Tết Nguyên đán đang cận kề,độngtựdochạyđuavớithờigiankiếmtiềnloTếtNguyênĐádu bao thoi tiet 3 ngay toi những ngày này, bà Văn Thị Lương (quê Hưng Yên), bán hoa quả rong tại Hà Nội đang đếm ngược từng ngày để được về quê đoàn tụ cùng gia đình. Với những lao động tự do xa quê như bà Lương, Tết có sự mong đợi và cả không ít nỗi lo.
Hàng ngày, dù trời mưa cũng như trời nắng bà Lương đều ra đường bán hàng từ sáng sớm, đến tối khuya. Vất vả là thế, nhưng mức thu nhập cũng chẳng được bao, nếu không dịch bệnh, tiền lãi bán hàng còn đủ để gửi về quê trang trải cuộc sống, nhưng cả năm nay, dịch bệnh liên miên, có những thời điểm hàng rong bị cấm bán, bà Lương còn không đủ tiền chi trả sinh hoạt phí tại thành phố.
“Ngày xưa ở quê nhà có 2 thửa ruộng, nhưng vì sức khỏe yếu không làm được nên 2 vợ chồng đành bán ruộng lên Hà Nội bán hàng rong. 20 năm bán hàng rong, nhưng 2 năm nay là thời điểm khó khăn nhất, mỗi đợt giãn cách không bán được hàng, tôi lại phải xoay sở đi làm thuê khắp nơi, ai thuê gì cũng làm. Nhưng vì mắt không được tốt, làm chậm nên mỗi ngày cố lắm có khi cũng chỉ được hơn 100.000-200.000 đồng”, bà Lương tâm sự.
Theo bà Lương, thông thường, giáp Tết là thời điểm mua bán tấp nập, thế nhưng năm nay, không khí Tết chưa mấy nhộn nhịp, người mua hàng ít, nhiều hôm hàng hóa ế ẩm. Dù thu nhập giảm nhiều so với lúc trước, nhưng ngày nào bà Lương cũng miệt mài đạp xe khắp các ngõ phố với 2 sọt hoa quả, mong bán được hàng lấy tiền về quê tiêu Tết.
Ở quê không có ruộng vườn, công việc ổn định, nhiều năm nay, bà Kim Thị Huệ (Nam Định) đã lên Hà Nội mưu sinh bằng việc bán bánh mỳ, trứng và một số đồ ăn vặt. Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội lên đến hàng nghìn ca mỗi ngày, việc ăn uống hàng quán, vỉa hè của người dân cũng vì thế mà hạn chế hơn, gánh hàng của bà Huệ cũng có khi may ra thì hết, có ngày ế ẩm còn nguyên.
Dù bán không được bao nhiêu, nhưng ngày nào bà Huệ cũng “tăng ca” từ 7h sáng đến 10h, 11h đêm, mong sao có thể kiếm thêm thu nhập trang trải ngày Tết.
Trong tiết trời rét buốt mưa phùn những ngày cuối năm, chị Nguyễn Thị Hải (Thanh Hóa) cùng chiếc xe đạp cũ đi khắp các ngõ ngách để thu mua phế liệu. Đạp xe từ sáng đến quá trưa, chị Hải mới mua được một ít giấy vụn, bìa cát tông.
“Những năm trước, tầm này lúc nào xe hàng cũng đầy ắp, cứ mua rồi lại đi bán liên tục, các gia đình thường dọn dẹp, bỏ đi những đồ cũ không dùng để trang hoàng nhà cửa đón Tết, nhưng năm nay không khí im ắng, có khi đi cả ngày chỉ được vài cân giấy, vỏ chai…”, chị Hải chi sẻ.
Ngoài bán sắt vụn, giáp Tết, chị Hải còn nhận dọn nhà theo giờ, song đến giờ vẫn chưa có ai thuê.
Tết đang đến gần, chị Hải đếm từng ngày để được về bên gia đình, cùng với sự mong ngóng, là nỗi lo tiền bạc, sức khỏe, lại cộng thêm quy định về phòng dịch tại các địa phương thay đổi từng ngày, chị vẫn thấp thỏm không biết Tết này có đủ tiền về quê ăn Tết?
Dù không phải xa quê kiếm sống, nhưng anh Nguyễn Anh Dũng (Hải Dương) cũng đang chật vật xoay sở để có cái Tết tương tất. Làm nghề lái taxi tự do, anh Dũng cho biết từ khi dịch bệnh, hành khách chủ yếu đi lại bằng các phương tiện cá nhân, ngày nào anh đứng đợi tại các bến xe, ga tàu, điểm dừng đỗ thường xuyên của một số xe khách liên tỉnh, mong có thể gặp được khách đi, thế nhưng có những ngày ngồi “phục kích” trên xe từ sáng đến đêm khuya cũng không có khách.
“Vay tiền ngân hàng để mua xe chạy, đến nay tiền gốc mua xe vẫn chưa trả hết, tiền thu nhập hàng ngày thì bèo bọt, có ngày đợi từ sáng đến trưa không có khách, có khi khách đi gần chỉ 20.000-30.000 cũng chở để bù vào tiền xăng. Gần Tết cũng chỉ mong mỗi ngày kiếm được vài trăm nghìn để trang trải sinh hoạt gia đình”./.
Theo VOV
50 cái Tết người dân TP.HCM vẫn xếp hàng xin chữ ông đồ
Tháng Chạp hàng năm, ông Cầu lại bày mực tàu, giấy đỏ viết liễn phục vụ Tết. Năm nay, bất chấp dịch bệnh tác động đến nhiều ngành nghề, chữ của ông vẫn "đắt như tôm tươi".