Máy có độ mỏng tương đương iPhone 4. |
Máy có độ mỏng tương đương iPhone 4. |
Hơn 30 năm làm nghề, NSND Nguyễn Hải được khán giả phong danh hiệu "trùm phản diện" phim Việt. Từ Trịnh Khả của "Chuyện làng Nhô", lão Cấn của "Quỳnh Búp bê" cho đến"Thượng tá biến chất" Trần Như Tuất của "Bão ngầm", NSND Nguyễn Hải đều khắc họa thành công bằng lối diễn tự nhiên như hơi thở cùng gương mặt "không cần diễn đã toát lên chất đểu".
Bước ra ngoài đời, người đàn ông ngồi trước mặt chúng tôi hôm nay lại là một - Nguyễn Hải - rất - khác.
Ẩn sau vị Đại tá công an cương trực, thẳng thắn, sau người đàn ông tự nhận mình đôi lúc cũng "gia trưởng ra phết" là những phút giây yếu lòng chưa bao giờ được kể trên mặt báo.
Nhấp ngụm cà phê đen - đắng - không đường - không đá, lần đầu tiên, anh trải lòng với PV Dân trí về những lần rơi nước mắt trong đời...
Thượng tá Trần Như Tuất - vai diễn mà anh đảm nhiệm trong phim "Bão ngầm" đang được khán giả đặc biệt quan tâm. Anh từng chia sẻ: "Phải diễn thế nào để các bạn đang còn chức, các bạn đã nghỉ hưu, đồng đội của tôi, kể cả những người em - người anh đã là tội nhân không thể coi thường tôi được". Màu sắc vai diễn "công an biến chất" được anh xây dựng như thế nào?
- Trong tiểu thuyết "Bão ngầm" của TS. Trung tá Đào Trung Hiếu, tên nhân vật vốn là Thân Như Tuất. Sau khi quay một số cảnh, tôi góp ý với đạo diễn Đinh Thái Thụy, tên nhân vật như thế bị thô về mặt hình tượng.
Tôi gợi ý đổi sang họ Trần. Mọi người đồng ý, tôi tự làm biển hiệu Trần Như Tuất cho nhân vật.
Trần Như Tuất là tên gọi hợp với "đồng chí" ấy. Tôi xưng hô như vậy vì dù sao nhân vật cũng là "đồng nghiệp" của tôi.
Họ "Trần" là bởi nhân vật này ngay từ đầu đã tự "bóc trần" về bản chất, không giấu diếm lòng tham tiền - quyền.
Tôi xây dựng nhân vật như một con "kì nhông" đang luồn lách trong lực lượng, cần loại trừ ngay. Tuất khi mặc cảnh phục thì nói dịu dàng, nhẹ nhàng nhưng khi mặc quần áo dân thường, làm ăn phi pháp giọng nói "chợ giời" hơn.
Tôi cũng vỡ lẽ ra, lực lượng chúng tôi không có đối tượng hoạt động dạng mafia để thao túng quyền lực lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương mà chỉ có sự biến chất, thoái hóa.
Bạn bè, đồng đội vấp ngã, mình buồn, đau, tủi chứ nhưng hãy tin họ sẽ gượng dậy, bước qua chốn lao tù để làm lại cuộc đời...
Phim đã đi được nửa chặng đường, anh nghĩ rằng, diễn xuất của mình đã thuyết phục được đồng đội và cả những tội nhân mà anh vừa nhắc đến hay chưa?
- Đừng bao giờ nghĩ có thể làm hài lòng tất cả. Mỗi người có quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau. Tôi không diễn riêng cho ai xem nhưng dù sao, vuốt mặt phải nể mũi.
Vai diễn của tôi chỉ cóp nhặt những gì mang tính xây dựng ở đồng chí này, anh nọ, thủ trưởng kia một chút chứ không bôi xấu cá nhân cụ thể.
Vườn rau mà không có sâu thì một là rau ấy ăn vào chết người, hai là, rau đặc biệt. Thế nên, rau có sâu ắt cũng bình thường, muốn rau sạch hoàn toàn thì phải bắt con sâu ấy đi.
Thú thực, "Bão ngầm" phát sóng tôi không có thời gian để xem. Tôi đi làm phim "Rắn hổ mang" trong TPHCM, quay từ 6h sáng đến 23h đêm.
Nếu nhìn nhận ở góc độ người sáng tạo nhân vật, tôi tin mình đã đáp ứng được yêu cầu của đạo diễn. Nhận bất cứ vai nào, tôi đều tự nhủ, làm sao để đạo diễn không buồn khi mời mình. Thường sau mỗi cú bấm máy, tôi đều hỏi đạo diễn có ok không. Chưa đạt thì diễn lại theo kiểu khác đến khi nào ok mới thôi.
Với tính chất công việc, anh có kỉ niệm nào khi tiếp xúc với những đối tượng đặc biệt?
-Trong quá trình công tác, được ngành giúp đỡ, tôi từng vào, ra hơn 20 trại giam ở Việt Nam, tiếp xúc với những tử tù, phạm nhân lĩnh án chung thân. Giây phút kề cận sống, chết, họ trở về với con người đích thực.
Đó cũng là những con người bằng xương bằng thịt như chúng ta. Chỉ có điều, một lúc nào đó họ rơi vào trạng thái u mê, lũng loạn và khi bước vào trại giam, họ mới đột quỵ về tư duy rồi tỉnh ngộ. Có người tự nhận: "Anh ngu quá".
Tôi nghĩ, lúc ta phục mình nhất là khi tự thừa nhận mình ngu, khiếm khuyết.
NSND Nguyễn Hải tiết lộ chuyện vào thực tế tại 20 trại giam (Video: Toàn Vũ).
Hỏi thực, anh có lo vai diễn của mình sẽ mang tính "đụng chạm"?
- Chúng ta đừng sợ đụng chạm. Trong vai Trần Như Tuất, tôi nói cái chưa được của một cán bộ cấp phó phòng. Đam mê quyền chức không phải là điểm xấu. Nhưng thích quyền - tiền - lãnh đạo bằng cách không trong sạch, tham ô, lừa đảo thì không chấp nhận được.
Có thể khán giả không thích nhưng mấy chục năm nay tôi vẫn theo đuổi vai phản diện, nhìn cuộc sống ở góc khuất bằng lăng kính ngược để đưa ra thông điệp cảnh báo, giúp bạn bè, anh em tránh vết xe đổ, chuyển đến khán giả thông điệp tích cực.
Bị gọi là "thằng" vì những vai diễn quá đời. Phản ứng của anh thế nào?
- Ban đầu tôi giận lắm, tôi khó chịu khi người ta gọi mình là "thằng Trịnh Khả". Đây là một nhân vật có thật ngoài đời, dù sao cũng là một thầy, bậc tiền bối, sai đã có pháp luật trừng trị nghiêm minh. Đừng bao giờ xưng hô một cách thiếu văn hóa. Họ bị tước quyền công dân nhưng vẫn là một con người.
Sau này, khi phim "Quỳnh búp bê" lên sóng, đến bây giờ có lần, một khán giả nhí gọi tôi: "Cấn, Cấn ơi... Em là fan của ông đây". Vừa khó hiểu, vừa buồn cười, lại rất đáng yêu.
Dần dần tôi mới ngẫm ra, việc mình "kích động", làm khán giả ghét cay ghét đắng cũng là thành công. Vậy thì mọi người gọi mình là "thằng" cũng được.
Nghỉ hưu, anh làm việc gấp 3 lần. Vậy đến khi nào anh sẽ cho bản thân mình "nghỉ hưu" một cách thực sự?
- Đến khi nào "liệt não" tôi mới dừng lại. Còn sống ngày nào tôi sẽ tận hiến, "nhận và cho cũng chẳng riêng mình" để sau này lìa xa cõi tạm không phải ân hận vì bất kì điều gì.
Đã nghỉ hưu nhưng dường như anh vẫn chưa có một ngày nghỉ đúng nghĩa. Để lên lịch hẹn phỏng vấn với anh, phóng viên cũng "choáng" vì anh vào Nam, ra Bắc như "con thoi"...
- Phải chia sẻ với bạn thế này, tôi nghỉ hưu theo độ tuổi Nhà nước quy định. Bây giờ tôi thuộc về nhân dân, do nhân dân quản lý, chủ động sắp xếp công việc theo những mong mỏi của nhân dân.
Ngoài công việc gia đình, với vị trí là người chồng, người cha, người ông, tôi còn là luật sư của Đoàn Luật sư Hà Nội tư vấn pháp lý miễn phí và cống hiến, đam mê theo đuổi công việc diễn xuất, thoải mái vào Nam, ra Bắc đóng phim...
Về hưu nhưng công việc của tôi lại bận bịu gấp 3 lần.
Anh từng chia sẻ khi còn đương chức, làm việc cường độ dày đặc, về nhà lúc nửa đêm rồi 4h sáng lại bay đi Nha Trang, vợ con vẫn còn đang say giấc. Bây giờ nhớ lại, anh cảm thấy thế nào?
- Năm 2003, tôi làm phim hợp tác với Mỹ, Na Uy, quay phim ở hòn Mun, Khánh Hòa. Các bạn trong đoàn phim sẵn sàng mua vé cho tôi 4h sáng ra sân bay Nội Bài, 6h bay, 8h hạ cánh xuống sân bay Cam Ranh và đón ra đảo, quay xong 17h tối lại đưa tôi vào đất liền, bay về Hà Nội để kịp giờ diễn ở Nhà hát Lớn.
Liên tục như thế. Đã có thời kỳ tôi xuống mặt đất mà lúc nào cũng thấy chòng chành như trên biển.
Suốt những năm tháng ấy và cả sau này, tôi đi công tác nước ngoài, quay ở Mỹ, Trung Quốc, vợ đảm đương mọi việc trong gia đình, chấp nhận từ bỏ con đường nghệ thuật. Cô ấy là giáo viên dạy Âm nhạc, trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Hà Nội), nuôi nấng, dạy dỗ các con học hành tử tế.
Giờ đây, một cháu đang công tác ở Bộ Công an, một cháu làm việc ở Đại học Ngoại thương. Tôi yêu và biết ơn cô ấy vì tất cả!
Người Việt có câu "trai ham tài, gái ham sắc", hẳn sẽ không ít phụ nữ ngoài kia mến phục và yêu quý anh? "Mối nguy" tiềm tàng nhiều như vậy, làm cách nào để bà xã tin tưởng cấp "visa" cho anh liên tục bay nhảy?
- Với đàn ông, sự nghiệp là quan trọng và ai cũng có cái tài riêng. Mỗi cá nhân phải tự "khêu gợi", khích lệ tài năng trong mình bộc lộ nhiều nhất. Tài năng đối với diễn viên chúng tôi là khám phá và quay lại phục vụ xã hội, luôn duy trì sự lan tỏa với khán giả, nhân dân...
Điều này trái ngược với việc lạm dụng lý do hi sinh cho nghệ thuật để lấp liếm cái sai nếu có.
Đúng là rất nhiều người ghét cay ghét đắng nhân vật phản diện tôi đóng nhưng lại thiện cảm với tôi vì tôi nói ra những điều rất thật.
Tôi mà cứ xấu như trên phim thì làm sao "tiêu hóa" được, ai dám chơi cùng, có xứng đáng là cha của các con không? Tôi phải làm gương cho các con nhìn vào. Con tôi cảm thấy nhiều khi bố lãng tử nhưng vẫn thuộc về mẹ, về con.
Nhưng hỏi thực, đã bao giờ anh rơi vào tình huống khiến bà xã phải ghen chưa?
- Phụ nữ ai mà không ghen, bạn có biết ghen không?
Phụ nữ hay đàn ông đều biết ghen. Ghen là chất xúc tác để gìn giữ hạnh phúc gia đình nhưng cần có giới hạn đừng để vượt ngưỡng. Đó là ghen phản tác dụng, gây hậu quả nghiêm trọng.
Vậy ghen phải có văn hóa chứ!
Anh kể, NSND Trần Nhượng nói cứ nhìn mặt anh đã ra chất đểu nên không cần diễn nhiều. Sự "đểu" ấy có gây phiền phức đến cuộc sống riêng của anh?
- Trong cuộc đời nhiều thăng trầm, đam mê vai phản diện, tôi từng khiến các con chịu nhiều thiệt thòi, đi học bị các bạn bàn ra tán vào, không cho ngồi chung bàn, đặc biệt là khi phát sóng "Chuyện làng Nhô".
Con gái tôi ngày bé xem bố đóng phim mà cứ nhìn thấy bố là nấp sau bộ salon. Nhưng sau này, khi lớn hơn, các con dần hiểu ra và yêu bố.
Không phải Trịnh Khả, lão Cấn, Trần Như Tuất, nếu để anh tự họa về Đại tá - NSND Nguyễn Hải, đó sẽ là bức chân dung như thế nào?
- Tôi xin phép hãy để công chúng cảm nhận.
Riêng có điểm này, tôi thừa nhận, bản thân không đẹp trai mà chỉ là một nghệ sĩ lãng tử. Tôi không bao giờ thích khoe mình nhưng luôn tự hào là Đại tá Công an Nhân dân, và vợ tôi ủng hộ điều đó.
Anh lãng tử và hay cười, tôi hoài nghi không biết đã bao giờ anh phải khóc vì điều gì chưa?
- Có chứ. Tôi khóc lần đầu tiên là khi mẹ tôi mất.
Tôi khóc lần thứ hai, khi phim "Chuyện làng Nhô" phát sóng vào năm 1997, con tôi lặng lẽ bỏ học vì bị trêu có bố là "Trịnh Khả". Lúc đó tôi đã định bỏ nghề. Tôi phải chạy đôn chạy đáo xin học lại cho con. May sao, có một giáo viên trẻ mới ra trường hiểu được sự tình đã đứng ra nhận cháu vào lớp của mình.
Và lần thứ ba là khi con tôi bị tai nạn phải nhập viện. Lúc đó tôi đang đi công tác, nghe tin tôi "sốc" nhũn người, còn vợ tôi thì ngất.
Nhưng tôi nhanh chóng bình tĩnh lại, yêu cầu vợ ngừng khóc để tôi tập trung lo liệu mọi việc và bước vào giai đoạn cam go, vô cùng quyết liệt là "Hành trình tìm lại sự sống cho con mình". Bây giờ thì ổn rồi, ngon rồi...
Cảm ơn NSND Nguyễn Hải!
Theo Dân Trí
" alt=""/>'Trùm phản diện' phim Việt Nguyễn Hải và những chia sẻ thầm kínĐỉnh điểm nhất là hôm anh gọi điện cho tôi báo không ăn cơm tối vì sinh nhật bạn. Nghe lý do này tôi đã ngay lập tức hình dung được hình ảnh anh lúc trở về.
Sinh nhật bạn thì vợ nào nỡ cấm, nhưng tôi biết anh sẽ lại say xỉn, trở về trong tình trạng nhếch nhác, mất hết hình tượng chỉn chu trong mắt vợ con, bạn bè. Tôi đùng đùng tức giận, thu dọn quần áo vào vali rồi đưa con về nhà mẹ đẻ. Tôi chỉ muốn tỏ rõ quan điểm của tôi để anh chấm dứt tình trạng này.
Anh không quan tâm tới cảm giác của tôi đã đành, nhưng cũng nên quan tâm tới sự an toàn của bản thân và giữ hình ảnh trong mắt con cái. Tối đó, khi tôi đã cùng con yên trí nằm trên giường ở nhà bà ngoại, anh gọi điện nhưng tôi không nghe máy. Sáng hôm sau, anh qua đón mẹ con tôi về mà tôi không chịu.
Nhìn bộ dạng của chồng, tôi biết hôm qua chắc chắn anh lại say khướt. Việc sáng sớm nay lao sang nhà bà ngoại đã là sự cố gắng rất lớn của anh nhưng tôi vẫn không thể chấp nhận mà quay về dễ dàng như vậy. Tôi muốn nhân dịp này "dạy dỗ" cho chồng một bài học. Tôi còn cẩn thận dặn mẹ không được mềm lòng đồng ý cho anh ấy sang nhà ăn tối.
Hai ngày trôi qua, anh gửi cho tôi hình ảnh phòng khách, phòng ăn bừa bãi rồi nói: "Em với con không về, ngày nào anh cũng đi ăn nhậu ở ngoài, đấy là do em ép anh".
Hai ngày tiếp theo anh nhắn: "Mai thứ Bảy, anh rủ mấy đứa ở đội bóng qua nhà ăn uống. Nếu em không về thì bao nhiêu chai rượu đẹp em trưng trên kệ tủ, anh sẽ lấy xuống uống hết. Đừng trách anh, đấy là tại em".
Tôi hoảng hồn nói qua với mẹ, đành chịu thua mà vác con về. Sự thực là nhà cửa vô cùng ngăn nắp không giống như tấm hình anh gửi cho tôi bữa trước.
Vừa đặt vali xuống một lúc thì anh đi chợ về. Anh lao vào ôm chầm hai mẹ con tôi, thái độ vui mừng không che giấu: "Sợ hết rượu nên mới về đấy nhưng thế cũng tốt rồi, đừng giận nữa. Anh biết lỗi, từ giờ sẽ hạn chế rượu bia".
Sau sự kiện này, quả thật chồng tôi tiến bộ hẳn, không còn những buổi say xỉn bệ rạc thâu đêm nữa. Khi hai vợ chồng vui vẻ trở lại, chồng tôi vẫn nhắc chuyện này. Anh bảo hôm tôi bỏ đi, lúc trở về nhà không thấy ai, anh mới nhận ra gia đình là quan trọng. Không có vợ con, cuộc sống rất đơn độc.
Thấy tôi hớn hở trưng ra bộ mặt chiến thắng, chồng nói thêm: "Nhưng đừng bao giờ sử dụng phương sách đưa con bỏ về nhà mẹ lần nào nữa. Nhà của hai vợ chồng, tại sao em lại là người phải xách vali đi? Nhiều người đã mất gia đình vì xài hạ sách này trị chồng đấy, có biết không?".
Tôi ngẩn người ngẫm thấy chồng mình nói đúng. Phụ nữ nóng giận thường dọa chồng bằng cách xách vali đi khỏi nhà, hy vọng anh ấy nhận ra giá trị của mình sẽ lập tức hối hận và sửa lỗi bằng cách đón vợ về. Nhưng nếu người kia cũng cố chấp không nhận sai thì lúc ấy phải làm sao?
Tự ý đi rồi lại tự quay về, kiêu hãnh ở đâu, khí chất chỗ nào? Rồi nếu anh ấy buồn bã đi nhậu đêm hôm, về muộn gặp sự cố xe cộ, thiếu an toàn thì sao? Hoặc giả như khi vợ rời khỏi nhà, anh rảnh rỗi tìm người phụ nữ khác để đưa đón thì sẽ thế nào? Cho nên, sau một lần giận chồng bỏ về nhà mẹ đẻ, tôi đã nhận ra "nước cờ" sai lầm của mình.
Cuộc sống hôn nhân đôi khi "cơm không lành, canh không ngọt" nhưng có nhiều cách để ngồi xuống nói chuyện với nhau giải quyết mâu thuẫn, thay vì lựa chọn đe dọa đối phương bằng cách thức bồng bột và ảo tưởng như tôi. Tại sao phải xách vali rời nhà, trong khi nhà là tài sản chung và người sai đâu phải là mình?
Theo Dân trí
Từ khi anh kết hôn, gia đình tôi ấm cúng hơn vì có bàn tay của người phụ nữ. Chị dâu vốn là thợ may, nhưng sau khi sinh em bé, chị xin nghỉ vì sức khoẻ kém. Anh tôi vẫn đi làm kiếm tiền như trước đây, vừa nuôi gia đình vừa lo tiền cho tôi đi học.
Biết hoàn cảnh của anh em tôi, lại thấy tôi ham học nên chưa khi nào tôi thấy chị phàn nàn về khoản tiền anh đưa cho tôi. Thậm chí, chị rất thương tôi. Biết tôi học tập vất vả, nên lần nào tôi về nhà, chị cũng nấu cho nhiều món ăn ngon.
Chị dâu còn cẩn thận gói cho nhiều đồ ăn mang theo lên thành phố để tôi không tốn tiền đi chợ.
Tôi được anh chị nuôi lớn và cho ăn học không thua kém gì bạn bè cùng trang lứa. Thậm chí, tôi thi đại học 2 lần mới đỗ, anh trai cũng không phàn nàn điều gì. Tôi nhớ lúc tôi thi trượt, anh chỉ nói: "Không phải lo, học lại cho kỹ rồi năm sau thi tiếp".
Tuy nhiên, một biến cố bất ngờ xảy ra. Khi tôi đang học đại học năm thứ 2, anh trai đột ngột qua đời. Anh đang làm ở công trường thì ngất xỉu. Sự ra đi của anh trai là một cú sốc lớn với tôi. Tôi quyết định bỏ học giữa chừng.
Được một thời gian thì chị dâu biết chuyện, chị không hề mắng mỏ tôi điều gì. Nhưng lời chị nói với tôi khi đó, cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ.
"Mong muốn lớn nhất của anh trai em là nhìn thấy em có bằng đại học, xin được việc làm tốt, thành công trong tương lai. Giờ anh qua đời đột ngột, chị sẽ thay anh thực hiện tâm nguyện đó.
Bằng bất cứ giá nào chị cũng nuôi em ăn học. Đừng làm anh chị thất vọng. Chị tin em sẽ thành công", chị nói.
Tôi không còn cách nào khác, ngoài việc quay trở lại trường học. Tôi vừa học vừa kiếm chỗ làm thêm để giảm áp lực kinh tế cho chị dâu. Ngày tôi tốt nghiệp đại học, chị dâu dẫn cháu lên thành phố để chia vui cùng.
Để có cơ hội và thu nhập tốt hơn trong tương lai, tôi quyết định học lên thạc sĩ. Tôi không ngờ chị dâu rất ủng hộ. Chị còn gửi tiền cho tôi mỗi tháng để tôi yên tâm đi học.
Song song với đó, chị đưa cháu về quê ngoại, xây căn nhà nhỏ để ở.
Tôi cũng ít về thăm chị. Phần vì đường sá xa xôi, phần vì chi phí đi lại tốn kém. Với lại tôi nghĩ, gọi điện thoại hỏi thăm tình hình chị ở nhà là được rồi. Nếu tôi về nhiều, mọi người thấy cảnh chị dâu, em chồng lại lời ra tiếng vào không hay. Nhưng chính suy nghĩ này khiến tôi trở thành người vô tâm, không biết chuyện chị dâu bị tai nạn.
Đó là một sáng chị đi chợ đầu mối lấy hàng, chị bị ô tô đi ngược chiều tông trúng. Chị bị thương rất nặng đến mức phải cắt cụt 2 chân. Không muốn làm tôi phân tâm, chị dâu đã cấm mọi người kể cho tôi nghe tình hình ở quê nhà.
Sau khi hoàn thành chương trình thạc sĩ, tôi tìm được việc tốt ở một công ty lớn, có mức lương cao. Khi nhận được tháng lương đầu tiên, tôi vui mừng muốn chia sẻ niềm vui với người thân. Tôi quyết định đặt vé về quê, tạo bất ngờ cho chị và cháu.
Trở về sau 2 năm, khi mở cổng bước vào nhà, tôi bàng hoàng nhìn thấy chị dâu ngồi trên xe lăn. Tôi không kìm được nước mắt.
Chị mới hơn 35 tuổi nhưng mái tóc đã bạc nhiều, khuôn mặt gầy gò, đầy vết chân chim. Dẫu vậy, lúc đó, chị mỉm cười và nói: "Không sao đâu em. Mọi chuyện đã qua cả rồi".
Tôi chỉ biết trách bản thân quá vô tâm, mải chuyện bên ngoài mà quên đi những người thân yêu. Tôi tự nhủ cố kiếm tiền để gửi về nhà và giúp chị nuôi cháu ăn học nên người như anh chị từng chăm sóc tôi.
Độc giả Quang Thanh