Kinh doanh

TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-16 05:37:05 我要评论(0)

TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025Q.HuyThứ năm, 05/12/2024 - 17:49 (Dân trí) - Dịp Tltd anhltd anh、、

TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025

Q.HuyQ.Huy

(Dân trí) - Dịp Tết Dương lịch 2025, TPHCM dự kiến tổ chức điểm bắn pháo hoa tầm cao tại đầu hầm vượt sông Sài Gòn và 2 điểm tầm thấp tại quận 11 và TP Thủ Đức.

UBND TPHCM vừa xin phép Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho tổ chức bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch 2025. Điểm bắn tầm cao được tổ chức tại khu vực đầu hầm vượt sông Sài Gòn (TP Thủ Đức). Điểm bắn tầm thấp được đặt tại Công viên Văn hóa Đầm Sen (quận 11) và Khu đô thị Vạn Phúc (TP Thủ Đức).

TPHCM bắn pháo hoa tại 3 địa điểm đón năm mới 2025 - 1

Trận địa pháo hoa tại đầu đường hầm vượt sông Sài Gòn trong đêm giao thừa Tết Dương lịch 2024 (Ảnh: Nam Anh).

Thời gian tổ chức bắn pháo hoa là từ 0h đến 0h15 ngày 1/1/2025. Kinh phí thực hiện được sử dụng từ nguồn xã hội hóa.

Ngoài hoạt động bắn pháo hoa, TPHCM sẽ tổ chức chương trình countdown (đếm ngược) đón năm mới 2025 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1). Các chương trình biểu diễn nghệ thuật được tổ chức tại các huyện ngoại thành trong đêm giao thừa và ngày đầu tiên của năm mới.

TPHCM cũng tổ chức nhiều hoạt động thể dục thể thao khác dịp Tết Dương lịch năm 2025. Các tuyến đường trung tâm thành phố sẽ được trang trí ánh sáng nghệ thuật.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Tổng thống Mỹ Joe Biden cầm một tấm silicon khi ông tham gia Hội nghị thượng đỉnh CEO về khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và chất bán dẫn tại Nhà Trắng, ngày 12/4/2021. Ảnh: AP

Phát biểu trước một phiên điều trần tại Thượng viện diễn ra vào ngày 20/4 vừa qua, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho rằng, đất nước đang đối mặt với “cuộc khủng hoảng” do thiếu khả năng sản xuất chất bán dẫn, sự thiếu hụt này gây “rủi ro cho an ninh quốc gia và rủi ro cho an ninh kinh tế”.

Và để hỗ trợ đầu tư vào sản xuất chất bán dẫn trên đất Mỹ, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã lên kế hoạch chi 50 tỷ USD cho lĩnh vực bán dẫn trong gói tái cấu trúc cơ sở hạ tầng và khôi phục nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD.

Tuyên bố của Bộ trưởng Thương mại Mỹ được đưa ra chỉ vài giờ sau khi Huang Libin, một quan chức của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh rằng, Trung Quốc sẽ khuyến khích các tổ chức tư nhân và nước ngoài đầu tư nhiều hơn vào ngành công nghiệp bán dẫn để củng cố chuỗi cung ứng. Bộ cũng đang cố gắng tổng hợp thông tin nhu cầu chip từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc để giúp họ tìm kiếm nhà cung cấp.

Các tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang cố gắng tăng cường khả năng tự chủ trong các ngành công nghiệp bán dẫn của họ và trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chip bán dẫn cho xe hơi trên toàn cầu hiện đã lan sang các sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Mỹ được xem là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về thiết kế chip bán dẫn và sản xuất phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) nhưng đang bị tụt hậu về sản xuất chip bán dẫn, trong khi Trung Quốc đang phải vật lộn để cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu các mạch tích hợp (IC) tiên tiến.

Theo một báo cáo của công ty tư vấn Boston Consulting Group (BCG) và Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Mỹ (SIA) thì Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia lớn nhất thị trường bán dẫn, mỗi quốc gia chiếm 25% lượng bán dẫn tiêu thụ trên toàn cầu.

Báo cáo cho biết rằng, để cung cấp đầy đủ chuỗi cung ứng bán dẫn nhằm có thể đáp ứng mức tiêu thụ chất bán dẫn hiện tại của mỗi quốc gia thì cần phải đầu tư trực tiếp ít nhất 1 nghìn tỷ USD, điều này làm tăng chi phí của các vi mạch thành phẩm lên 65% và cuối cùng dẫn đến giá thành sản phẩm điện tử cao hơn.

Trong những năm gần đây, cả Mỹ và Trung Quốc đều phụ thuộc chủ yếu vào công ty đúc bán dẫn hàng đầu thế giới TSMC của Đài Loan trong việc sản xuất chất bán dẫn. Đây là công ty chuyên sản xuất chất bán dẫn cho các công ty công nghệ Mỹ như Apple, Intel, AMD, Nvidia và Qualcomm.

Mặc dù các công ty công nghệ trên của Mỹ vẫn kiểm soát tài sản trí tuệ của chip bán dẫn và có quyền truy cập vào phần mềm EDA, nhưng họ phải thuê TSMC chế tạo các tấm silicon để tiết kiệm chi phí.

Trong khi đó, báo cáo của BCG-SIA cho biết, các công ty sản xuất chip bán dẫn nội địa của Trung Quốc vẫn tụt hậu so với các công ty khác trên toàn cầu và phụ thuộc vào công nghệ có nguồn gốc nước ngoài để thiết kế và sản xuất chất bán dẫn.

Nỗ lực tự cung tự cấp chip bán dẫn của Trung Quốc đã được đẩy mạnh sau khi Mỹ tận dụng vị thế thống trị của mình trong lĩnh vực bán dẫn để làm tê liệt gã khổng lồ công nghệ Huawei của Trung Quốc, cấm họ mua các loại chip bán dẫn thương mại và dịch vụ sản xuất tấm wafer tại các xưởng đúc như TSMC.

Phan Văn Hòa(theo SCMP)

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Áp lực của nhà sản xuất Đài Loan tại “Hồng Môn yến” ngành bán dẫn

Sự thiếu hụt chip ô tô đã lan rộng sang các ngành nghề sản xuất khác, khiến TSMC buộc phải chịu sức ép lớn tại hội nghị thượng đỉnh do Tổng thống Biden tổ chức.  

" alt="Các nguy cơ chuỗi cung ứng chất bán dẫn khiến Mỹ và Trung Quốc lo lắng" width="90" height="59"/>

Các nguy cơ chuỗi cung ứng chất bán dẫn khiến Mỹ và Trung Quốc lo lắng