Chị Nguyễn Thị Thu Hà, phụ huynh cho biết, con chị trúng tuyển vào trường theo phương thức xét tuyển học bạ. Theo tìm hiểu của chị, Trường THPT Tô Hiến Thành thành lập gần 30 năm nay, có tên trong danh sách của Sở GD-ĐT.
“Các năm trước trường vẫn tuyển sinh bình thường nên sau khi con nhập học 3 tháng mới phát hiện nhà trường đang 'dạy chui', tôi thấy lo lắng và bất an về tương lai của con cũng như 173 bạn lớp 10 khác”, nữ phụ huynh nói.
Tương tự, chị Trần Hằng Nga, một phụ huynh khác cho biết, khi con không đỗ trường công lập, gia đình chọn Trường THPT Tô Hiến Thành vì gần nhà. Việc học của con diễn ra bình thường cho tới khi chị Nga biết trường con đang học không được cấp phép tuyển sinh lớp 10 năm nay.
Chia sẻ với báo chí, đại diện Trường THPT Tô Hiến Thành thừa nhận nhà trường đã tuyển sinh khi chưa được cấp phép.
Sau khi sự việc “vỡ lở”, nhà trường đã họp phụ huynh, đồng thời đề xuất với Sở GD-ĐT Hà Nội cho phép chuyển 174 học sinh lớp 10 trường này về trường THPT Văn Lang (quận Đống Đa, Hà Nội).
Tuy nhiên, việc này còn liên quan đến chỉ tiêu tuyển sinh của trường xin chuyển đến có đủ không, cơ sở vật chất có đáp ứng, mức học phí chênh lệch giữa hai trường, tổ hợp môn lựa chọn có trùng khớp...
Về sự việc này, đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, Trường THPT Tô Hiến Thành đã báo cáo và đơn vị cũng nắm được sự việc. Trước mắt, Sở sẽ phối hợp các cơ sở để tìm phương án giải quyết tốt nhất trên tinh thần đảm bảo quyền lợi cho học sinh.
Về việc nhà trường “dạy chui”, Sở khẳng định sẽ tiến hành xử lý sau khi sắp xếp ổn định mọi việc.
Quy trình giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 được Sở GD-ĐT thực hiện khá chặt chẽ. Theo kế hoạch hàng năm, Sở có văn bản quyết định thành lập các đoàn kiểm tra điều kiện tuyển sinh lớp 10 của tất cả các trường công lập, tư thục, trung cấp, cao đẳng, sau đó các đoàn sẽ kiểm tra trực tiếp tại từng đơn vị, nhà trường.
Nội dung kiểm tra tập trung vào điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, việc thực hiện công khai về tài chính, công khai về chất lượng giáo dục và cam kết về chất lượng giáo dục...
Căn cứ kết quả kiểm tra, Sở GD-ĐT sẽ giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho từng trường. Các trường không đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục sẽ không được giao chỉ tiêu. Thời gian giao chỉ tiêu tuyển sinh vào khoảng tháng 4 hàng năm.
Sau lần giao chỉ tiêu đợt 1, với những cơ sở chưa đủ điều kiện, Sở GD-ĐT tạo cơ hội để trường hoàn thiện, bổ sung nội dung còn thiếu và sẽ tiếp tục có các đợt giao chỉ tiêu bổ sung. Tháng 7/2024, Sở GD-ĐT giao bổ sung hơn 1.500 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường THPT ngoài công lập, trung tâm GDNN - GDTX.
Đến giữa tháng 9/2024, Sở GD-ĐT Hà Nội tiếp tục giao chỉ tiêu lớp 10 năm học 2024-2025 cho 4 trường với tổng 117 chỉ tiêu. Cũng tại thông báo này, Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: không giao chỉ tiêu tuyển sinh đối với Trường THPT Tô Hiến Thành.
Với những thí sinh xét tuyển ngành Dược học và Hóa dược theo phương thức 3 và 4 cần có kết quả học tập THPT từng năm học của mỗi môn Toán, Lý, Hóa từ 7 trở lên. Riêng phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi trở lên.
Trường ĐH Dược Hà Nội miễn điều kiện “Tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của một trong các tổ hợp môn xét tuyển của ngành (bao gồm cả điểm ưu tiên khu vực và điểm ưu tiên đối tượng, không bao gồm điểm khuyến khích) đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ GD-ĐT đối với ngành Dược học và đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Trường ĐH Dược Hà Nội đối với các ngành còn lại” đối với các thí sinh đạt điểm trúng tuyển phương thức 2A, 2B và có tên trong danh sách được miễn thi tốt nghiệp THPT.
Năm ngoái, mức điểm chuẩn vào Trường ĐH Dược Hà Nội dao động từ 23,81 – 25 điểm.
Điểm sàn Trường ĐH Mở Hà Nội cao nhất 22,25Mức điểm sàn vào Trường ĐH Mở Hà Nội năm 2024 dao động từ 17 – 22,25 điểm. Trong đó, ngành Luật Quốc tế ở tổ hợp C00 tăng 1,25 điểm." alt=""/>Điểm sàn Trường ĐH Dược Hà Nội năm 2024