Một đại lý bán xe điện tại Trung Quốc. Ảnh: Gia KhánhKhi mức tồn kho ở mức cao, các đại lý buộc phải cân đối lại chi phí tài chính và vốn, dẫn tới việc các đại lý đã buộc phải bán xe với mức chiết khấu lớn để tồn tại.
Không dừng lại ở đó, báo cáo cho biết cuộc chiến giá xe đã khiến các đại lý ô tô bán xe dưới cả giá bán vốn, dẫn đến tình cảnh "càng bán càng lỗ", nguy cơ đứt gãy chuỗi tài chính là rất cao, khi các đại lý có thể mất khả năng trả nợ các khoản vay đến hạn.
Theo CADA, tỷ lệ chiết khấu bình quân cho mỗi xe mới bán tại Trung Quốc là 17,4%, dẫn đến khoản lỗ lũy kế lên tới 138 tỷ nhân dân tệ (tương đương 19,6 tỷ USD) trong 8 tháng của năm 2024, tác động lớn đến sự phát triển của ngành bán lẻ ô tô.
CADA cho rằng nhiều doanh nghiệp tư nhân sẽ được hưởng lợi từ gói hỗ trợ tài chính và các ưu đãi mở rộng dành cho người mua ô tô. Báo cáo kêu gọi Chính phủ thông qua các quyết sách để các tổ chức tài chính hỗ trợ các đại lý ô tô bằng các khoản vay để duy trì sự ổn định của thị trường.
Trong khi đó, Tổng Cục quản lý nhà nước về quy chế thị trường (SAMR) cho biết trong tháng này họ đã gửi cảnh báo tới các hãng xe lớn như Volkswagen, Audi, BMW, Mercedes-Benz và Jaguar Land Rover. Cơ quan chống độc quyền này của Trung Quốc cho rằng họ có khả năng vi phạm luật chống độc quyền.
SAMR cho biết các nhà sản xuất ô tô đang gây áp lực lên các đại lý để đưa ra kết quả đảm bảo khối lượng sản xuất và mức lợi nhuận. Cơ quan này yêu cầu 5 hãng xe kể trên tăng cường tuân thủ pháp luật.
Theo Nikkei Asia
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Ô tô điện Trung Quốc “giảm giá đến chết” và câu hỏi về chất lượng?Hàng triệu ô tô điện Trung Quốc đã tràn ra thế giới, với những sản phẩm giá rẻ, đi kèm theo đó là những câu hỏi nghi ngờ về chất lượng.">