo dõi tại nhà.

Các bác sĩ tại Bắc Giang chẩn đoán trẻ mắc tay chân miệng độ 2b do virus EV71, nghi ngờ viêm não, chỉ định điều trị kháng sinh kết hợp hạ sốt và thuốc chống co giật. Tuy nhiên do một loại thuốc bị thiếu nên sau đó đã chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Nhi Trung ương để điều trị.

Tại tuyến trên, trẻ được chẩn đoán mắc tay chân miệng có biến chứng viêm não, viêm màng não. Sau vài ngày điều trị ổn định, bệnh nhi được chuyển sang Bệnh viện Châm cứu Trung ương để châm cứu phục hồi chức năng do biến chứng thần kinh khiến trẻ không thể tự đứng, tự đi.

Qua trường hợp này, TS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới Trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương lưu ý các bác sĩ, khi chẩn đoán tay chân miệng, cần dựa vào lâm sàng, không nên chờ kết quả xét nghiệm. Các kết quả xét nghiệm chỉ để chẩn đoán, theo dõi các biến chứng.

Với bệnh nhi Đ., hình ảnh chụp cộng hưởng từ sọ não không hề phát hiện bất cứ tổn thương nào ở bán cầu tiểu não, thân não, nhu mô não. Tuy nhiên, trẻ vẫn bị tổn thương thần kinh.

Theo TS Hải, để dựa vào hình ảnh CT sọ não xác định trẻ mắc tay chân miệng có tổn thương hay không sẽ cần bác sĩ rất nhiều kinh nghiệm mới có thể nhìn ra.

TS Hải cho biết, tay chân miệng rất dễ lây từ trẻ này qua trẻ khác, thường do 2 nhóm virus đường ruột Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây ra. Bệnh có thể gây thành dịch lớn.

Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn đến sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong. Trẻ nhiễm EV71 thường có diễn biến nặng hơn.

3 dấu hiệu sớm nhận biết não tổn thương

Theo thống kê tại 5 bệnh viện lớn ở Việt Nam, biến chứng thần kinh hay gặp nhất, chiếm khoảng 70% với biểu hiện như viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm tủy gây liệt mềm cấp giống như bại liệt, kế đó là biến chứng tuần hoàn chiếm 24% và 22% bị biến chứng hô hấp.

Riêng tại Bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ viêm não, viêm màng não chiếm hơn 55%. Trong số trẻ gặp biến chứng này, có gần 90% bị rối loạn ý thức, ngủ gà, hôn mê, 96% giật mình nhiều, hơn 53% bị run chi, loạng choạng và hơn 42% bị nôn.

{keywords}

TS Đỗ Thiện Hải (trái) lưu ý các bác sĩ khi chẩn đoán, điều trị bệnh tay chân miệng

 

Các biến chứng có thể xảy ra từ bất kỳ ngày nào đến ngày 10, tuy nhiên chủ yếu gặp 5 ngày đầu tiên. Nếu tổn thương thần kinh trung ương càng sớm, tình trạng nặng càng cao.

“Do vậy, việc phụ huynh và nhân viên y tế phát hiện sớm các rối loạn thần kinh có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp hạn chế biến chứng ở trẻ. Nếu chờ đến lúc trẻ lơ mơ đã ở giai đoạn muộn rồi”, TS Hải nhấn mạnh.

Theo TS Hải, nhiều trẻ nhỏ mắc tay chân miệng chưa biết nói nên người lớn cần dựa vào 3 dấu hiệu để phát hiện sớm các tổn thương thần kinh:

Thứ nhất,ở giai đoạn sớm trẻ thường xuyên quấy khóc vô cớ, có trẻ khóc cả đêm nhưng nhiều gia đình, nhân viên y tế nghĩ trẻ bị đau miệng, trong khi thực tế đây là triệu chứng sớm của tổn thương thần kinh trung ương.

Nếu không xử trí kịp thời, vài tiếng sau trẻ sẽ rơi vào trạng thái hoảng hốt, kích thích, tiếp theo là li bì, giật mình, lúc này đã trễ thêm 12-24 giờ.

Thứ hai,trẻ có biểu hiện liệt, yếu chi, đôi khi biểu hiện chỉ mới diễn ra nửa ngày hoặc 1 ngày, do đó nhân viên y tế cần khai thác kỹ từ phụ huynh.

Thứ ba,trẻ nôn hoặc buồn nôn không liên quan ăn uống, sốt cao và hay giật mình.

Đến nay, bệnh tay chân miệng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trường hợp có các biểu hiện bất thường như trên, cần đưa đến ngay các cơ sở y tế gần nhất. Những trường hợp nhẹ có thể tự theo dõi tại nhà, kết hợp dinh dưỡng, vệ sinh tránh bội nhiễm.

Thúy Hạnh

Tay chân miệng tăng đột biến: Lý giải bất ngờ từ Viện trưởng Pasteur

Tay chân miệng tăng đột biến: Lý giải bất ngờ từ Viện trưởng Pasteur

Đã có 6 trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng và nguyên nhân khiến dịch bệnh này tăng cao, có nhiều ca nặng là do thay đổi thứ nhóm gen của chủng virus EV71.

">

Bé 1 tuổi mắc tay chân miệng tổn thương não, 3 dấu hiệu sớm báo bệnh nặng

Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án bán rẻ "43ha đất vàng" của Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Tổng công ty 3/2). 

Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Trần Văn Nam cùng 20 người bị C03 đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Ngoài ông Nam, nhiều cựu lãnh đạo Bình Dương bị đề nghị truy tố gồm: Phạm Văn Cành, cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy; Trần Thanh Liêm, cựu Chủ tịch UBND tỉnh; Ngô Dũng Phương, trưởng phòng tài chính Đảng; Nguyễn Văn Đông, cựu Chánh văn phòng Tỉnh ủy...

"Hợp thức hóa" sai phạm 

Theo kết luận điều tra, tháng 3/2017, ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty 3/2 với mục đích chuyển nhượng toàn bộ dự án khu Dân cư - Thương mại - Dịch vụ Tân Phú trên khu đất 43 ha cho công ty Âu Lạc đã ký văn bản số 39 gửi Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương. 

Nội dung văn bản thể hiện: "Tổng công ty SX-XNK Bình Dương đã thực hiện hoàn tất việc chuyển giao khu đất trực tiếp cho công ty TNHH Đầu tư - Xây dựng Tân Phú và quyết toán thuế vào niên độ tài chính năm 2016" và đề nghị Thường trực Tỉnh ủy thống nhất chủ trương cho chuyển nhượng phần vốn góp 30% tại Công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc.

{keywords}
Bị can Trần Văn Nam

Ngày 17/4/2017, Tỉnh ủy tổ chức cuộc họp Thường trực Tỉnh ủy để xem xét, quyết định việc xin chủ trương chuyển nhượng 30% vốn góp của Tổng công ty 3/2. Thành phần dự cuộc họp trên bao gồm các ông: Trần Văn Nam, Phạm Văn Cành, Trần Thanh Liêm, Ngô Dũng Phương, Nguyễn Văn Đông và một số đơn vị có liên quan.

Tại cuộc họp, các cá nhân nêu trên đều biết Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43ha đất cho Công ty Tân Phú không bàn giao về Công ty Impco (doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước do Tỉnh ủy quản lý) là trái quy định của pháp luật, trái phê duyệt của Tỉnh ủy nhưng vẫn thống nhất nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho Công ty Âu Lạc.

Trên cơ sở cuộc họp trên, ngày 20/4/2017, ông Cành ký văn bản số 287 thông báo kết luận và chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy. Trong đó có nội dung đồng ý chủ trương cho Tổng Công ty 3/2 được chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc, Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo đúng quy định.

Kết luận điều tra xác định, do biết rõ việc chuyển nhượng khu đất 43 ha trái quy định và để tạo điều kiện cho Tổng công ty 3/2 hoàn thiện việc chuyển nhượng dự án trên khu đất 43ha nên ông Nam yêu cầu "hợp thức hóa" sai phạm nêu trên. 

Cụ thể, tháng 10/2018 ông Nam yêu cầu ông Cành ký công văn đính chính lại thông báo số 287 với lý do Tổng công ty 3/2 đã chuyển nhượng 43 ha đất cho công ty Tân Phú nên không thể chuyển giao đất về cho công ty Impco.

Thực hiện yêu cầu trên, ông Ngô Dũng Phương và Nguyễn Văn Đông lập biên bản cuộc họp đề ngày 19/5/2017 để ông Cành ký, đính chính thông báo số 287 nội dung "Tổng công ty phải thuê đơn vị tư vấn lập thẩm định giá trị tăng thêm của phần vốn góp 30% tương ứng với 60 tỷ đồng làm cơ sở đàm phán ký hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm ký kết hợp đồng thu tiền theo quy định...". 

Đến tháng 3/2019, ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Đông và Phương điều chỉnh công văn số 407 năm 2016, do Tổng Công ty 3/2 đã chuyển nhượng khu đất 43ha không còn đất để chuyển giao cho Công ty Impco.

{keywords}
Bị can Phạm Văn Cành (trái) và Trần Thanh Liêm. Ảnh: Bộ Công an

Theo yêu cầu của ông Nam, ông Đông chỉ đạo Phương lập biên bản hội nghị giao ban Thường trực Tỉnh ủy đề ngày 25/8/2016 để ông Trần Văn Nam ký mục "Chủ trì hội nghị", Ngô Dũng Phương ký mục "người ký biên bản". Trong đó có nội dung Thường trực Tỉnh ủy thống nhất không chuyển giao khu đất 43 ha cho Công ty Impco để Tổng công ty 3/2 tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy;

Đồng thời Phương soạn thảo công văn 477 đề ngày 29/8/2016 để ông Phạm Văn Cành ký (thời điểm này ông Cành đã nghỉ hưu) điều chỉnh công văn 407 ngày 29/7/2016 nội dung "đồng ý không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3 m2 tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương cho Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý Dự án Bình Dương, để Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương - TNHH MTV tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn số 1830 ngày 17/8/2010 của Thường trực Tỉnh ủy".

Vi phạm "gắn chặt, không tách rời"

Về phía Tổng công ty 3/2, để Ngô Dũng Phương, Trưởng phòng Tài chính Đảng có cơ sở hợp thức sai phạm, Nguyễn Văn Minh chỉ đạo cấp dưới soạn thảo công văn số 145 ngày 20/8/2016 xin điều chỉnh phương án sử dụng đất theo công văn số 407 với nội dung "đề nghị Thường trực tỉnh ủy xem xét cho chủ trương không chuyển giao khu đất có diện tích 430.000,3m2 cho công ty Impco để Tổng công ty tiếp tục thực hiện chủ trương tại công văn 1830 của Thường trực Tỉnh ủy". 

Theo cơ quan điều tra, việc ông Trần Văn Nam tiếp tục chỉ đạo ông Nguyễn Văn Đông, Phạm Văn Cành và Ngô Dũng Phương "hợp thức hóa" ban hành công văn số 974 ngày 19/5/2017 và công văn số 477 ngày 29/8/2016 đã làm sai lệch bản chất nội dung phê duyệt chi tiết phương án sử dụng đất của chủ sở hữu tại văn bản số 407 ngày 29/7/2016. 

Theo cơ quan điều tra, hành vi của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm biết Tổng công ty 3/2 chuyển nhượng trái pháp luật khu đất 43 ha nhưng vẫn đồng ý cho đơn vị này tiếp tục chuyển nhượng 30% vốn góp tại công ty Tân Phú cho công ty Âu Lạc; tạo điều kiện để bị can Nguyễn Văn Minh và đồng phạm hoàn thành việc chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu của nhà nước tại khu đất 43 ha sang công ty tư nhân.

Cơ quan điều tra xác định, vi phạm của ông Trần Văn Nam cùng đồng phạm gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 1.000 tỷ đồng. 

"Hành vi vi phạm pháp luật của các bị can gắn chặt, không tách rời hành vi vi phạm của Nguyễn Văn Minh và đồng phạm, phải chịu trách nhiệm về hậu quả gây thất thoát cho nhà nước", trích kết luận điều tra.

Đoàn Bổng

Cựu bí thư Bình Dương Trần Văn Nam gây thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng

Cựu bí thư Bình Dương Trần Văn Nam gây thất thoát hơn 1.000 tỷ đồng

Bị can Trần Văn Nam, cựu bí thư tỉnh Bình Dương có hành vi vi phạm pháp luật gây thất thoát 1.063 tỷ đồng. 

">

Cách 'hợp thức hóa' sai phạm vụ thất thoát nghìn tỷ của cựu Bí thư Bình Dương

友情链接