Nỗi ấm ức xả ngoài buổi họp phụ huynh

作者:Thể thao 来源:Thế giới 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-20 01:48:07 评论数:

- Nỗi ấm ức trước các khoản tiền “tự nguyện” phụ huynh chỉ biết xả bên ngoài cánh cửa lớp.

Chị Ngọc Hoa ấm ức khi con vào lớp 6,ỗiấmứcxảngoàibuổihọpphụbang xep hang bundesliga học bán trú bị bắt đóng tới 500 nghìn tiền mua… nồi niêu xoong chảo bát đũa cho thời gian cả cấp học. “Quán ăn ngoài đường muốn bán hàng phải tự chuẩn bị dụng cụ. Đằng này trường rõ là kinh doanh mà lại bắt học sinh tự túc từ cái thìa. Một lớp 4, 5 chục học sinh, mấy chục triệu tiền mua đồ bếp, có hao mòn cũng còn lâu mới hết” - chị Hoa bình phẩm.

Trước khi vào năm học ra trường THCS này còn bắt học sinh mua tới 3 bộ đồng phục các loại. Phụ huynh cứ cắn răng mà bỏ ra hơn triệu bạc để mua, vì không dám phản đối.

Chị Thanh Hoà đi họp phụ huynh về mang nỗi ấm ức không nhỏ. “Cô bảo phải ký biên bản thỏa thuận đồng ý con học Chương trình thí điểm tiếng Anh, sách 120 nghìn, học phí 50 nghìn/ tháng nhân với 9 tháng.

Tôi có ý kiến giáo trình này tốt, nhưng lớp hơn cháu thì học kiểu gì, học ngoại ngữ tối đa chỉ 20 cháu/lớp thôi. Cô không giải thích. Cô bảo là thí điểm nhưng gần như bắt buộc. Các phụ huynh khác bảo thôi đóng học đi.

Nhớ chuyện cô em họ kể trước không đóng tiền cho con học đến giờ tiếng Anh, con bị ra ngoài, con về khóc, mẹ lại đóng tiền để cho con vào lớp học. Sợ con mình cũng bị ra ngoài, tôi ký luôn biên bản đồng ý”.

Theo điều 8Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh, các khoản đóng góp cho Ban đại diện cha mẹ học sinh là khoản tự nguyện, không bắt buộc. Cha mẹ học sinh có quyền từ chối những khoản đóng góp mà Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường yêu cầu nếu không đảm bảo nguyên tắc tự nguyện.

Nhưng cái quyền này chả có mấy phụ huynh dám sử dụng. Anh Hà Thành vẫn “cay” khi nhắc tới 1,5 triệu đồng tiền quỹ lớp mới nộp. “Con học tại một trường ngoài công lập với chi phí đã khá cao, nhưng trưởng ban phụ huynh nhà buôn bán nên cứ hô hào đóng tiền triệu như không. Mình nghiến răng đóng cho xong, không thì con mình lại bị ảnh hưởng”.

Chị Ngọc Hoa cho biết chả phụ huynh nào đồng tình về cái khoản thu “nồi niêu” kỳ quái kia, mà sau trường cũng lấy danh nghĩa “tự nguyện” của phụ huynh. Nhưng rồi chị cũng như các bậc cha mẹ khác vẫn ngoan ngoãn đóng.

“Rõ ràng lớp con đã có điều hoà lắp sẵn đấy, nhưng 100% phụ huynh vẫn răm rắp nghe theo trưởng ban phụ huynh đóng 500 nghìn tiền điều hoà cho con” - chị Thanh Mai có con vừa vào lớp 1 góp chuyện. “Rồi vừa bước chân vào trường đã được phát tờ tự nguyện đóng góp xây dựng trường, chỉ việc “điền vào ô trống” con số sẽ góp, và ký tên – ai mà dám chối”.

Nói chuyện gì trong buổi họp?

Giáo viên và trưởng ban phụ huynh yêu cầu đóng tiền thì không ai dám mở lời. Nhưng phụ huynh lại có nhiều thứ để nói trong buổi họp.

“Hai mẹ ngồi sau tôi quen thân tới mức nào không rõ nhưng giờ họp cứ rào rào buôn chuyện làm bánh, nào là công thức nọ công thức kia. Phía trên mà hỏi có đồng ý không là giơ tay luôn”, một phụ huynh chia sẻ.

Có một chuyện mà nhiều người không để ý: Phụ huynh đi họp ít khi có ý thức tắt chuông điện thoại. Có điện thoại gọi đến sẵn sàng lôi ra nghe bất kể phái trên giáo viên đang nói gì. Lịch sự thì thì thào, không thèm lịch sự thì cứ thế mà oang oang, có khi chỉ nói: “Anh đang họp phụ huynh tí nữa gọi nhé”. Có phụ huynh với được người gọi như bắt được vàng, "buôn thả phanh" nếu không bị nhắc.

Số khác lặng lẽ ngồi lướt smartphone.

"Cũng ấm ức nhiều thứ phi lý, nhưng nói ra thì sợ con mình bị ảnh hưởng, nên đành xả ấm ức ở nơi khác. Có lẽ mình đang hèn đi chăng?" - một phụ huynh ngậm ngùi.

  • Ngân Anh

最近更新