当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Qabala với Neftchi Baku, 19h30 ngày 29/3: Cửa trên ‘tạch’ 正文
标签:
责任编辑:Kinh doanh
Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn
Việt Nam dự kiến đưa lao động sang Hy Lạp làm việc.
Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, 3 doanh nghiệp nêu trên được chuẩn bị nguồn theo hợp đồng cung ứng đã ký với đối tác Liên minh Hợp tác nông nghiệp quốc gia Hy Lạp (Etheas) để cung ứng lao động đi làm việc tại Công ty Berryplasma World LLC, Hy Lạp.
Về yêu cầu kỹ năng nghề, 3 công ty dự kiến không tổ chức đào tạo kỹ năng nghề cho người lao động mà tuyển lao động ngành nông nghiệp đã có kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng nghề.
Về trình độ ngoại ngữ, doanh nghiệp đưa lao động đi tự tổ chức đào tạo tiếng Anh cho những người lao động chưa hoặc có trình độ tiếng Anh chưa cơ bản và không thu học phí, chỗ ở của người lao động trong thời gian tham gia khóa học.
Thời gian chuẩn bị nguồn lao động từ tháng 7/2023 đến tháng 9/2023.
Cục Quản lý lao động ngoài nước nhấn mạnh, cả 3 công ty không được thu bất kỳ khoản tiền nào của người lao động trước khi hợp đồng cung ứng lao động được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và người lao động đã ký hợp đồng đi làm việc tại Hy Lạp.
Hy Lạp là thị trường mới, do đó, Bộ LĐ-TB&XH đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động ngoài nước tăng cường công tác quản lý nhà nước về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này trong khi hai nước chưa ký kết thỏa thuận nhằm bảo đảm công khai, minh bạch.
Người lao động nếu cần được hỗ trợ thông tin về thị trường hoặc cung cấp thông tin về đối tượng trung gian, lừa đảo có thể liên hệ Cục Quản lý lao động ngoài nước theo số điện thoại 024.38249517, số máy lẻ 508.
" alt="Tuyển dụng 150 lao động đi làm việc ở Hy Lạp"/>Nhận định, soi kèo HJK Helsinki vs VPS Vaasa, 22h00 ngày 19/4
Nhận định, soi kèo Turon Nukus vs Olympic FK Tashkent, 20h00 ngày 7/4
Nhận định, soi kèo Rotherham United vs Middlesbrough, 19h00 ngày 1/5
Kirk Kellerhals (giữa) cùng người cha và người mẹ gốc Việt (Ảnh: People/Kirk Kellerhals)
Trong suốt những năm tháng cuộc đời, Kellerhals, 50 tuổi, “chật vật” với danh tính và gốc gác thật sự của bản thân. Người đàn ông đến từ Norfolk, Virginia được nhận nuôi bởi một cặp vợ chồng đại úy quân đội người Mỹ sau khi ông được sinh ra tại Việt Nam.
Trong suốt nhiều năm, cả cha mẹ nuôi và Kellerhals đều tin rằng cha mẹ ruột của ông đã qua đời.
“Trong tài liệu, mẹ tôi là người Việt Nam và được ghi nhận đã qua đời. Cha tôi cũng có thông tin là đã qua đời. Tôi đã lớn lên với suy nghĩ cha mẹ ruột của mình đã không còn trên cõi đời này nữa”, Kellerhals trả lời phỏng vấn People.
Kellerhals, người đàn ông có tóc đen và da màu tối, nói rằng ông thường bị nhầm lẫn về mặt sắc tộc với diện mạo này. Dù ông biết mình có một nửa dòng máu là Việt Nam, nhưng gốc gác chi tiết về bản thân ông vẫn là điều bí ẩn.
Suy nghĩ đó vẫn luôn khiến người đàn ông này day dứt cho tới 2 năm trước, khi Kellerhals thử ADN thông qua chương trình “Family Tree DNA” nhằm xác định sắc tộc của mình. Vợ ông đã thúc giục chồng thử nghiệm và điều này đã thay đổi toàn bộ cuộc đời ông.
“Tôi quyết định rằng hãy đi thử để dẹp bỏ đi những đồn đoán về gốc gác của mình. Vì vậy, tôi đã đi nộp mẫu thử ADN. Tôi biết khi mình làm vậy thì sẽ có cơ hội tìm ra được anh em họ hàng. Tôi chỉ kỳ vọng như thế, thậm chí tôi cũng không hy vọng nhiều sẽ phát hiện được ra bất cứ điều gì”, Kellerhals nói.
"Phép màu" sau 50 năm xa cách
Bà Thuy-Nga Thi Nibblett khi còn trẻ (Ảnh: People/Kirk Kellerhals)
Sau 4 tuần, một bức thư điện tử từ một cái tên xa lạ xuất hiện trong hòm thư của Kellerhals. “Cái tên có vẻ giống như từ châu Phi và tôi nghĩ đó là một trò lửa đảo, vì vậy tôi cũng không mặn mờ với việc mở bức thư ra”, ông cho hay.
Tuy nhiên, chỉ vài phút sau, Family Tree DNA gửi cho Kellerhals một bức thư điện tử khác. “Đó là một dòng thông báo rằng có người sở hữu ADN khớp với tôi. Khi mở lá thư, tôi nhận ra cái tên trong đó khớp với người vừa gửi thư điện tử cho mình. Đó là khi tôi thực sự chú tâm. Chúa ơi, đó là một cái tên Việt Nam. Tôi cảm thấy hốt hoảng”, Kellerhals nói.
Sau khi mở lá thư từ người lạ, người đàn ông 50 tuổi nhìn thấy số điện thoại. Không lâu sau đó, ông đã có cuộc trò chuyện đầu tiên với người mẹ mà ông nghĩ mình đã mất từ rất lâu.
“Đó là khoảnh khắc siêu thực. Đó là một trong số ít những lần tôi phải ngồi xuống, lấy hơi thật mạnh và cố gắng tự nhủ rằng mình đang không nằm mơ”, Kellerhals.
Mẹ ông, Thuy-Nga Thi Nibblett, 67 tuổi, giải thích rằng cha mẹ bà đã nổi giận khi con gái mình có bầu với một người lính Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam.
“Cha đẻ tôi về Mỹ trước khi mẹ tôi nhận ra mình có bầu và nói cho ông biết”, Kellerhals nói.
Theo bà Nibblett, cha mẹ bà đã gửi Kellerhals tới một trại trẻ mồ côi dù bà không muốn như vậy. Năm 1971, bà đã tới Mỹ và tìm kiếm con trai trong gần 50 năm.
Sau 50 năm thất lạc, Kellerhals đã đoàn tụ với cha mẹ (Ảnh: People/Kirk Kellerhals)
Tuy nhiên, mọi chuyện chưa dừng lại ở đó khi bà Nibblett tiết lộ rằng cha ruột của ông Kellerhals vẫn còn sống. Ông Sheldon “Skip” Soule, 76 tuổi, sống tại New York.
“Cả thế giới của tôi như đảo lộn vì tôi sống trong 50 năm nghĩ rằng tôi đã mất cha mẹ”, Kellerhals chia sẻ.
Cả gia đình nhanh chóng đoàn tụ với nhau và Kellerhals nhận ra ông có rất nhiều họ hàng từ 2 bên.
Kellerhals thừa nhận mọi việc đến quá bất ngờ và khiến ông cảm thấy rất khó để có thể hiểu hết được mọi chuyện từ đầu. “Kết quả cuối cùng rõ ràng là phước lành. Phước lành cho tất cả mọi người”, ông nói.
Mặc dù đã xa cha mẹ 50 năm nhưng Kellerhals thừa nhận rằng khi gặp cha mẹ ruột, ông có cảm giác chưa bao giờ bị chia cắt. “Khi chúng tôi trò chuyện, cảm giác tình thân rất tự nhiên. Bạn không thể mô tả bằng lời. Từ cuộc nói chuyện đầu tiên, tôi đã nói rằng mình yêu bố mẹ”, Kellerhals nói.
Đức Hoàng
Theo People
" alt="Hành trình tìm lại cha mẹ đẻ sau 50 năm của người đàn ông Mỹ gốc Việt"/>Hành trình tìm lại cha mẹ đẻ sau 50 năm của người đàn ông Mỹ gốc Việt