- Bộ GD- ĐT vừa đưa dự thảo Thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổiloại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục để lấy ý kiếnrộng rãi. Nếu được thông qua, Thông tư này sẽ áp dụng đối với 17 trường dân lập vàcác tổ chức, cá nhân liên quan.
7 năm chỉ chuyển được 2 trường
Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 11/8/2006 Bộ GD-ĐT côngbố dự thảo Quy định chuyển đổi trường đại học dân lập sang tư thục trước tháng7/2007.
Theo GS Hoàng Xuân Sính, chủ tịch HĐQT ĐH Thăng Long, đây là bản dự thảo không cóbản chính thức, tuy vậy, nó vẫn là văn bản mà các trường ĐH dân lập phải thi hànhtừng câu từng chữ để chuyển đổi từ dân lập sang tư thục. Đây là văn bản mà lần đầutiên xuất hiện khái niệm “tài sản chung” mà theo định nghĩa của lãnh đạo Bộ GD-ĐTtrong buổi họp phổ biến lộ trình chuyển đổi trường đại học dân lập sang tư thục: tàisản chung của trường đại học là tài sản được sinh ra bởi giấy phép của Bộ.
Lộ trình chuyển đổi quy định nhà trường phải cho kiểm toán để xác định tài sản,sau đó để 95% tài sản vừa kiểm toán xong thành tài sản chung cho trường tư thành lậptừ việc chuyển đổi trường dân lập, còn 5% dành cho người sáng lập, người có công xâydựng trường và nhà đầu tư.
Bà Sính cho biết, một số trường bạn đã đến gặp để hỏi kinh nghiệm chuyển đổi, và“chúng tôi được biết khó khăn là do lộ trình quy định 95% tài sản của dân lập phảichuyển thành tài sản chung của tư thực, trường không thuyết phục được anh chị emthống nhất với quy định cao đó”.
Năm 2009 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường tư thục (goi tắt là quy chế 61)ra đời. Trong quy chế này có đưa ra khái niệm sở hữu chung và tài sản tăng thêm nhờkết quả hoạt động của trường thuộc sở hữu chung.
Bộ GD-ĐT đã ban hành thông tư số 20/2010/TT-BGDĐT ngày 16/7/2012 quy định nộidung, trình tự, thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang loại hình đại học tưthục.
Năm 2011, Quy chế tổ chức và hoạt động trường đại học tư thục (gọi tắt là quy chế63) là quy chế 61 được bổ sung và sửa đổi...
Với hàng loạt văn bản, thông tư, nhưng kể từ tháng 5/2006, khi Thủ tướng Chính phủra quyết định 19 trường đại học dân lập chuyển sang tư thục trước tháng 7/2007, thìđến nay mới chỉ có 2 trường hoàn thành việc chuyển đổi.
Quy định mới vẫn còn vướng mắc?
Một số điểm được xem là “tiến bộ hơn“ của dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT vừa công bốmới so với Thông tư 20. Trong khi Thông tư 20 quy định “thời điểm kiểm toán tàichính, kiểm kê, phân loại, định giá tài sản, phân loại nguồn vốn... không quá 01 nămkể từ khi Thông tư này có hiệu lực thi hành“, thì dự thảo mới chỉ yêu cầu “Thời điểmkiểm toán không quá 01 năm trước khi trình Bộ GD-ĐT xem xét hồ sơ chuyển đổi“.
Dự thảo mới bỏ quy định “Vốn điều lệ được xác định không dưới 50 tỷ đồng”. Dự thảomới cũng chỉ đề cập “Hội đồng quản trị trường dân lập quyết nghị về phương thức bảotoàn giá trị vốn góp của các tổ chức, cá nhân đã góp vốn”, không đưa quy định cụ thểvề quyền được rút vốn hoặc chuyển nhượng cho người khác của các cổ đông.
Năm 2012 Luật Giáo dục ĐH được quốc hội thông qua. Theo luật này, hội đồng quảntrị của các trường đại học ngoài công lập có thêm một thành viên mới, đó là người đạidiện cho chính quyền địa phương nơi trường đặt trụ sở.
Trong dự thảo mới, tại phần d, mục 4 của Điều 7 về xác định Hội đồng quản trịnhiệm kỳ đầu tiên của trường tư thục, có yêu cầu “Hội đồng quản trị nhiệm kỳ đầu tiêncủa trường tư thục làm văn bản đề nghị Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sởcử 01 đại diện tham gia Hội đồng quản trị của trường tư thục”.
Giải thích cho quy định của Luật Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT cho biết người đại diện chochính quyền địa phương có mặt trong hội đồng quản trị để trông nom tài sản chung củatrường.
Tuy nhiên, bà Hoàng Xuân Sính nêu quan điểm: Việc đưa một đại diện của chính quyềnđịa phương trong hội đồng quản trị để trông nom tài sản chung là một việc sẽ gâynhiều rối loạn trong nhà tường, vì người này không hiểu biết gì về trường để tham giabiểu quyết về đường lối đưa trường đi lên. Có thể đơn giản lấy ví dụ xây trường cũngkhó khăn, chứ không nói đến việc đổ tiền ra xây đựng đội ngũ giáo viên và giáo trìnhgiảng dạy hay nghiên cứu khoa học. Việc trông nom tài sản chung chỉ có thể là nhữngngười sáng lập vì hộ biết đưa trường đi đến đâu và những cán bộ cơ hữu đã chung sứcxây dựng trường.
Còn GS Đặng Ứng Vận, trường ĐH Hòa Bình nhận xét, theo Thông tư 20, căn cứ để đượccông nhận là “người góp vốn” là tiền bạc, đất đai, vật dụng mà người đó mang vàotrường, không tính đến các loại vốn trừu tượng như trí tuệ, công sức của nhà giáodục, nhà quản lý.
Theo ông Vận, chính bởi quy định này, có tình trạng là sau chuyển đổi, ở một sốtrường đại học dân lập trường bị tuột khỏi tay số đông người thực sự có công lớntrong việc thành lập và xây dựng để rơi vào những nhà đầu tư có nhiều tiền. Chính sựvô lý đó đã làm cho thông tư khó đi vào cuộc sống.
Dự thảo thông tư Bộ GD-ĐT mới công bố, cũng chỉ xác định “tiền vốn, tài sản, đấtđai” của trường dân lập khi chuyển sang trường tư thục, không hề đề cập tới “tài sảntrí tuệ, công sức“.
Hạn chế tình trạng buôn bán trường TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ NCL Việt Nam đề xuất, quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục cần sửa: Đưa vào khái niệm góp vốn bằng trí tuệ. Có quy định tỉ lệ cân đối thỏa đáng giữa phần góp vốn của các nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà quản lý (về trí tuệ) và phần góp vốn của các nhà đầu tư (về tiền bạc, tài sản) để hạn chế xung đột giữa hai nhóm này. Đồng thời, hạn chế tối đa việc vận dụng mô hình quản lý công ty cổ phần vào việc quản lý trường đại học tư thục với quá nhiều ưu tiên cho nhà đầu tư và thường dẫn tới nhiều tiêu cực như mất đoàn kết triền miên, tình trạng buôn bán trường.... Nên chăng cần có quy định hạn chế trần góp vốn của cổ đông và cổ đông nhóm (như ở Luật Ngân hàng) để tránh thao túng trường của các nhóm lợi ích. Tách biệt chức năng của Hội đồng Quản trị (quản trị, giám sát) với Ban giám hiệu (quarn lý, điều hành). Kiên quyết không để hiệu trưởng kiêm chức chủ tịch HĐQT. |
">