Trong đó, hàng công nghệ là nhóm dễ mua phải hàng giả, hàng nhái nhất bởi tần số xuất hiện dày đặc, đa dạng mẫu mã và rất khó kiểm tra.ch
Với từ khóa "Galaxy Note 9", Shopee trả về hàng chục kết quả với giá cả đa dạng từ 2 đến 20 triệu đồng. Một số cửa hàng bán Note9 còn quảng cáo là hàng "chính hãng" với giá chưa đến 5 triệu đồng.
Galaxy Note9 được giới thiệu có giá chưa đến 2 triệu đồng. |
"Không thể có mức giá này với một sản phẩm chính hãng từ Samsung bởi máy chỉ vừa ra mắt cuối 2018 và vẫn được xếp vào hàng di động cao cấp", Hào Hiệp, chủ cửa hàng điện thoại trên đường 3/2, quận 11 TP.HCM cho biết. Các hệ thống bán lẻ lớn niêm yết Galaxy Note9 mức giá 19,99 triệu đồng cho bản 128 GB.
Với mức giá đáng ngờ, những sản phẩm trên vẫn ghi trong phần mô tả là chính hãng từ thương hiệu Samsung. Các thông số khác như chip, RAM, ROM, camera đều giống hệt hàng chính hãng.
Hỗn loạn hơn cả là các sản phẩm iPhone. Cùng một mẫu máy và thông số nhưng có nhiều loại như máy cũ, máy mới, máy tân trang với giá khác nhau.
Khi được hỏi một model iPhone có giá 3 triệu đồng nguồn từ đâu, người bán trả lời hàng Đài Loan hoặc Hong Kong. Họ cố tình lảng tránh việc đây là những sản phẩm nhái, giả.
"Tình trạng sản phẩm không ghi thông tin rõ ràng là cách đánh lừa người dùng thường thấy trên các trang thương mại điện tử thiếu kiểm soát như Shopee, Lazada...", Trọng Nhân, chuyên gia marketing tại TP.HCM cho biết.
Một gian hàng khẳng định Note9 chính hãng chỉ 4,2 triệu đồng. Tuy vậy, việc họ lập lờ trong việc khai báo tình trạng máy khiến người dùng bất an trước chất lượng của mặt hàng này. |
Cũng theo ông Nhân, những mặt hàng giá trị cao như điện thoại người dùng có thể tự phân biệt được bởi giá bán chênh lệch nhiều. "Thế nhưng, các mặt hàng như mỹ phẩm có giá chỉ chênh lệch nhau vài trăm nghìn đồng, người dùng dễ dàng mắc bẫy khi lựa chọn phải hàng giả mà nghĩ là giá tốt", ông Nhân nói thêm.
Chẳng hạn, mẫu son môi từ hãng Mac có giá thị trường 400-800 nghìn đồng nhưng trên Lazada, một set hai cây son Mac chỉ có giá 170 nghìn đồng. Thậm chí, một số cửa hàng còn bán mẫu son trên với giá 40 nghìn đồng, mức giá không tưởng của thương hiệu Mac.
Ngoài ra, các sản phẩm khác như giày thể thao, áo thun, điện gia dụng cũng là nhóm hàng thường bị làm giả trên Lazada, Shopee.
Trong chính sách của mình, Lazada, Shopee tuyên bố miễn trừ trách nhiệm với chất lượng sản phẩm. Việc đảm bảo chất lượng nguồn hàng được bên bán thực hiện. Nếu xảy ra tranh chấp, khách hàng và người bán trực tiếp khiếu nại, các sàn TMĐT trên sẽ đứng ngoài.
"Nhà bán hàng là chủ sở hữu hoặc có quyền hợp pháp đối với các bằng sáng chế, bản quyền, bí mật thương mại, nhãn hiệu sản phẩm, tên thương mại, hoặc các quyền sở hữu trí tuệ khác", Lazada yêu cầu các đối tác bán hàng tuân thủ chính sách của nền tảng.
Mẫu son môi với giá bằng 1/10 hàng chính hãng. |
Tuy nhiên, nếu không tuân thủ chính sách này, điều mà Lazada có thể làm chỉ là chấm dứt hợp tác với người bán hàng. Thế nhưng việc mở một gian hàng khác không phải là quá khó khăn.
Theo thông tin trên trang Lazada, để bán hàng theo hình thức cá nhân, người dùng cần đăng ký số điện thoại, Lazada gửi đến một tin nhắn xác thực tài khoản. Tiếp theo, người đăng ký chỉ mất vài phút điền tên, điện thoại, tài khoản ngân hàng, tên gian hàng, ảnh chụp chứng minh nhân dân là hoàn tất thủ tục đăng ký.
Ngoài ra, việc đăng ký gian hàng trên Lazada, Shopee không mất bất kỳ chi phí nào. Chính việc kiểm soát chất lượng gian hàng lỏng lẻo này khiến nguồn hàng trên Lazada, Shopee không được kiểm soát chặt chẽ.
Thêm nữa, việc Lazada cho phép các đối tác Trung Quốc bán hàng tại Việt Nam cũng khiến chất lượng nguồn hàng và trách nhiệm hậu mãi trên sàn thương mại điện tử này trở nên khó kiểm soát hơn.
Việc "rừng hàng giả" xuất hiện trên các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam không còn là quá mới. Những biện pháp quản lý, xử phạt đều được chính phủ nêu trong Nghị định 52/2013 quy định về hoạt động thương mại điện tử, trong đó có nêu trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử.
"Tại khoản 4, điều 36 quy định các sàn giao dịch thương mại điện tử có cơ chế kiểm tra, giám sát để đảm bảo việc cung cấp thông tin của người bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử được thực hiện chính xác, đầy đủ", đại diện công ty luật Phan Law chia sẻ.
Đạo nhái các thương hiệu thời trang nổi tiếng là điều dễ thấy trên Lazada. |
Ngoài ra, khoản 8, điều 36 cũng yêu cầu sàn thương mại điện tử có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện hoặc nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, việc buôn bán hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử còn đang vi phạm trầm trọng luật sở hữu trí tuệ.
Theo quy định, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trên Internet sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điều 10, điều 11 của Thông tư 11/2015/TT-BKHCN.
Ngoài ra, trang web là phương tiện kinh doanh và khi có hành vi quảng cáo hoặc bán hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử lý như các trường hợp vi phạm khác.
Cũng giống như khi ASUS vén màn ZenFone 5, khi LG ra mắt G7, khi Huawei công bố P20 hay khi Google chính thức hỗ trợ "rãnh" trên Android P, những tranh cãi giữa các fan Apple và các fan Android lại nổ ra. Liệu có phải các hãng Android đang chạy theo hình ảnh của Apple?
Hai cái "rãnh" khác nhau
Câu trả lời là "không". Trước khi Apple ra mắt iPhone X hẳn vài tháng, Essential Phone – hãng smartphone của "cha đẻ Android" Andy Rubin đã trở thành tên tuổi đầu tiên tiếp cận smartphone tràn màn hình bằng cách cắt rãnh ở giữa cho camera.
Nhưng câu chuyện không dừng ở đây. Hãy nhìn vào cái rãnh của Essential Phone và bạn sẽ thấy hướng tiếp cận của Andy Rubin là tạo ra một phần cắt rất nhỏ hình chữ U, chỉ vừa chỗ cho camera trước:
Còn Apple thì khác. Apple "cắt rãnh" để chèn loa thoại và đặc biệt là bộ camera True Depth có kích cỡ lớn hơn hẳn so với camera "thường". Trong khi Essential Phone có thể coi là màn hình loại thường bị cắt một chữ "U" nhỏ ở giữa, "rãnh" của iPhone X tạo thành hình dáng vẫn được người Việt quen gọi là "tai thỏ".
Đặt chúng cạnh nhau và bạn sẽ thấy cách tạo hình bằng "rãnh" của hai hãng không hề giống nhau:
Đây chính là những tranh cãi trở nên rõ ràng. Đúng vậy, Essential – một hãng Android – mới là kẻ đầu tiên "cắt rãnh" trên màn hình smartphone. Nhưng các nhà sản xuất Android khác học theo kiểu dáng cắt chữ "U" của Essential Phone hay kiểu "tai thỏ" của Apple?
Câu trả lời không khó để nhận ra. Hãy nhìn lại một vài mẫu smartphone Android ra mắt gần đây:
Các hãng Android muốn nhìn giống Apple
Không khó để nhận ra rằng các hãng Android đều đang tạo hình "tai thỏ" giống Apple. Chẳng có ai tạo hình như Essential Phone cả. Và thực tế là, trong suốt nửa năm trời từ khi Andy Rubin vén màn Essential Phone cho đến khi Apple ra mắt iPhone X, không một hãng Android nào "học hỏi" thiết kế từ Essential Phone. Đến khi iPhone X thực sự ra mắt, smartphone Android có "rãnh" theo kiểu "tai thỏ" lại mọc lên như nấm sau mưa.
Một điểm khác rất đáng chú ý là các hãng Android không cần phải tạo ra "rãnh" theo kiểu tai thỏ như Apple! Hiện tại, iPhone X vẫn đang là mẫu smartphone duy nhất trên thị trường có thể thực hiện xác thực khuôn mặt qua mô hình 3D (không phải là ảnh 2D dễ qua mặt như Android). Smartphone Android không cần phải tạo rãnh lớn như iPhone X, thay vào đó chỉ cần cắt chữ "U" như Apple mà thôi.
Mục đích duy nhất để các hãng Android chạy theo Apple như vậy là đã rõ. Sau hàng năm trời copy thiết kế lưng phẳng bo tròn của iPhone 6, giờ họ tạo "tai thỏ" trên sản phẩm của mình chỉ là để nhìn giống với iPhone X mà thôi. Thậm chí, nếu để ý, bạn sẽ thấy smartphone Android có "tai thỏ" cũng thường sử dụng hình nền theo phong cách "màu pha" như iPhone X:
Ngưng chống chế
Mới chỉ tháng trước, một cuộc khảo sát của Android Authority với 50,000 người dùng cho thấy có tới 75% các fan của Android ghét "tai thỏ". Phần lớn số còn lại hờ hững, chỉ có khoảng 5% tỏ ý "thích" tai thỏ" trên Android.
Ấy vậy mà khi ra mắt OnePlus 6, CEO của OnePlus thậm chí còn lên tiếng "dạy" các fan của Android: "Hãy học cách yêu cái rãnh". Câu status bị xóa đi chỉ vài tiếng sau khi đăng tải vì nhận quá nhiều lời chỉ trích từ chính các fan của Android.
Bởi "cái rãnh" dạng tai thỏ không có lý do gì để tồn tại trên smartphone Android cả. Chưa một hãng Android nào tạo ra được camera TrueDepth trên smartphone hoàn thiện như Apple và bởi vậy không cần phải kéo dài cái "rãnh" ra thành tai thỏ. Khi tạo hình "tai thỏ", các hãng Android chỉ muốn tập trung vào một thị trường khá đặc thù: những người muốn mua iPhone nhưng không đủ kinh phí nên đành phải mua Android.
Qua một thập kỷ phát triển, Android không đáng bị coi thường đến vậy. Chính các OEM Android đã từng đưa ra nhiều sáng tạo tuyệt vời để Apple học theo, trong đó đáng chú ý nhất là trào lưu màn hình lớn do Samsung khởi xướng. Ấy vậy mà đến tận bây giờ, nhiều thương hiệu Android khác lại vẫn kệch cỡm chạy theo Apple bằng cách học một tính năng không có ý nghĩa thực tế (với sản phẩm của họ) và cũng chẳng mấy ai yêu thích.
"Cái rãnh" của Essential Phone chỉ là một cái cớ để che giấu đi sự kệch cỡm này. Càng bao biện về "cái rãnh", các thương hiệu Android sẽ càng trở nên lố bịch. Apple có thể vẫn là thương hiệu smartphone số 1 trên phân khúc tầm cao, nhưng không phải bất cứ thứ gì Apple làm đều hoàn hảo. Thay vì chạy theo Apple một cách mù quáng, Android nên quay trở về với con đường tự lực sáng tạo để có thể thực sự thoát khỏi cái bóng hình quả Táo đang bao trùm lên cả thế giới Android.
Theo GenK
" alt=""/>iPhone X có 'tai thỏ' vì công nghệ mới, còn các hãng Android có 'tai thỏ' là để cho giống iPhone X