Khách sạn mới có tên gọi Nhà tù Hoshinoya Nara. Du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu lịch sử phong phú của cơ sở này có xuất phát từ đầu thế kỷ 20, và công ty Hoshino Resorts đảm bảo rằng họ sẽ không phải chịu đựng những điều kiện giam giữ chật chội mà các tù nhân trước đây đã trải qua.
Công ty điều hành khu nghỉ dưỡng hứa hẹn một "kỳ nghỉ đặc biệt" trong tòa nhà gạch đỏ mang tính biểu tượng của nhà tù cũ với phần nội thất đã được tân trang.
48 căn phòng - mỗi phòng được ghép lại từ nhiều buồng giam - vẫn sẽ giữ lại một số đặc điểm của nhà tù xưa, bao gồm vị trí cửa sổ được đặt cao trên tường để ngăn vượt ngục.
Khách sạn trước đó dự kiến mở cửa vào mùa hè năm 2024, nhưng lịch trình đã bị lùi lại do các yếu tố bao gồm nhu cầu khảo sát khả năng chống động đất.
Địa điểm này nằm gần công viên Nara, nơi có nhiều địa điểm du lịch như khu phức hợp đền Todai-ji.
Nhà tù Nara, được hoàn thành vào năm 1908, là minh chứng cho những nỗ lực của chính phủ thời Meiji trong việc thể hiện công tác hiện đại hóa các cơ sở giam giữ ở Nhật Bản trong thời kỳ đó.
Cổng chính theo phong cách La Mã có lối vào hình vòm và tháp hình trụ ở hai bên. Khu vực giam giữ áp dụng lối xây dựng kiểu Haviland, gồm một trạm canh gác trung tâm và nhiều khu giam giữ tách biệt tỏa ra từ giữa như cánh sao.
Theo một trang web bảo tồn lịch sử nhà tù này, nơi đây vào lúc cao điểm đã giam giữ 935 tù nhân, vượt xa sức chứa 650 người.
Nhà tù Nara được sử dụng làm nơi giam giữ trẻ vị thành niên sau khi Thế chiến II kết thúc và đóng cửa vào năm 2017. Cùng năm ấy, nơi đây được công nhận là di sản văn hóa quan trọng của quốc gia.
Do ý nghĩa lịch sử của nhà tù, nhà chức trách đang lên kế hoạch xây dựng bảo tàng mở cửa cho du khách vào ban ngày ngay tại địa điểm của khách sạn.
Theo Kyodo" alt=""/>Nhật Bản biến nhà tù thành khách sạn hạng sangBà Susie Wiles, người được ông Trump đề cử làm Chánh văn phòng Nhà Trắng, cho biết đội ngũ của họ sẽ cử "nhóm tiếp cận" đến các bộ và cơ quan khác nhau để chuẩn bị tiếp quản bộ máy hành chính của các cơ quan hành pháp Mỹ.
"Sau khi hoàn tất quá trình lựa chọn nội các mới, Tổng thống đắc cử Trump đang bước vào giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển giao chính quyền. Điều này cho phép các ứng cử viên nội các dự kiến của chúng tôi bắt đầu những bước chuẩn bị quan trọng", bà Wiles nói.
Thỏa thuận của đội ngũ ông Trump với chính quyền Tổng thống Biden, được gọi là một bản ghi nhớ, dường như là phiên bản rút gọn của những gì thường được ký kết trong quá trình chuyển giao tổng thống, trong đó có các thay đổi so với các quy định thông thường.
Việc ký kết biên bản ghi nhớ thường giúp "mở khóa" khoản ngân sách lên tới 7,2 triệu USD của chính phủ để hỗ trợ chi phí nhân sự và các chi phí khác trong quá trình chuyển giao, cũng như việc sử dụng không gian văn phòng chính phủ thông qua Cơ quan Quản lý Dịch vụ Tổng hợp phi đảng phái.
Thông thường, đội ngũ chuyển giao phải ký một thỏa thuận đạo đức, mở đường cho các thành viên chuyển giao bắt đầu nhận thông tin từ chính phủ, như các báo cáo mật và việc cấp phép an ninh.
Đã xuất hiện một số tranh cãi và lo ngại về xung đột lợi ích từ việc chuyển giao quyền lực của ông Trump.
Trong khi nhóm ông Trump cam kết công khai danh tính các nhà tài trợ và sẽ không nhận bất kỳ khoản đóng góp nào từ nước ngoài cho quá trình chuyển giao quyền lực, bà Wiles cho biết họ sẽ không sử dụng bất kỳ khoản tiền nào từ chính phủ và toàn bộ hoạt động của họ sẽ được tài trợ bởi các nguồn tư nhân.
Các chuyên gia đạo đức chính phủ trước đây đã lưu ý rằng, sự sắp xếp như vậy sẽ cho phép những người tìm cách "lấy lòng" Nhà Trắng của ông Trump đóng góp trực tiếp cho ông, làm dấy lên lo ngại về những xung đột lợi ích có thể xảy ra.
Bà Wiles cũng cho biết, đội ngũ của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có quy chuẩn đạo đức riêng, thay vì quy chuẩn chính thức của chính phủ. Điều này gây ra lo ngại rằng liệu tất cả các trợ lý chuyển giao liên quan có đủ điều kiện nhận các báo cáo đầy đủ của chính phủ, bao gồm cả thông tin mật, hay không.
Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức vào ngày 20/1/2025 sau khi giành chiến thắng trước đối thủ Dân chủ Kamala Harris trong cuộc bầu cử hôm 5/11.
Bảo Châm
Theo Guardian, AFP" alt=""/>Nhà Trắng bắt đầu quá trình chuyển giao quyền lực cho đội ngũ của ông TrumpGiá căn hộ TP.HCM phát triển lệch Đông, đạt "đỉnh" 165 triệu đồng/m2
Theo báo cáo thị trường bất động sản và nhà ở TP.HCM năm 2020 của DKRA Việt Nam, tiếp nối đà giảm của năm ngoái, phân khúc căn hộ và đất nền tại TP.HCM vẫn duy trì khan hiếm diện rộng.
Cụ thể, trong năm 2020, tổng nguồn cung căn hộ đạt 17.579 sản phẩm, giảm 28,3% cùng kỳ năm trước. Lượng tiêu thụ trên nguồn cung mới đạt 86,6%, khoảng 15,229 sản phẩm, giảm 33,38% so với năm 2019. Căn hộ hạng A dẫn đầu thị trường trong khi căn hộ hạng C gần như vắng bóng.
Theo báo cáo của DKRA, giá bán căn hộ sơ cấp tại khu Đông đang ở mức kỷ lục, giá bán bình quân đạt 102 triệu đồng/m2, mức giá tối thiểu ghi nhận ở mức 39 triệu, cao nhất là 165 triệu đồng/m2.
Trong khi đó, tại các khu đất vàng trong trung tâm thành phố, giá bán chỉ từ 86 triệu - 162 triệu đồng/m2. Ở chiều ngược lại, khu Bắc có giá bán căn hộ dễ chịu nhất, dao động từ 34,5 triệu - 45 triệu đồng/m2.
Với phân khúc đất nền, tổng nguồn cung trong năm 2020 tại TP.HCM đạt 564 sản phẩm, giảm 67%, tỷ lệ tiêu thụ giảm 79% so với năm 2019. Về giá trị, khu Tây TP.HCM đang là nơi có giá bán cao nhất, dao động từ 19 triệu - 68 triệu đồng/m2. Ngược lại, khu Bắc là nơi có giá trị đất nền thấp nhất, từ 14,2 triệu - 16,7 triệu đồng/m2.
Trong khi nguồn cung, tỷ lệ tiêu thụ đều giảm, thì giá bán căn hộ và đất nền lại tăng mạnh. Đặc biệt là khu Đông thành phố, giá bán căn hộ bình quân đã vượt mặt các khu đất "vàng" ở trung tâm.
Ông Phan Đình Vĩnh, chuyên gia bất động sản nhận định: Sở dĩ có tình trạng nghịch lý này, là do cơ cấu sản phẩm bất động sản không đều, phân khúc cần thì lại thiếu, ở đây là các căn hộ bình dân và giá rẻ dưới 1,5 tỷ đồng; trong khi lại thừa nguồn cung căn hộ cao cấp.
"Trong thời gian qua, Chính phủ, cùng lãnh đạo của TP.HCM đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng nguồn cung căn hộ bình dân và giá rẻ. Tuy nhiên, để các giải pháp này thật sự có hiệu quả, thị trường phải cần ít nhất 2 - 3 năm nữa, khi các dự án bất động sản bình dân được hoàn thiện.
Do đó, năm 2020, thậm chí là năm 2022, TP.HCM vẫn thiếu nhà ở bình dân và giá rẻ", ông Vĩnh nói.
Giá nhà ở TP.HCM tăng cao hơn Hà Nội
Mới đây, trong buổi họp báo quý IV/2020, Bộ Xây dựng cho biết, bất chấp các tác động của đại dịch Covid-19, giá nhà ở tại TP.HCM có mức tăng cao hơn Hà Nội.
Kết hợp với số liệu của CBRE cho thấy, trong năm 2020, tổng nguồn cung căn hộ tại Hà Nội đạt 18.000, giảm 52% so với năm 2019. Giá bán căn hộ trung bình trên thị trường sơ cấp ở mức 1.412 USD/m2 (32,5 triệu đồng/m2), tăng 3% so với năm 2019.
Các dự án mới mở bán tại khu vực Gia Lâm, Long Biên đã thiết lập mặt bằng giá mới tại khu Đông Hà Nội. Các dự án mở bán mới tại các khu vực khác cũng đưa ra mức giá cao hơn nhờ việc hoàn thiện các tiện ích, hạ tầng.
Như vậy, nếu so với TP.HCM, mức giá bình quân 32,5 triệu đồng/m2 còn rẻ hơn rất nhiều so với mức giá bình quân 102 triệu đồng/m2 tại TP.HCM.
Giải thích cho hiện tượng này, chuyên gia bất động sản Phan Đình Vĩnh nói: So với cơ cấu sản phẩm trong năm 2020, rõ ràng TP.HCM có nhiều sản phẩm căn hộ cao cấp hơn.
Trong khi đó, tại Hà Nội, phân khúc bình dân và trung cấp lại chiếm 70% tổng nguồn cung toàn thị trường. Vì vậy, so sánh mức giá bình quân không thể hiện được sự khác biệt giữa hai thành phố.
"Mới chỉ trong 2 năm gần đây, giá nhà tại TP.HCM mới vượt mặt Hà Nội, để trở thành địa phương có giá bất động sản đắt đỏ nhất Việt Nam. Với sự khan hiếm kéo dài trong 2 - 3 năm tới, giá nhà TP.HCM vẫn sẽ tiếp tục tăng thêm 5% - 10%, tùy từng khu vực", ông Vĩnh dự báo.
" alt=""/>Bỏ xa Hà Nội, giá chung cư TP.HCM đạt đỉnh 165 triệu đồng/m2