Một lần, khi diễn viên nhí trong đoàn bị ốm, Thoại Mỹ đã được chọn để thay thế. Nhớ về những khoảnh khắc khó khăn khi phải diễn xuất mà không biết cách hát, đoàn phải kêu người tới hướng dẫn nhưng khi diễn tất cả đều rất tự nhiên. Với nghệ danh Thoại Mỹ được chọn dựa trên tên chị gái Thoại Miêu, chị bắt đầu hành trình sự nghiệp của mình.
Vai diễn và phần thể hiện của Thoại Mỹ được NSND Lệ Thủy đánh giá cao từ và khuyên chị nên học hát để gắn bó với nghệ thuật.
Thoại Mỹ tiếp tục học nghề dưới sự hướng dẫn của thầy Út Trong và chị gái và trở thành một cô đào nổi tiếng của sân khấu cải lương thập niên 1990.
Nữ nghệ sĩ này đã để lại dấu ấn trong sự nghiệp với nhiều vai diễn đặc sắc, từ nữ soái Hồng Phụng trong Ngọc Kỳ Lân, Võ Tắc Thiên trong Thái Bình Công chúađến Phượng trong Rồng Phượng,Thu trong Duyên kiếp, Ngọc Hân trong Hồn thơ Ngọc, và Lan trong Lời thú tội muộn màng.
Nhớ lại kỷ niệm bị đánh tả tơi khi vào vai Thu trong vở Duyên kiếp,NSƯT Thoại Mỹ nói: “Những cô chú khi đánh tôi phải có kỹ thuật, nhưng phải làm sao để mọi người thấy thật. Có nhiều khi diễn về tôi bầm tím hết người hay trật tay, trật chân… Máu nghề của tôi là ra sân khấu phải cháy hết mình. Vì chỉ có mười mấy phút thôi nên tôi phải làm sao để khán giả nhớ”, giọng ca cải lương tâm sự.
Thoại Mỹ cũng chia sẻ về những khó khăn và đau khổ trong sự nghiệp, nhất là khi phải đối mặt với những vấn đề về sức khỏe.
NSƯT Thoại Mỹ bộc bạch: “Đó là khi sức khỏe tôi bị ảnh hưởng, không đi diễn được nhiều. Có thời gian chân tôi bị chấn thương khi nhảy từ trên cao xuống nhưng không lo đến nơi đến chốn. Chân ngày càng teo cơ, đi rất yếu, dễ ngã, nhiều khi đang đứng cũng ngã. Tôi phải phẫu thuật nhiều lần để tái tạo dây chằng nhưng không thể được như trước, đi lại vẫn khó khăn. Rồi một thời gian tôi bị hư giọng, phải dưỡng lại...".
Trong thời gian điều trị chấn thương chân, phải nằm một chỗ, bác sĩ yêu cầu nghỉ ngơi, không vận động mạnh nhưng Thoại Mỹ sợ không được hát, vẫn diễn những vai đào võ, tiếp tục chấn thương, tình trạng bệnh tái đi tái lại.
Thoại Mỹ thậm chí đã phải đối mặt với quyết định phẫu thuật tim do vấn đề tim, mặc dù lo ngại rằng điều này có thể ảnh hưởng đến sự nghiệp của cô. Sức khỏe của Thoại Mỹ đã dần ổn định sau cuộc phẫu thuật tim, nhưng chị vẫn luôn trăn trở với sự đầu tư cho nghệ thuật cải lương. Chị mong muốn thấy sân khấu sáng đèn mỗi đêm và hy vọng có sự đầu tư thực sự, lâu dài để giữ cho cải lương trở lại với giá trị và vị thế đúng đắn của nó.
NSƯT Thoại Mỹ sinh năm 1969, hát cải lương từ năm 11 tuổi, thành công ghi dấu với các vai diễn từ đào thương, đào võ, đào lẳng đến đào độc, từ tuồng cổ đến tâm lý xã hội... Chị gặt hái được nhiều giải thưởng lớn trong sự nghiệp như huy chương Vàng Giải Trần Hữu Trang (vai Hồng Phụng - tuồng Ngọc Kỳ Lân), giải Mai Vàng (vai Võ Tắc Thiên - vở Thái Bình Công chúa), Huy chương Vàng tại Hội diễn cải lương chuyên nghiệp toàn quốc, Huy chương vàng Liên hoan Sân khấu Thủ đô năm 2022 (vai Nguyễn Thị Anh - vở Đêm trước ngày hoàng đạo),...Năm 2007, Thoại Mỹ nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.
Minh Nguyễn
Ca sĩ kém 36 tuổi khiến NSƯT Thoại Mỹ hát trở lại sau bạo bệnhKhi sức khỏe hồi phục sau thời gian điều trị bệnh ở Mỹ, NSƯT Thoại Mỹ trở lại nghệ thuật với MV 'Phấn hoa màu son' của ca sĩ trẻ H-Kray." alt=""/>NSƯT Thoại Mỹ: Chân bị teo cơ, đi lại khó khăn, phải phẫu thuật timTôi thắc mắc vì sao số tiền đó không ghi rõ các mục cụ thể như thế nào. Tôi nộp vẫn được nhưng phải nêu rõ chi cho bàn ghế bao nhiêu, bảng bao nhiêu, ti vi bao nhiêu... Trưởng ban phụ huynh cũng hỏi xem có ai phản đối không, nhưng thực tế không ai dám phản đối vì sợ con em bị ghét bỏ. Nhà trường bảo phụ huynh tự nguyện nhưng đây là tự nguyện kiểu ép buộc" - vị phụ huynh này chia sẻ quan điểm.
Cũng theo phản ánh của phụ huynh thì "Phụ huynh không được bàn luận đóng những khoản gì, bàn ghế phụ huynh bỏ tiền ra mua nhưng không được bàn luận hay lựa chọn nhà thầu. Mà thực tế, trường đã bưng bàn ghế về từ lúc nào phụ huynh không hay biết.
Ngoài ra, tủ đựng tài liệu của giáo viên tại sao vẫn phải là phụ huynh đóng tiền?
Hơn nữa, bàn ghế học sinh lớp 5 sau khi ra trường tại sao không để học sinh khóa sau dùng tiếp hay thanh lý, mà nhà trường bảo đó là tài sản của trường, cất vào kho. Nếu cứ năm nào cũng chất kho thì kho đâu chứa cho hết bàn ghế cũ?"...
Không xã hội hóa được tiền mua, nhà trường đem trả bàn ghế đã "mượn"?
Trao đổi với VietNamNet, bà Lê Thị Thủy - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh - cho hay năm học 2022-2023 có 5 lớp 1 với 185 học sinh, vì vậy cần mua sắm thêm 90 bộ bàn ghế.
Theo bà Thủy, năm nay, nhà trường đã làm tờ trình và được UBND phường Thạch Linh đồng ý cho vận động gần 326 triệu đồng bao gồm 90 bộ bàn ghế trị giá hơn 143 triệu đồng, 5 bảng viết 30 triệu đồng, 5 tủ đựng đồ dùng, tài liệu học sinh và giáo viên là 20 triệu đồng, 5 Smart tivi 97,5 triệu đồng và 84 triệu đồng tiền mái che lợp tôn phía nhà vệ sinh nối nhà đa chức năng.
Đáng chú ý, trong danh mục các khoản cần kinh phí tài trợ có cả tủ đựng tài liệu của giáo viên. Đây là khoản theo quy định của Bộ GD-ĐT là không được phép vận động tài trợ.
Bà Lê Thị Thủy cho rằng: "Nhà trường vận động tự nguyện chứ không cào bằng. Chúng tôi biết quy định chỉ được phép vận động những khoản phục vụ trực tiếp cho học sinh như bàn ghế, ti vi...
Nhà nước không cung cấp bàn ghế, còn TP Hà Tĩnh thì đầu tư những cái rất cơ bản, ví dụ sân trường đầu tư hơn 1 tỷ đồng, nhà vệ sinh hơn 500 triệu đồng.
Còn bàn ghế giáo viên hay tủ đựng tài liệu của giáo viên là thuộc về ngân sách, phụ huynh không phải mua và kể cả vận động cũng không đúng. Cái này chắc kế toán đánh máy nhầm và giáo viên chủ nhiệm phổ biến sai".
Liên quan đến phản ánh về việc phụ huynh đóng tiền bàn ghế nhưng đã thấy có bàn ghế mới và không được tự chọn nhà thầu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh cho hay: "Năm nay, nhà trường có thêm 4 phòng đa chức năng mới, tôi đã cho lấy bàn ghế cũ đưa lên 4 phòng đó nên thiếu bàn ghế cho học sinh.
Việc vận động 90 bộ bàn ghế đó là vận động chung toàn trường chứ không riêng gì lớp 1, nhưng học sinh lớp 1 được ưu tiên dùng bàn ghế mới.
Mới đầu năm học, nhà trường chưa thu tiền nên chưa mua được, tôi chưa làm hợp đồng với công ty nào cả. Nhưng làm gì thì làm vẫn phải ưu tiên bàn ghế cho học sinh ngồi học trước. Do tuần học đầu tiên học sinh lớp 1 thiếu bàn ghế nên tôi phải đi mượn của Công ty Thiết bị trường học Sông Lam, chứ không thể ngồi chờ vận động xong rồi mới có bàn ghế cho học sinh được".
Bà Thủy cũng cho biết "Tôi bảo với họ nếu vận động không thành công thì nhờ công ty bưng bàn ghế về cất cho nhà trường, nhà trường trả lại và họ đồng ý".
Bà Lê Thị Thủy cho rằng chương trình vận động xã hội hóa khiến giáo viên gặp không ít khó khăn khi thông tin tới phụ huynh, nhưng triển khai nhiều năm nay nên đa phần phụ huynh đã thấu hiểu và chia sẻ với nhà trường.
"Theo tôi, một là làm như trường tư, ví dụ tư thục đóng 6 triệu đồng mà chẳng cần biết nhà trường làm cái gì cả. Hai là đã trường công mà nhà nước cho hẳn cơ sở vật chất, tuyệt đối không sắm, không mua, không phải đóng gì cả thì rất khỏe.
Thế nhưng, chúng ta cũng phải chia sẻ với nhà nước vì vẫn còn khó khăn, không thể làm một lúc hết như thế được" - bà Thủy nói thêm.