Nước Mỹ và thế giới thời Trump 2.0: Những thay đổi và tác động toàn cầu
作者:Kinh doanh 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-20 01:45:44 评论数:
Những thay đổi lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại của Mỹ được dự báo sẽ diễn ra,ướcMỹvàthếgiớithờiTrumpNhữngthayđổivàtácđộngtoàncầtin thể thao dù quốc gia này đang đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ vai trò ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới.
Chủ trương "Nước Mỹ trên hết - America First 2.0" của cựu Tổng thống Trump, người vừa giành chiến thắng với 312 phiếu đại cử tri, đang là đề tài nóng bỏng. Câu hỏi đặt ra là trật tự thế giới sẽ bị ảnh hưởng ra sao và các quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần chuẩn bị gì để thích ứng với tình hình mới này.
Bước ngoặt trong chính sách đối nội
Ông Trump đã giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 5/11, và đảng Cộng hòa cũng đã kiểm soát Thượng viện. Tuy nhiên, trước một nước Mỹ chia rẽ và đầy rẫy vấn đề, nhiệm kỳ của ông Trump được dự đoán sẽ không dễ dàng.
Ngay trong đêm chiến thắng, ông Trump đã vạch ra một lộ trình táo bạo để "phục hưng nước Mỹ". Ưu tiên hàng đầu là siết chặt biên giới phía Nam - nơi đã và đang chứng kiến làn sóng nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ với hơn 2,4 triệu người vượt biên trong năm 2023.
Khác với nhiệm kỳ đầu khi kế hoạch xây "Bức tường biên giới" với Mexico bị Quốc hội cản trở, lần này với sự ủng hộ của đa số nghị sỹ Cộng hòa ở cả hai viện, ông Trump được dự đoán sẽ có đủ nguồn lực để hiện thực hóa cam kết này.
Thực tế là trong nhiệm kỳ đầu của mình, ông Trump với 15 tỷ USD đầu tư xây dựng 452 dặm tường biên giới đã giúp giảm 40% số người vượt biên trái phép. Tuy nhiên, kế hoạch trục xuất hơn 11 triệu người nhập cư (số liệu của Pew Centre công bố mới đây) không giấy tờ đang sinh sống tại Mỹ sẽ khó hơn nhiều và có thể gây ra những tác động tiêu cực về mặt xã hội và kinh tế, đặc biệt trong các ngành như nông nghiệp và xây dựng - nơi lao động nhập cư chiếm tới 50-70% lực lượng.
Về kinh tế, chiến lược "Make America Great Again 2.0" (Đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại 2.0) nhằm "chấm dứt ngay lập tức cuộc khủng hoảng lạm phát đang tàn phá nền kinh tế, hạ lãi xuất và giảm chi phí năng lượng" như ông Trump đã cam kết khi được chính thức đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa tháng 7 vừa qua sẽ tập trung vào ba trụ cột chính là (i) Giảm lạm phát thông qua việc tăng khai thác dầu mỏ trong nước để hạ giá năng lượng; (ii) Cắt giảm thuế doanh nghiệp xuống còn 15% (thấp hơn 6% so với mức hiện tại); (iii) Thu hút sản xuất về Mỹ thông qua các ưu đãi thuế và hạn chế nhập khẩu.
Đặc biệt, việc có thể bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk làm người đứng đầu cơ quan cải cách chi tiêu chính phủ được xem là nước cờ táo bạo nhằm nhiều mục đích. Với tư duy đột phá và kinh nghiệm quản lý các công ty công nghệ hàng đầu như Tesla, SpaceX, tỷ phú Elon Musk được kỳ vọng sẽ mang đến những cải cách mang tính cách mạng trong cách vận hành bộ máy nhà nước, đặc biệt là ứng dụng trí tuệ nhân tạo và số hóa để tối ưu hóa chi phí, tạo ra những khoản tiết kiệm lớn cho ngân sách. Không chỉ vậy, với khả năng và tầm nhìn vượt thời gian của ông vua công nghệ mới cộng với những ưu đãi đặc biệt từ Tổng thống Trump, ông Musk hy vọng sẽ tiếp tục tạo ra những đột phá về công nghệ, nhất là trong lĩnh vực không gian vũ trụ, nơi gần đây Trung Quốc đã vươn lên mạnh mẽ để cạnh tranh với Mỹ.
Chuyển hướng về chính sách đối ngoại
"Nước Mỹ trên hết" phiên bản 2.0 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cách tiếp cận của Mỹ với các vấn đề quốc tế. Cụ thể, ông Trump chủ trương rút lui khỏi các điểm nóng xung đột để tập trung nguồn lực cho phát triển trong nước.
Điều này được thể hiện qua cam kết: (i) Kết thúc xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ thông qua đàm phán trực tiếp với Tổng thống Nga Putin; (ii) Giảm can dự quân sự ở Trung Đông; (iii) Yêu cầu các đồng minh NATO, Nhật Bản, Hàn Quốc tăng đóng góp chi phí quốc phòng…
Việc ông Trump thắng cử dù đã được đồng minh phương Tây công khai hoan nghênh, nhưng như các nhà phân tích quốc tế chỉ ra, thực sự là đã khiến nhiều nước cảm thấy bất ổn và lo lắng. Bên cạnh đó, theo phản ứng chính thức từ Moscow và Bắc Kinh, cả Nga và Trung Quốc cũng đều không kỳ vọng nhiều về khả năng có những thay đổi lớn trong quan hệ với Mỹ thời Trump 2.0.
Thực sự là cam kết "kết thúc xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ" cần được nhìn nhận như một chủ trương, chứ không phải là một kế hoạch cụ thể do việc giải quyết một cuộc xung đột phức tạp, liên quan đến nhiều bên và kéo dài hơn 2 năm khó có thể đạt được trong thời gian ngắn như vậy.
Nhiều khả năng là dù ông Trump có quyết tâm thì đây cũng sẽ là một quá trình đàm phán phức tạp, kéo dài và đòi hỏi có sự nhượng bộ từ tất cả các bên liên quan.
Chủ trương "Nước Mỹ trên hết" của ông Trump còn có thể tác động đến mức độ can dự của Mỹ ở châu Á cũng như tương lai của "Bộ tứ" do Tổng thống Biden lập ra.
Mặc dù Mỹ vẫn duy trì cam kết bảo vệ tự do hàng hải, nhưng việc giảm sự hiện diện quân sự và tập trung vào lợi ích kinh tế ngắn hạn có thể làm suy yếu chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" do chính Tổng thống Trump đưa ra ngay trong nhiệm kỳ đầu tiên.
Điều này đặt ra thách thức cho các nước trong khu vực nhằm duy trì cân bằng chiến lược.
Trong khi chủ trương giảm căng thẳng trên mặt trận quân sự, ông Trump có thể khởi động lại "chiến tranh thương mại toàn diện" với việc áp thuế: (i) 60% với hàng hóa Trung Quốc; (ii) 10-20% với tất cả hàng nhập khẩu khác; (iii) Thực hiện các biện pháp trừng phạt với quốc gia được cho là thao túng tiền tệ…
Nếu được áp dụng triệt để, các biện pháp trên có thể tác động mạnh đến thương mại toàn cầu, theo đó: (i) Kim ngạch xuất khẩu EU sang Mỹ giảm 1/3; (ii) Trung Quốc mất 1,7% GDP (theo một báo cáo của Morgan Stanley về tác động của chính sách thương mại của ông Trump); (iii) Gây ra làn sóng di dời chuỗi cung ứng về các nước đồng minh.
Việc áp các mức thuế cao với hàng hóa từ tất cả các nước nhập vào Mỹ có thể gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ các đối tác thương mại.
Theo những thông tin đã được báo chí đưa ra, EU đã chuẩn bị danh sách các biện pháp trả đũa, nhắm vào khoảng 100 tỷ USD hàng hóa của Mỹ. Trung Quốc cũng có thể trả đũa bằng việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm và các nguyên liệu quan trọng khác cho chuỗi cung ứng công nghệ của Mỹ.
Những động thái trên có thể dẫn đến một cuộc chiến thương mại toàn cầu, làm gián đoạn chuỗi cung ứng và đẩy lạm phát tăng cao ở nhiều nước.
Bên cạnh đó, cũng theo một số chuyên gia kinh tế, cuối cùng thì chính người tiêu dùng Mỹ là đối tượng phải trả giá cho phần lớn số tiền đánh thuế nhập khẩu thu được cho ngân sách Mỹ; và vì vậy, hiệu quả của chính sách này có thực sự hiệu quả và bền vững hay không vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Cùng với đó, nhiều khả năng là nước Mỹ trong giai đoạn Trump 2.0 sẽ ít mặn mà với các tổ chức đa phương khu vực cũng như toàn cầu.
Trước hết, ông Trump có thể sẽ yêu cầu rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris 2015 như ông đã từng làm năm đầu tiên trong nhiệm kỳ 1 của mình. Ngoài ra, những chờ đợi nước Mỹ sẽ gia nhập tổ chức kinh tế/thương mại CPTPP sẽ không sớm diễn ra. Tuy nhiên, ít có khả năng Mỹ sẽ dừng quá trình chuyển đổi năng lượng và cắt giảm hàng triệu USD "Trợ cấp Xanh"…
Thách thức và cơ hội đan xen, nhưng quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển
"Quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển dù ai thắng cử" là tuyên bố mà Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Mark Knapper đã đưa ra khi theo dõi kết quả bầu cử vừa qua. Nhận định đó là có cơ sở dựa trên thực tế quan hệ song phương đã phát triển trong suốt mấy chục năm qua, trong đó cá nhân ông Trump cũng đã có những đóng góp cụ thể quan trọng, mà đỉnh cao là việc nâng cấp lên Đối tác Chiến lược Toàn diện từ tháng 9/2023.
SpaceX của Elon Musk đã yêu cầu các nhà cung cấp Đài Loan chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi hòn đảo này, mở ra cơ hội cho Việt Nam.
Mặc dù vậy, do chính sách bảo hộ chung mà ông Trump sẽ theo đuổi, giới doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị cho những thách thức mới như: (i) Nguy cơ bị áp thuế cao (15-20%) với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào Mỹ; (ii) Ngành dệt may có thể mất 30-40% thị phần tại Mỹ (số liệu của Hiệp hội Dệt may Việt Nam VITAS); (iii) Đồ gỗ và điện tử sẽ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ sản xuất nội địa Mỹ.
Mặt khác, Việt Nam cũng có những cơ hội mới như việc hưởng lợi từ xu thế "friend-shoring" - sự chuyển hướng chuỗi cung ứng sang các quốc gia được coi là an toàn về mặt chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp, để tránh gián đoạn dòng chảy kinh doanh của các tập đoàn Mỹ; và đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ cao như bán dẫn, năng lượng sạch, trước hết là đá phiến và khí hóa lỏng LNG…
Dưới thời Trump 2.0, nhiều khả năng Mỹ sẽ tiếp tục duy trì cam kết bảo vệ tự do hàng hải và trật tự dựa trên luật pháp ở khu vực này. Trong bối cảnh đó, hợp tác Việt - Mỹ có triển vọng được tiếp tục quan tâm phát triển, các lĩnh vực như an ninh hàng hải, chống khủng bố, cứu trợ nhân đạo có thể được đẩy mạnh.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, việc duy trì chính sách cân bằng của Việt Nam cũng sẽ đối mặt với nhiều thách thức hơn. Chính vì thế, Việt Nam cần tiếp tục: (i) Đa dạng hóa quan hệ đối tác chiến lược với nhiều nước và khu vực; (ii) Tăng cường vai trò ở các tổ chức đa phương, đặc biệt là ASEAN; (iii) Phát triển năng lực nội sinh trong các ngành công nghiệp then chốt; (iv) Lập đường dây nóng xử lý các vấn đề nảy sinh trong trao đổi thương mại; và (v) Xây dựng cơ chế đối thoại đa phương về các vấn đề nhạy cảm…
Trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, hai nước cũng đã có lúc gặp phải một số những thách thức nhất định như về quan hệ thương mại và tỷ giá hối đoái… nhưng đều được giải quyết ổn thỏa qua trao đổi trực tiếp, cụ thể và chân thành.
Với thực tế và kinh nghiệm đó, hoàn toàn có thể tin rằng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt - Mỹ trong nhiệm kỳ 2 của ông Trump vẫn sẽ tiếp tục phát triển tốt đẹp vì lợi ích của nhân dân 2 nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực và trên thế giới.