
Giá Bitcoin đã có phiên lao dốc khi sàn giao dịch Coinrail ở Hàn Quốc thông báo bị hacker đánh cắp tương đương 30% số tiền sàn đang nắm giữ.
![]() |
Hacker Triều Tiên bị tình nghi đứng sau vụ tấn công này |
Theo điều tra ban đầu, những kẻ tấn công có thể đã lấy đi 40 triệu USD. Bên cạnh đó, các quan sát viên đã phát hiện một địa chỉ ví điện tử bất thường có thể liên quan đến vụ hack. Ví này này bao gồm nhiều loại tiền số khác nhau, trong đó có cả Ethereum.
Số liệu từ Coinmarketcap cho biết, vụ tấn công này góp phần làm thị trường Bitcoin "bốc hơi" 40-50 tỷ USD chỉ trong một tuần.
Sàn Coinrail hiện đóng cửa trang web và đóng băng các tài khoản liên quan để điều tra vụ việc. Theo điều tra, kẻ tấn công đã chuyển hoàn tất 70% số tiền đánh cắp vào ví lạnh của mình.
Tin tức rò rỉ cho biết, vụ tấn công có bàn tay các hacker Triều Tiên phía sau. Các cáo buộc cho rằng giới tin tặc Triều Tiên đang cố lấy cắp tiền số từ nhiều sàn trên thế giới. Tháng 1/2018, một người Nhật đã mất 500 triệu USD khi giao dịch trên Coincheck.
H.N. - Lê Hường - Ngọc Ánh (tổng hợp)
" alt=""/>Sàn Bitcoin bị hack khiến giá giảm không phanhThứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết, hai năm 2017 - 2018 được xem là thời gian nỗ lực của các cơ quan xây dựng chính sách và của các tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu KH&CN trong việc hoàn thiện thể chế về phát triển thị trường KH&CN. Với việc Quốc hội thông qua Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, Chính phủ ban hành Nghị định số 76/2018/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật CGCN năm 2018, chính sách về phát triển thị trường KH&CN đang từng bước được hoàn thiện với các cơ chế mới như hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân tự đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, bảo đảm phân chia lợi ích từ thương mại hóa kết quả nghiên cứu, hỗ trợ giải mã công nghệ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong xác lập quyền sở hữu công nghiệp; hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức KH&CN với tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu, v.v.
Cùng với việc hình thành được cơ chế, chính sách cho phát triển thị trường KH&CN, hệ thống các tổ chức trung gian đã được hình thành, đang phát triển nhanh và đa dạng, cả về hình thức và nội dung hoạt động. Một số hình thức hoạt động thường xuyên như các sàn giao dịch công nghệ, hoạt động không thường xuyên như chợ công nghệ, thiết bị, kết nối cung - cầu công nghệ, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã tạo được hiệu ứng tích cực đối với thị trường KH&CN trong nước, kết nối được với thị trường quốc tế. Các tổ chức trung gian theo mô hình mới đã được hình thành như tổ chức thúc đẩy kinh doanh, quỹ đầu tư mạo hiểm, câu lạc bộ khởi nghiệp, không gian làm việc chung hỗ trợ cho khởi nghiệp sáng tạo, các tổ chức hỗ trợ gọi vốn đầu tư, kết nối đối tác, cung cấp nhân lực, các kênh truyền thông dành riêng cho khởi nghiệp.
![]() |
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại Hội thảo. |
Đặc biệt, trong bối cảnh trong nước và quốc tế những năm qua có nhiều thay đổi. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với sự hiện diện của các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, blockchain, dữ liệu lớn, kết nối vạn vật,… đặt ra cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với Việt Nam trong khai thác các thành tựu KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các công nghệ mới theo làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 lan tỏa khắp thế giới đã phát huy ảnh hưởng tại Việt Nam và bước đầu có đóng góp theo chiều hướng tích cực trong phát triển thị trường. Đây cũng là kết quả từ các nỗ lực của Nhà nước về tăng cường năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo và phát triển doanh nghiệp, tổ chức KH&CN.
Theo ông Phạm Đức Nghiệm, Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp KH&CN cho biết, trong thời gian qua, Bộ KH&CN đã xây dựng chương trình hành động, hoàn thiện hệ thống pháp lý, triển khai đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách, chương trình để phát triển thị trường KH&CN, tập trung nhiều vào thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, nâng cao năng lực hoạt động của các tổ chức trung gian, đẩy mạnh hiệu quả liên kết giữa khối viện, trường doanh nghiệp trong hoạt động nghiên cứu, xúc tiến, chuyển giao công nghệ,…
" alt=""/>Doanh nghiệp phải thay đổi phương thức phát triển thị trường trong Cách mạng 4.0Một điểm bán của Điện máy Xanh
Theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thế Giới Di Động, từ tháng 4/2018 đến nay, doanh nghiệp này liên tục có những thay đổi mang tính chiến lược cho hệ thống Bách hóa Xanh như tạm hoãn việc mở mới và di dời các cửa hàng sâu trong khu dân cư, lựa chọn mặt bằng cho các cửa hàng mới khai trương nằm ở các trục đường phụ, trên đường đi làm về nhà của người nội trợ.
Chuẩn hoá mô hình “thịt tươi, cá lội” với sự đầu tư đa dạng các chủng loại hàng tươi sống và tiêu dùng nhanh.
Triển khai thử nghiệm mô hình cửa hàng quy mô lớn 300m2, được đầu tư với tổng số lượng hơn 3000 mặt hàng (hơn 300 mặt hàng tươi sống) đặt gần chợ truyền thống, khu vực đông dân cư.
Bách hóa Xanh cũng mở rộng thử nghiệm mô hình chuẩn đi các tỉnh lân cận cách TP.HCM 30-40km kể từ tháng 7/2018. Tập trung tối ưu doanh thu trên mỗi cửa hàng thông qua việc nâng cấp nâng cấp các cửa hàng từ mô hình cũ (không có “thịt tươi, cá lội”) lên mô hình chuẩn và cửa hàng từ quy mô chuẩn lên quy mô lớn.
Rà soát để đóng các cửa hàng không đạt kết quả kinh doanh như kỳ vọng kể từ cuối tháng 8/2018.
" alt=""/>Vì sao Bách hóa Xanh của ông chủ Nguyễn Đức Tài liên tục điều chỉnh chiến lược kinh doanh?