Mục tiêu của cơ quan quản lý là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại, phát triển các sản phẩm nội trên thị trường nội địa, ưu đãi cho các sản phẩm lõi để tăng khả năng tự chủ về công nghệ cho Việt Nam.Đây là định hướng chủ đạo khi Vụ CNTT (Bộ TT&TT) xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm, Vụ trưởng Đào Đình Khả cho biết tại cuộc làm việc của Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cùng đơn vị sáng nay, 26/5.
|
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn tại cuộc họp sáng 26/5. |
Khi đề cập đến chính sách phát triển công nghiệp phần mềm, phần cứng, điện tử, dịch vụ CNTT hiện nay, ông Khả cho biết Vụ sẽ có nhiều giải pháp tổng hợp, từ tạo cơ sở pháp lý, kỹ thuật về ngành CNTT để đề xuất, xây dựng các chính sách thúc đẩy, hỗ trợ; cho đến triển khai các dự án tạo động lực, khuyến khích sử dụng sản phẩm, giải pháp CNTT nội địa.
Cụ thể hơn, ông Khả cho biết hiện Vụ đang xây dựng Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm CNTT trọng điểm. Đây là một văn bản có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm làm cơ sở triển khai các biện pháp hỗ trợ cho ngành CNTT theo Luật đầu tư, trong đó sản phẩm trọng điểm là một trong những nội dung được đặc biệt ưu đãi.
"Mặt khác, theo đánh giá sơ bộ, một trong các lý do ngành công nghiệp CNTT hiện nay còn chưa phát triển mạnh là do đầu tư R&D của các DN nội còn thấp, sản phẩm CNTT còn giới hạn trong một số lĩnh vực gia công truyền thống", ông Khả phân tích. Việc xác định đâu là sản phẩm CNTT trọng điểm sẽ là "thông điệp khuyến khích, hỗ trợ các sản phẩm, công nghệ lõi, có tính tiên tiến và cạnh tranh".
"Xây dựng nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, IoT, phân tích dữ liệu nhận được sự quan tâm từ nhiều doanh nghiệp vì sẽ tạo ra các hệ sinh thái, hỗ trợ khởi nghiệp và đảm bảo tính liên thông khi phát triển các sản phẩm CNTT trên diện rộng", ông Khả cho biết thêm.
Mục tiêu đặt ra là giảm tỉ lệ sản phẩm ngoại sử dụng, thúc đẩy các sản phẩm nội để phát triển thị trường nội địa, trên cơ sở đó tăng khả năng xuất khẩu của các DN CNTT trong nước.
"Chúng tôi dự kiến tập trung xây dựng chính sách hỗ trợ các DN, tập đoàn Việt Nam có tiềm năng, hỗ trợ, ưu đãi cho các sản phẩm lõi, hàm lượng CNTT cao cũng như hoạt động R&D của DN trong nước để tăng tính tự chủ về công nghệ... ; Tiếp tục hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp, quảng bá sản phẩm thương hiệu Việt và nguồn nhân lực CNTT của Việt Nam ra nước ngoài, qua đó đưa Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt", đại diện Vụ CNTT cho biết trong cuộc họp.
Đồng tình với định hướng này, Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, nhiều doanh nghiệp, cũng như bản thân nhiều chính sách hiện hành chỉ mới quan tâm đến việc phát triển trong nước. Nhưng muốn Việt Nam phát triển thành một nước mạnh về CNTT, thậm chí là trở thành Trung tâm công nghệ của khu vực trong tương lai thì bắt buộc các doanh nghiệp Việt phải vươn ra ngoài, xúc tiến ra quốc tế, gây dựng được những thương hiệu đủ mạnh, cạnh tranh được ở quy mô khu vực, thế giới. Nhưng để làm được như vậy thì vai trò của các chính sách hỗ trợ, khuyến khích là rất quan trọng.
Một số cơ chế ưu đãi bước đầu đã được Chính phủ phê duyệt, như xem xét đề xuất giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người làm CNTT, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp... trong Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 mới đây của Chính phủ. Vụ CNTT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp cùng Bộ Tài chính xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về chính sách ưu đãi thuế, phối hợp với các tổ chức, Hiệp hội, doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài chính sửa đổi chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ sản xuất sản phẩm viễn thông, CNTT trong thời gian tới...
T.C
" alt=""/>Khuyến khích DN Việt nghiên cứu, phát triển công nghệ lõi
Steve Jobs có khả năng chi phối mọi hoạt động của Apple. Ảnh:Rex Features. |
Tình yêu đó, mà có người gọi là nỗi ám ảnh, được nhìn thấy ở mọi nơi, từ phần cứng, phần mềm, bao bì, tiếp thị, thiết kế cửa hàng bán lẻ và thậm chí là cách tổ chức nội bộ công ty.
Đó là cách đây 4 năm.
Mặc dù khách hàng Apple nổi tiếng trung thành, nhưng trạng thái bất an đang dần hiện hữu. Ngày càng có nhiều người cảm thấy “Táo cắn dở” giờ không hướng tới sự đơn giản như thời Steve. Họ phát triển theo hướng phức tạp hơn, mở rộng sang nhiều dòng sản phẩm dễ gây nhầm lẫn.
Đây chỉ là nhận định hay là thực tế? Liệu Apple đang gặp vấn đề với sự đơn giản? Hay hãng đang trưởng thành với vị thế của một công ty toàn cầu? Tính đơn giản chắc chắn là khó thực hiện hơn trước khi công ty bị soi mói quá mức. Táo khuyết tạo ra cộng đồng tín đồ khổng lồ, nhưng cũng không thiếu những người sẵn sàng hướng mũi giáo chỉ trích về phía họ.
Những ai từng làm việc cùng Steve đều yêu mến ông, qua đó dành sự ngưỡng mộ tột cùng cho Apple. Nhưng tình cảnh hiện tại khó khăn hơn nhiều thời điểm 4 năm trước. Hãy gạt bỏ cảm xúc sang một bên để đưa ra cái nhìn nghiêm túc về “tính đơn giản” của Táo khuyết hiện tại.
Steve Jobs – bậc thầy của sự đơn giản
|
Steve Jobs cầm trên tay chiếc MacBook Air năm 2008. Ảnh: AP. |
Trước tiên, chúng ta phải thừa nhận sự thật rằng, Steve Jobs là một nhân cách không thể thay thế. Vì là người đồng sáng lập, ông có sự tín nhiệm cao từ mọi phía, sở hữu bản năng phi thường, tầm nhìn rộng, tràn đầy năng lượng và luôn khơi gợi ý chí tuyệt đối cho đội ngũ nhân viên. Thật khó để Apple có lại những điều đó, dù công ty vẫn thành công.
Tim Cook có một phong cách rất khác. Hãy nhớ rằng, ông đã được lựa chọn cẩn thận bởi chính tay Steve trong việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo Apple. Và người đàn ông này biết làm cách nào để công ty vận hành hiệu quả. Tim Cook cũng thừa nhận bản thân không sở hữu nhiều tài năng như Steve, vì thế, ông sẽ dựa vào kinh nghiệm của những người khác trong các lĩnh vực mà ông ít hiểu biết, chẳng hạn như thiết kế sản phẩm và tiếp thị.
Đó là nơi mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Tầm nhìn, sức mạnh và uy tín của Steve khiến ông trở thành nhà độc tài nhân từ hiếm có, đủ sức sắp xếp tất cả các nguồn lực trong công ty, điều Tim Cook dường như không thể làm được:
Đơn giản trong các dòng sản phẩm
Apple hiện có tới 3 mẫu iPhone khác nhau, 4 chiếc iPad và 3 model Macbook. Đồng hồ thông minh Apple Watch còn đa dạng hơn cả về mẫu mã, kích thước cho đến nhãn hiệu. Hệ sinh thái của Táo khuyết đang bùng nổ để trở nên phức tạp. Đó có phải là sự thật?
Đồng hồ vẫn được coi là món đồ thời trang nên việc đa dạng chủng loại như vậy phù hợp với nhu cầu người dùng. Và trong quá khứ, Apple cũng từng có tiền lệ mở rộng dòng sản phẩm. Ví dụ như iPod trở thành món hời lớn của công ty tại thời điểm máy tính vẫn là mặt hàng chủ lực.
Khi thị trường ngày càng đa dạng, người dùng có quyền đòi hỏi thêm những thứ mới mẻ. Nếu bỏ qua nhu cầu đó, Apple vô tình đẩy khách hàng đến gần hơn với các đối thủ của mình. Ví dụ như việc hãng từng để đối thủ chiếm thị phần do duy trì chế độ màn hình bé trong thời gian dài.
Với lý do đó, các sản phẩm của Apple trở nên đa dạng hơn. Nhưng liệu có quá khi kết luận chúng trở nên phức tạp? Một công ty quan tâm tới sự đơn giản sẽ cung cấp lựa chọn đúng đắn, phù hợp nhất thay vì hàng tá thiết bị.
Đơn giản ngay trong phần mềm
Các nhà phê bình ngày càng nặng lời trước tình trạng phức tạp hóa có phần tăng nhanh trong hệ thống phần mềm của Táo khuyết. Apple Music bị tấn công không thương tiếc khiến các bộ phận công ty tỏ ra bối rối.
Phải thừa nhận rằng, hãng có khả năng tạo ra những phần mềm chất lượng, nhưng không tránh khỏi việc bị hacker nhòm ngó hoặc gặp lỗi. Chẳng phải bào chữa, nhưng dưới triều đại của mình, Steve cũng gặp vô số sự cố. Ông bị chỉ trích nặng nề về những sai lầm nghiêm trọng từ lần ra mắt dịch vụ trực tuyến MobileMe.
Thực tế thì, ngay cả những công ty tốt nhất cũng không tránh khỏi tình cảnh này. Và riêng Apple, tần suất xuất hiện lỗi ngày càng dày đặc do mức độ phức tạp của hệ thống phần mềm.
Đơn giản trong cách đặt tên
|
Steve Jobs trong một sự kiện của Apple năm 2010 - với bức ảnh chụp cùng Wozniak phía sau. Ảnh: Getty Images. |
Có một thời gian, Apple đặt tên sản phẩm vô cùng đơn giản. Máy tính chỉ có dòng Mac, còn các thiết bị khác sẽ có tiền tố “i”. Giờ đây, ngoài i-Devices còn có Apple - (như Apple Watch, Apple Pay hay Apple Music). Và phía sau chúng xuất hiện thêm những ký tự để phân biệt các phiên bản khác nhau.
Ngay như iPhone hiện tại có tới 3 model, gồm iPhone 6S, 6S Plus và SE. Cách đặt tên của Apple không còn đơn giản nữa.
Thói quen thêm hậu tố S cũng nảy sinh nhiều vấn đề. Cứ cách một năm, Apple lại mặc định thêm chữ S vào model trước đó khiến người dùng cảm tưởng đó chỉ là bản nâng cấp đơn thuần, không mang tới đột phá mới.
Nhưng kỳ thực, có những tính năng rất ấn tượng, như Siri, Touch ID hay vi xử lý 64-bit xuất hiện trên phiên bản dòng S, mà nếu không vì cách đặt tên, chúng sẽ được nâng cao giá trị hơn rất nhiều. Điều này phần nào làm hại Apple, khiến hãng gặp khó trong khoản tiếp thị sản phẩm. Nên nhớ rằng, chính Steve Jobs là người đã nghĩ ra chiến lược phát triển dòng S.
Đơn giản trong marketing
|
iPod từng là thiết bị đình đám thu hút giới trẻ. Ảnh:Getty Images. |
Nghệ thuật quảng cáo đã được Apple nâng lên tầm cao mới. Ngay cả những nhà tiếp thị hàng đầu trong các ngành công nghiệp khác cũng coi Táo khuyết là chuẩn mực vàng để học hỏi.
Đó không phải bởi vì Steve Jobs đã tạo ra hệ thống quảng cáo đồ sộ, thay vào đó ông tối giản quá trình hết mức có thể. Jobs tin tưởng một nhóm nhỏ những người sở hữu khả năng sáng tạo tuyệt vời xuyên suốt thời kỳ tại vị. Ông cũng tích cực tham vào mọi hoạt động marketing mỗi tuần.
Loại bỏ khâu trung gian, không có nhiều cấp phê duyệt và cũng chẳng có nghiên cứu nhóm tập trung trở thành nét đặc trưng của Apple. Thật khó tin, bởi rất ít công ty trên thế giới làm việc theo cách như vậy. Đó là cách Steve loại bỏ sự phức tạp trong bộ máy vận hành.
Với sự ra đi của “thầy phù thủy”, mọi thứ đang thay đổi từng ngày. Giờ đây, Apple xây dựng đội ngũ marketing quy mô lớn. Các nhóm cạnh tranh trực tiếp để tạo ra các chiến dịch mới. Ngày càng có nhiều người tham gia vào quá trình này hơn. Trên thực tế, Apple đang quản lý hệ thống marketing như một công ty lớn thay vì cách làm việc như một startup.
Sự đơn giản liệu còn tồn tại bên trong Apple?
|
Apple Watch ra mắt vào năm ngoái. Ảnh: AP. |
Không hề nghi ngờ gì, Apple hiểu hơn ai hết sức mạnh của sự đơn giản. Nó trở thành trung tâm của các sản phẩm mang thương hiệu Táo khuyết và là nền tảng cho kế hoạch phát triển trong tương lai.
Nhưng “đơn giản” là một vấn đề của nhận thức và Apple đang gặp khó để thể hiện hình ảnh đơn giản trước khách hàng.
Xuất hiện nhiều vấn đề trong bối cảnh Apple trở thành công ty có giá trị lớn nhất thế giới. Nhiều bài toán cần được giải quyết, cũng như quy trình hoạt động phải thay đổi cho phép tạo ra các sản phẩm phức tạp hơn.
Điều này nói lên rằng, mọi người cần đặt Apple trong bối cảnh cụ thể để đánh giá một cách khách quan nhất. Bất chấp những thách thức hiện tại và cả những sai sót của hãng, chúng ta phải thừa nhận thực tế, chưa có công ty công nghệ nào thành công nhờ sự đơn giản như Apple.
Chúng ta sống trong một thế giới quá phức tạp và hãng nào mang lại sự đơn giản là những người chiến thắng cuối cùng.
" alt=""/>Apple trong cuộc khủng hoảng bản sắc thời hậu Steve Jobs