Nhận định Leganes vs Levante 03h00, 05/03 (VĐQG Tây Ban Nha)
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Mallorca vs Las Palmas, 0h30 ngày 17/2: Giành lại ưu thế -
Samsung đóng cửa nhà máy sản xuất điện thoại tại Trung QuốcSamsung sẽ đóng cửa một nhà máy sản xuất smartphone của hãng tại Trung Quốc
Nhà máy Thiên Tân là một trong hai nhà máy của Samsung ở Trung Quốc. Nhà máy còn lại đặt tại Huệ Châu. Công ty smartphone hiện nay chủ yếu dựa vào các cơ sở sản xuất tại Việt Nam và Ấn Độ. Chỉ hơn một tháng trước, họ đã mở rộng quy mô nhà máy ở Noida, Uttar Pradesh, với sản lượng dự kiến 120 triệu chiếc/năm vào năm 2021.
Trong khi đó, nhà máy ở Thiên Tân có năng lực sản xuất 36 triệu chiếc, 72 triệu điện thoại được sản xuất ở Huệ Châu, trong khi nhà máy ở Việt Nam đảm nhận sản xuất gần 240 triệu thiết bị cầm tay cho Samsung.
Theo XHTT/GSM
Samsung bỏ 20 tỷ USD đầu tư nghiên cứu công nghệ AI, 5G
Trí tuệ nhân tạo, 5G đều là những công nghệ sẽ góp phần tạo ra cuộc cách mạng làm thay đổi thế giới.
"> -
"Loa phường kiểu mới" là một thiết bị có tên M-GATEWAY, hình dáng tương tự modem wifi. Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm ở phường Thành Công (Q.Ba Đình) cuối năm 2017. Loa phường kiểu mới ở Hà NộiKhông còn thời ép nghe loa phường
Loa phường là một ký ức đẹp với người dân Hà Nội, giống như những khu nhà tập thể đầy chuồng cọp, những bể nước công cộng còn sót lại từ thời bao cấp. Song ký ức có đẹp đến mấy nếu không còn phù hợp cũng phải đổi mới.
Loa phường có nhiều bất cập từ hình thức đến nội dung như âm thanh to quá mức, địa điểm đặt không hợp lý người không cần vẫn phải nghe trong khi người cần không nghe thấy, nội dung truyền thanh không hấp dẫn…
Cuối năm 2017, đã có đề xuất xem xét bỏ loa phường, với lý do loa phường là nỗi phiền hà với nhiều người dân, nhất là trong thời đại kỹ thuật số, internet phát triển. Đề xuất này gây tranh cãi và phương án hợp lý là tìm cách thay thế chứ không xóa bỏ loa phường.
Ngay sau đó, MobiFone đã nghiên cứu và cho ra mắt thiết bị thông minh thay thế loa phường. "Loa phường kiểu mới" là một thiết bị có tên M-GATEWAY, hình dáng tương tự modem wifi. Thiết bị đã được lắp đặt thử nghiệm ở phường Thành Công (quận Ba Đình) vào cuối năm 2017.
Thay vì loa phường đặt đó bắt mọi người nghe, thiết bị này được trang bị cho từng gia đình. Cách thức hoạt động của loa phường kiểu mới khá đơn giản. Phát thanh viên đọc bản tin (chủ yếu là tin tức kinh tế - xã hội trên địa bàn phường) sau đó đẩy lên website của phường để phát vào các khung giờ nhất định, mỗi lần phát 15 phút. Đến giờ phát sóng, thiết bị này sẽ thông báo cho từng hộ dân để kết nối.
Bên cạnh đó, thiết bị có tính tương tác cao, nếu gia đình nào không mở phường sẽ nhận được thông báo. Qua đó, phường sẽ theo dõi được lượng thính giả của mỗi bản tin.
Ngoài chức năng chính là phát trực tiếp các bản tin của phường đến từng hộ dân, M-GATEWAY còn có thể kết nối với điện thoại di động để sử dụng các dịch vụ khác như mua thẻ điện thoại, thanh toán hóa đơn internet, điện, nước, truyền hình... Người dân cũng có thể gửi các ý kiến phản ảnh, kiến nghị lên chính quyền thông qua thiết bị này. Đặc biệt, khi lắp đặt thiết bị này, các hộ dân còn được lắp đặt kèm một thiết bị chống trộm. Khi người dân ra khỏi nhà mà quên đóng cửa hay có người đột nhập, thiết bị chống trộm sẽ phát ra tiếng kêu và nhắn tin qua số điện thoại di động đã đăng ký để thông báo cho hộ gia đình.
Sơ đồ hoạt động giải pháp loa phường thông minh của MobiFone
Loa phường thế hệ mới - mảnh ghép của thành phố thông minh
Sau hơn nửa năm thí điểm loa phường kiểu mới, các hộ dân ghi nhận ưu điểm của thiết bị này là nhỏ gọn, dễ lắp đặt, tiếng loa phát ra rõ ràng, tiết kiệm điện. Hơn thế, người dân thích nhất là không còn bị ép nghe loa phường nữa. Bà Nguyễn Thị Nhàn (Thành Công - Hà Nội) chia sẻ: “Ngày trước, tôi bị ốm hay đau đầu mà đúng giờ phải nghe tiếng loa phường là khó chịu lắm. Loa kiểu mới này dễ chịu hơn hẳn, có thể di chuyển trong nhà như điện thoại vậy. Tôi vừa làm việc nhà vừa nghe để cập nhật thông tin phường xã”.
Chị Phương Hoa cùng xóm với bà Nhàn cũng đồng quan điểm. Chị kể: “Gia đình tôi đã từng sống gần những chiếc loa phường nên thấu hiểu nỗi khổ của người dân. Sáng sớm muốn ngủ thêm chút mà cũng khó vì loa cứ đến giờ là mở rất to. Người dân kêu ca xóa bỏ loa phường là phải. Đứng ở góc độ nào đó thì loa phường đang ép người dân phải nghe. Có thiết bị mới như thế này thì tại sao lại phải duy trì hệ thống truyền tải thông tin cũ kỹ đến như vậy nữa”.
Những gia đình trẻ lại đánh giá cao những tính năng đi kèm của thiết bị phát thanh thế hệ mới. Anh Việt Hùng (Thành Công - Hà Nội) cho rằng, những tính năng như đóng tiền điện, nước của thiết bị này rất tiện lợi. Là người yêu thích đồ công nghệ anh Hùng khẳng định: “Nếu thiết bị này được áp dụng toàn thành phố thì nếp sống sẽ trở nên văn minh hơn. Dù chưa được thử chức năng chống trộm nhưng tôi rất thích”.
Bên cạnh những ưu điểm nhìn thấy được, loa phường kiểu mới cũng có một số nhược điểm như khó tiếp cận đối với người cao tuổi, không điều chỉnh được âm lượng tăng giảm theo ý muốn. Phía nhà mạng MobiFone đang trong quá trình nghiên cứu và cải tiến thêm để tìm ra phương án tối ưu nhất cho loa phường.
Nhân viên kỹ thuật MobiFone hướng dẫn người dân cách sử dụng loa phường thông minh tại hộ gia đình Thời gian tới đây, MobiFone sẽ tích hợp các dịch vụ tiện ích trên ứng dụng điều khiển loa phường để nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc sống của người dân. Chả hạn như thông qua ứng dụng, người dân có thể tra cứu và gọi dịch vụ sửa chữa điện, nước, đồ gia dụng hay dịch vụ chuyển hàng, thu mua phế liệu, giúp việc theo giờ, bác sĩ thú y. Nhà mạng này kỳ vọng, loa phường đời mới sẽ là mảnh ghép không thể thiếu của xu hướng smart home (ngôi nhà thông minh).
Đại diện MobiFone cho biết: “Chúng tôi kỳ vọng giải pháp truyền thông trong thời đại mới,có thể hỗ trợ và giải quyết ngay các vấn đề mà chính quyền các cấp đang gặp phải trong công tác truyền thông hiện nay, bắt kịp với xu thế xã hội và với người dân. Chúng tôi cho rằng đây không chỉ là một giải pháp truyền thông hữu ích người dân mà còn trở thành một mảnh ghép quan trọng để xây dựng Thành phố văn minh và thông minh trong tương lai”.
Vũ Minh
"> -
“Bóng ma” iFan ám ảnh nhà đầu tư sau khi Tổng giám đốc Sky Mining bất ngờ... đi chữa bệnhNhư ICTnews đã đưa, từ ngày 23/7, nhiều nhà đầu tư vào Sky Mining cho biết không liên hệ được với ông Lê Minh Tâm, Tổng Giám đốc công ty Sky Mining.
Công ty này đóng cửa và hàng chục triệu USD tài sản biến mất (có thông tin ước tính cả số tiền các nhà đầu tư đổ vào lên tới khoảng 800 tỷ đồng) khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng bị mất hàng tỷ đồng đã đầu tư vào đây.
Trong thực tế, công ty Sky Mining mở hợp tác xã, kêu gọi các nhà đầu tư mua máy đào tiền ảo, sau đó để máy lại cho Sky Mining khai thác và nhà đầu tư nhận tiền lãi từ việc đào tiền ảo.
Sau khi không liên hệ được với ông Tâm, các nhà đầu tư tìm đến trụ sở công ty trên đường Hoàng Văn Thụ (Phú Nhuận, TP.HCM) nhưng công ty này đã đóng cửa.
Ngay sau đó, các nhà đầu tư đã nộp đơn kiện lên các cơ quan chức năng ở Phú Nhuận và Củ Chi (TP.HCM) về vụ việc.
Mặc dù ngày 29/7, Tổng Giám đốc Lê Minh Tâm bất ngờ đăng video clip trấn an các nhà đầu tư, nói đang đi chữa bệnh (nhưng chữa ở đâu không rõ) và sẽ sớm trở về nhưng các nhà đầu tư vẫn đang ngồi trên đống lửa. Họ không tin và cho rằng đây có thể chỉ là chiêu trì hoãn của lãnh đạo Sky Mining.
Đáng chú ý, liên quan đến Sky Mining, gần đây các chuyên gia đã cảnh báo mô hình đa cấp máy đào tiền ảo Sky Mining nhằm huy động vốn lộ nhiều rủi ro cho nhà đầu tư.
Mô hình đa cấp máy đào tiền ảo Sky Mining là hình thức người dân tham gia mua các gói máy đào từ Sky Mining, đơn vị này sẽ xuất máy cho người mua và sau đó người mua ký gửi máy cho cơ sở thực hiện việc đào tiền ảo. Sau 15 - 18 tháng, khi hoàn thành chu kỳ lợi nhuận 300% so với gói đào ban đầu, nhà đầu tư sẽ trả máy lại cho Sky Mining.
">