Samsung G810

Kinh doanh 2025-01-21 00:54:09 8

Samsung G810 - Di động thông minh

tttt bong da

ICTnews- Samsung sẽ tung ra điện thoại thông minh G810 rất giống với Nokia G800. Giá bán máy dự kiến 580 euro.

tttt bong da
本文地址:http://asia.tour-time.com/news/837a699154.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Abahani Chittagong vs Police FC, 15h45 ngày 17/1: Khó cho chủ nhà

Làm rõ nội dung hợp đồng mua bán

UBND tỉnh Bình Định mới đây đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng đề xuất quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ đối với người mua căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel) và hướng dẫn cụ thể việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ condotel (sổ đỏ) trong trường hợp này.

Về vấn đề này Bộ Xây dựng cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, quyền và nghĩa vụ của người mua bất động sản (BĐS) là nhà, công trình xây dựng nói chung và BĐS không phải là nhà ở, căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn nói riêng được thực hiện theo các quy định của pháp luật về kinh doanh BĐS, pháp luật về dân sự, pháp luật về đất đai…

{keywords}
Bộ Xây dựng đang nghiên cứu đề xuất bổ sung làm rõ các nội dung của hợp đồng mua bán đối với căn hộ nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn (Condotel)

Theo đó, tại Điều 23 và Điều 24 của Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 đã có quy định về các quyền và nghĩa vụ của bên mua nhà, công trình xây dựng; Bộ Luật Dân sự năm 2015 đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch dân sự, Luật Đất đai đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ sử dụng đất...

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, xuất phát từ thực tế phát sinh trong quản lý đầu tư xây dựng, kinh doanh cũng như các giao dịch về BĐS du lịch, nghỉ dưỡng, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 276/BXD-QLN ngày 20/01/2020 hướng dẫn UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương để tăng cường quản lý đầu tư, xây dựng, kinh doanh loại hình BĐS này.

Đồng thời, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép sửa đổi, bổ sung Nghị định số 76/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh BĐS, trong đó sẽ bổ sung làm rõ các nội dung của hợp đồng mua bán các BĐS này và quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên trong các giao dịch này.

Rủi ro cho người mua

Nhận định về việc mua bán căn hộ du lịch (condotel), biệt thự du lịch (tourist villa), văn phòng văn phòng kết hợp lưu trú (officetel), vừa qua nêu tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an cho rằng, luật Kinh doanh BĐS năm 2014 quy định 2 loại hình kinh doanh bất động sản là kinh doanh BĐS có sẵn và kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai. Tuy nhiên, quy định điều kiện kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai còn lỏng lẻo, chưa rõ vai trò của cơ quan quản lý nhà nước trong việc quản lý hoạt động kinh doanh BĐS hình thành trong tương lai là condotel, tourist villa.

{keywords}
Khách hàng dự án Cocobay căng băng rôn đòi quyền lợi khi dự án "vỡ trận" cam kết lợi nhuận

Theo Bộ Công an, việc mua bán loại hình BĐS này diễn ra rất phức tạp, nhiều địa phương không quản lý được hoặc buông lỏng, nhiều chủ đầu tư mở bán loại hình này khi chưa đủ điều kiện, rủi ro cho người mua, nhất là khi không thực hiện được cam kết với người mua đã phát sinh tranh chấp, phức tạp về an ninh trật tự.

Liên quan tới quyền lợi người mua condotel, trước đó, Cục Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng (CT&BVNTD), Bộ Công Thương cũng đã đưa ra thông báo khuyến cáo chủ đầu tư và khách hàng về việc chấp hành pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Theo Cục này, thời gian vừa qua đơn vị nhận được nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo của khách hàng mua căn hộ chung cư condotel (không hình thành đơn vị ở).

Theo phản ánh của khách hàng và các hợp đồng được cung cấp cho Cục, mục đích của việc ký kết hợp đồng mua bán căn hộ là đưa căn hộ tham gia vào chương trình cho thuê nhằm mục đích sinh lời thông qua việc ký hợp đồng hợp tác cho thuê căn hộ với bên bán, không phải nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.

“Các khách hàng mua căn hộ trong trường hợp này không phải là người tiêu dùng và không thuộc đối tượng áp dụng của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Các tranh chấp phát sinh từ giao dịch này được giải quyết theo quy định của pháp luật dân sự” – Cục CT&BVNTD cho hay.

Cục cũng khuyến cáo, đối với những chủ đầu tư có ý định chuyển đổi mục đích sử dụng từ căn hộ condotel sang căn hộ chung cư thông thường (nhằm mục đích ở, hình thành đơn vị ở), để đảm bảo việc chấp hành quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng khuyến cáo chủ đầu tư chỉ được giao kết hợp đồng mua bán nhà chung cư với khách hàng khi đã hoàn thành nghĩa vụ đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

{keywords}

Từ đầu năm 2020, thị trường BĐS nghỉ dưỡng bước vào thời kỳ u ám do dịch bệnh. Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty CP Trần Thái Cam Ranh, chủ đầu tư dự án The Arena gửi thông báo gia hạn thời gian bàn giao căn hộ dự kiến muộn thêm 6 tháng dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19

Cùng với đó, chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về nhà chung cư (bao gồm cả hồ sơ pháp lý) cho khách hàng trước khi giao kết hợp đồng.

Ngoài ra, chủ đầu tư không được quyền áp đặt, ép buộc khách hàng mua bán căn hộ chung cư khi chưa đạt được thỏa thuận, thống nhất với khách hàng. Việc mua bán phải thực hiện trên cơ sở thương lượng, thiện chí của hai bên....

Trong khi đó, Bộ Công an chỉ ra thực trạng, hiện nay một số địa phương như Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu đang chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản condotel cho người mua, dần hợp thức hóa các condotel, biệt thự du lịch thành nhà ở.

Đánh giá về việc chuyển đổi này, theo Bộ Công an sẽ gây áp lực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; đặt ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự.

Từ đó, Bộ Công an đề xuất trước mắt không phát triển thêm dự án condotel, biệt thự du lịch. Không hợp thức các dự án officetel, biệt thự du lịch, officetel thành nhà ở.

Được biết, mới đây, UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu Sở Xây dựng tạm dừng cấp phép xây dựng đối với các dự án căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, văn phòng kết hợp lưu trú.

Bộ Công an dẫn ra một số doanh nghiệp BĐS đã thông báo tạm dừng chi trả lợi nhuận cho khách hàng mua condotel theo cam kết đã được ký với người mua ảnh hưởng lớn tới khách hàng mua căn hộ.

Bộ Công an cũng điểm tên doanh nghiệp thất hứa là Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô (Công ty Thành Đô) thông báo chấm dứt lợi nhuận cho người mua căn hộ du lịch tại dự án Cocobay (Đà Nẵng); Công ty CP FLC Homes có thông báo tạm dừng chi trả lợi nhuận cho khách hàng đã cam kết tại các dự án The Coastal Hill Quy Nhơn, Condotel Quảng Bình, Condotel Hạ Long với lý do doanh nghiệp khó khăn về tài chính.  

Nhận định về thực trạng này, theo Bộ Công an do khi ký hợp đồng mua bán căn hộ chủ đầu tư cam kết sẽ trả cao trong thời gian 8-10 năm không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh. Người mua sẽ được ngân hàng cho vay vốn đến 70% giá trị căn hộ và thế chấp bằng chính căn hộ hình thành trong tương lai, nay chủ đầu tư dự án ngừng chi trả lợi nhuận theo cam kết nhưng người mua vẫn phải trả lãi vay, ảnh hưởng tới quyền lợi của người mua.

Bên cạnh sự việc phá vỡ cam kết lợi nhuận, từ đầu năm 2020, thị trường BĐS nghỉ dưỡng bước vào thời kỳ u ám do dịch bệnh.

Đầu tháng 7 vừa qua, Công ty CP Trần Thái Cam Ranh, chủ đầu tư dự án The Arena với hơn 5.000 căn condotel cũng đã gửi thông báo gia hạn thời gian bàn giao căn hộ dự kiến muộn thêm 6 tháng dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19.

 

Tuấn Linh

Bộ Công an phản đối chuyển đổi hợp thức condotel thành nhà ở

Bộ Công an phản đối chuyển đổi hợp thức condotel thành nhà ở

Bộ Công an kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các địa phương tăng cường quản lý việc quy hoạch, cấp phép sử dụng đất, cấp phép xây dựng… không phát triển thêm dự án condotel, không hợp thức các loại hình này thành nhà ở. 

">

Bộ Xây dựng đề xuất làm rõ hợp đồng mua bán condotel

Chiều 31/7, Đoàn giám sát Ban Dân vận Thành uỷ TP.HCM đã có buổi làm việc với Quận uỷ quận 12 về kết quả đợt thi đua 200 ngày chào mừng Đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ TP.HCM lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 – 2025, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng. 

Một trong những vấn đề được Quận uỷ quận 12 báo cáo là việc thực hiện Chỉ thị 23 của Thành uỷ TP.HCM về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về trật tự xây dựng trên địa bàn.

Theo Phó Bí thư Thường trực Quận ủy quận 12 Trần Văn Út, thực hiện Chỉ thị 23, quận đã kéo giảm đáng kể số vụ vi phạm xây dựng không phép, sai phép. Hiện còn 35 công trình không phép, sai phép đang được xử lý. 

Về thực hiện Chỉ thị 23, Ban Thường vụ Quận ủy đã có chỉ đạo UBND quận và các phường kiên quyết xử lý các vi phạm về xây dựng sai phép, không phép gắn với xử lý cán bộ để xảy ra vi phạm về trật tự đô thị. Kết quả đạt được có phần nhờ hình thức công khai các công trình không phép, sai phép lên trang mạng xã hội của UBND quận.

{keywords}
UBND quận 12 công khai trường hợp vi phạm xây dựng trên trạng mạng xã hội Facebook của quận. 

Không chỉ công khai các trường hợp vi phạm trật tự xây dựng, trang mạng xã hội Facebook của UBND quận 12 còn cung cấp các thông tin quản lý địa phương trên mọi lĩnh vực như thủ tục đất đai, quy hoạch, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự… để người dân trên địa bàn nắm rõ. 

Ngoài ra, thông qua kênh thông tin này, UBND quận 12 còn đưa ra những cảnh báo đến người dân. Đơn cử như trường hợp tự lập dự án “ma” phân lô bán nền trái phép và làm giả Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại phường Thạnh Xuân vào tháng 8/2019. 

{keywords}
Một công trình vi phạm xây dựng trên địa bàn quận 12 bị xử lý.

Vị trí khu đất có dự án “ma” là tại thửa đất số 101, 113, 114, 115, tờ bản đồ số 2 (tài liệu năm 2004 – 2005) giáp rạch Rỗng Tùng, tổ 33, khu phố 2, phường Thạnh Xuân. Theo quy hoạch vào năm 2012, khu đất này được quy hoạch công viên cây xanh 150ha.

“UBND quận rất mong nhân dân lưu ý thông tin để cảnh giác, tìm hiểu thông tin quy hoạch, pháp lý nhà đất, dự án tại cơ quan Nhà nước trước khi thực hiện giao dịch, tránh bị lừa đảo, thiệt hại tài sản”, quận 12 cảnh báo. 

Một lãnh đạo UBND quận 12 cho biết, bên cạnh việc cách làm truyền thống, trang mạng xã hội của quận cũng là kênh tiếp nhận phản ánh của người dân hiệu quả. Những phản ánh này sẽ được chuyển đến các đơn vị chuyên môn giải quyết. Cách làm này được người dân trên địa bàn đánh giá cao.

Bị xử lý vi phạm xây dựng, chủ đầu tư vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công

Bị xử lý vi phạm xây dựng, chủ đầu tư vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công

 - Sau hơn nửa năm thực hiện Chỉ thị 23, số vụ vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn TP.HCM đã giảm, tuy vậy có trường hợp chủ đầu tư bị xử lý vi phạm vẫn cố tình xây thêm, không dừng thi công.   

">

Quận vùng ven TP.HCM công khai vi phạm xây dựng trên mạng xã hội

Mới đây, Bộ Tài chính có văn bản cho ý kiến về phương án xử lý 3 cơ sở nhà, đất tại số 2 ngõ 294 Kim Mã, số 300 Kim Mã, và số 3 Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) do Bộ Ngoại giao quản lý, sử dụng.

Tại văn bản này, Bộ Tài chính cho rằng theo quy định của Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ về sắp xếp và xử lý tài sản công, việc Bộ Ngoại giao đề xuất giữ lại, tiếp tục quản lý, sử dụng để phục vụ nhiệm vụ chính trị được giao là chưa phù hợp.

{keywords}
Khu nhà, đất số 300 Kim Mã nhiều năm bỏ hoang được ví là "khu nhà ma" ở Hà Nội.

Do đó, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Ngoại giao căn cứ theo Nghị định 167/2017/NĐ-CP rà soát, báo cáo thêm về mục đích sử dụng 3 cơ sở đất vàng nêu trên, đồng thời đề xuất phương án xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

“Sau khi Bộ Ngoại giao kiểm tra, rà soát lại 3 khu đất vàng, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với UBND TP Hà Nội xem xét, xử lý theo quy định về sắp xếp, xử lý tài sản công”, văn bản nêu rõ.

Theo kết quả kiểm tra hiện trạng cho thấy trong 3 cơ sở nhà, đất được giao cho Bộ Ngoại giao quản lý, sử dụng có 2 khu đất đang bỏ trống, 1 khu cho thuê.

Cụ thể, tại khu đất số 2 ngõ 294 phố Kim Mã (quận Ba Đình) rộng 9.563m2, có khuôn viên riêng biệt, gồm 8 ngôi nhà, 1 bể bơi, 1 sân tennis, hiện đang bỏ trống, không sử dụng. Trước đó, khu đất này được Bộ Ngoại giao cho Đại sứ quán Thụy Điển thuê làm trụ sở.

Tại khu đất này, Cục Phục vụ ngoại giao đoàn, Bộ Ngoại giao mới đây đã đề xuất được hợp tác với các đối tác bên ngoài để xây dựng tổ hợp căn hộ, văn phòng cho thuê và khách sạn 5 sao phục vụ hoạt động đối ngoại.  

{keywords}
Trụ sở mới của Bộ Ngoại giao được xây dựng tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Còn khu nhà, đất số 300 Kim Mã, rộng 3.243m2 do Bộ Ngoại giao quản lý đang bỏ trống. Khu đất này từng có thời gian được giao cho Đại sứ quán Bulgaria xây dựng trụ sở làm việc.  Từ tháng 5/2018 đến nay Đại sứ Bulgaria đã bàn giao lại khu đất cho Cục Phục vụ ngoại giao đoàn quản lý. Hiện đang bỏ trống, chưa sử dụng. Khu đất vàng này bỏ hoang trong nhiều năm  được ví như "khu nhà ma" ở Hà Nội. 

Riêng khu đất tại số 3 Nguyễn Gia Thiều (quận Hoàn Kiếm) đang được Bộ Ngoại giao cho Cục An ninh điều tra, Bộ Công an thuê làm trụ sở làm việc.

Được biết, Bộ Ngoại giao đã xây dựng trụ sở mới tại phường Mễ Trì (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội). Trụ sở mới Bộ Ngoại giao tọa lạc ở vị trí đắc địa trên đường Lê Quang Đạo ngay nút giao với Đại lộ Thăng Long.

Dự án đầu tư xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao do Ban quản lý dự án - Bộ Ngoại giao làm chủ đầu tư được phê duyệt từ tháng 7/2009 với tổng vốn 3.484 tỷ đồng.

Đây là dự án thuộc nhóm A, công trình cấp đặc biệt. Công trình chính có quy mô 14 tầng nổi, cao 78,9m và 1 tầng hầm. Diện tích xây dựng 16.282m2, tổng diện tích sàn 126.282m2 (không kể diện tích ngoài trời như khu vực để xe, thảm cỏ, khu thể thao giải trí và đường giao thông nội bộ). Dự án có sân đỗ trực thăng.

Quá trình thực hiện do nhiều nguyên nhân như biến động giá cả vật tư, vật liệu xây dựng; tiền lương nhân công, tỷ giá… Tháng 7/2014, Bộ Ngoại giao đã ban hành Quyết định phê duyệt tổng mức đầu tư điều chỉnh dự án giai đoạn 1 lên 4.022,7 tỷ đồng.

Huỳnh Anh

Trụ sở 4.000 tỷ chậm tiến độ, Bộ Ngoại giao xin cơ chế đặc thù

Trụ sở 4.000 tỷ chậm tiến độ, Bộ Ngoại giao xin cơ chế đặc thù

- Theo Bộ Xây dựng, cơ chế đặc thù cho dự án mới chỉ để xử lý tình huống, chưa thể giải quyết triệt để, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc hiện nay của dự án…

">

Bộ Ngoại giao muốn giữ lại 3 khu đất vàng là không phù hợp

Nhận định, soi kèo Persib Bandung vs Dewa United, 19h00 ngày 17/1: Giữ vững ngôi đầu

{keywords} 

Trong chuyến thăm các trường đại học tốp đầu Trung Quốc vào tháng 7, ông Nhậm Chính Phi - nhà sáng lập Huawei - cho biết công ty chuyển vốn đầu tư từ Mỹ sang Nga, tăng cường đầu tư vào Nga, mở rộng nhóm khoa học Nga và tăng lương cho các nhà khoa học tại đây. Đây là kết quả sau khi Mỹ đưa Huawei vào danh sách đen thương mại hồi năm 2019.

Huawei là nhà sản xuất thiết bị viễn thông và smartphone lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, công ty trở thành con tốt trên bàn cờ quyền lực Mỹ Trung, đối diện với tình thế ngàn cân treo sợi tóc trước lệnh cấm mới nhất của Mỹ nhằm vào công nghệ lõi như bán dẫn.

Richar Yu, Giám đốc bộ phận Tiêu dùng Huawei, đầu tháng này thừa nhận ảnh hưởng lớn từ lệnh cấm của Mỹ tới công ty. Cụ thể, năm 2020 có thể đánh dấu chấm hết cho chip Kirin mà Huawei tự phát triển lâu nay. Cuối tuần trước, trong một hội nghị tại thành phố Thanh Đảo, ông Yu nói Huawei vẫn đang tìm cách đối phó với lệnh cấm chip của Mỹ.

Trong chuyến thăm các trường đại học tháng trước, ông Nhậm khẳng định Huawei phải duy trì con đường tự tiến bộ và cởi mở để sống sót. "Nếu muốn thực sự mạnh mẽ, các bạn phải học từ mọi người, kể cả kẻ thù của bạn".

Bên cạnh việc đầu tư mạnh hơn vào các nước khác, kế hoạch của Huawei còn dựa vào mảng điện toán đám mây, theo Financial Times. Huawei đặt mảng đám mây ngang hàng với mảng smartphone và thiết bị viễn thông từ đầu năm nay.

Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất chip như Qualcomm đang vận động chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm mới nhất để được bán hàng trở lại cho Huawei. MediaTek của Đài Loan cũng xin giấy phép để tiếp tục cung ứng chip cho khách hàng Trung Quốc. 

Ông Nhậm nói dù "một số chính trị gia Mỹ muốn Huawei diệt vong", công ty của ông vẫn không có ác cảm với nước Mỹ.

Du Lam (Theo SCMP)

Huawei trước ‘thời khắc sinh tử’: Những cuộc gọi 4 giờ sáng không còn bất thường

Huawei trước ‘thời khắc sinh tử’: Những cuộc gọi 4 giờ sáng không còn bất thường

Huawei và các đối tác đang chạy hết tốc lực trước khi lệnh cấm của chính phủ Mỹ liên quan tới chip di động bắt đầu có hiệu lực.  

">

Huawei đầu tư mạnh vào Nga

Hai cầu thủ bóng chày cùng có tên Brady Feigl và ngoại hình giống nhau. Ảnh: The Sun

Hiện tượng song trùng

Hai cầu thủ bóng chày không phải là trường hợp đầu tiên có sự trùng hợp như vậy. Cell Reportsđã tiến hành nghiên cứu 32 cặp trông giống nhau nhưng không có quan hệ họ hàng. Họ được gọi là song trùng. 

Những cặp như vậy chia sẻ một số đặc điểm thể chất giống nhau đáng kinh ngạc. Đôi khi, hai người không liên quan dễ dàng bị nhầm là sinh đôi hoặc ít nhất là anh chị em ruột. 

Các phân tích cho thấy những người song trùng có nhiều điểm chung hơn là vẻ bên ngoài. Theo tạp chí Cell Reports, những người có khuôn mặt rất giống nhau cũng chia sẻ nhiều gene và đặc điểm lối sống giống nhau.

Rõ ràng, những người có đặc điểm ngoại hình tương tự sẽ có một số DNA giống nhau. Nhờ có Internet, các nhà khoa học có thể theo dõi và nghiên cứu các cặp song trùng dễ dàng hơn bao giờ hết.

Để hiểu điều gì đang diễn ra ở cấp độ di truyền giữa những người giống nhau, các nhà khoa học đã hợp tác với nhiếp ảnh gia người Canada, François Brunelle. Từ năm 1999, Brunelle đã đi khắp thế giới để chụp chân dung của những người xa lạ trông gần giống nhau cho dự án “Chúng tôi không giống nhau”. 

Nhóm tác giả đã yêu cầu 32 cặp người mẫu của Brunelle gửi DNA và trả lời các câu hỏi về lối sống của họ. 

Các cặp song trùng dễ khiến người khác nhầm lẫn là sinh đôi. Ảnh: Smithsonianmag

Sử dụng phần mềm nhận dạng khuôn mặt, các nhà khoa học phân tích ảnh chụp trực diện của các cặp và so sánh sự tương đồng giữa hai khuôn mặt. Một nửa số cặp song trùng được chấm điểm ngang với các cặp song sinh giống hệt nhau. 

Các tác giả tiếp tục phân tích dữ liệu DNA của những người tham gia. Họ phát hiện 9 trong số 16 cặp chia sẻ nhiều biến thể di truyền phổ biến. Manel Esteller, nhà di truyền học, Viện nghiên cứu bệnh bạch cầu Josep Carreras (Tây Ban Nha), nói: “Các cặp đó giống như sinh đôi ảo”.  

Về lối sống, các cặp song trùng cũng có nhiều điểm chung như cân nặng, chiều cao, tiền sử hút thuốc và trình độ học vấn.

Mặc dù có các đặc điểm và di truyền tương tự nhau, những người giống nhau lại có hệ vi sinh vật, vi khuẩn có ích và có hại sống trên và trong cơ thể khác biệt. Ngoài ra, các bộ gene biểu sinh cũng khác nhau. 

Điều đó cho thấy mối liên hệ giữa DNA và độ giống nhau của các cặp song trùng. Yếu tố môi trường không đóng vai trò gì trong hiện tượng này. 

Khi dân số ngày càng tăng, chắc chắn sẽ có một số sự trùng lặp di truyền chỉ do ngẫu nhiên. Nhà di truyền học Esteller nhận định: “Dân số thế giới hiện là 7,9 tỷ người, nên những sự trùng hợp như vậy ngày càng có nhiều khả năng xảy ra”.

Các bác sĩ cho biết những người có DNA giống nhau có thể dễ mắc một số bệnh di truyền như nhau. 

Phát hiện loại hormone có thể dự đoán sức khỏe của nam giới

Phát hiện loại hormone có thể dự đoán sức khỏe của nam giới

Một loại hormone có thể dự đoán các bệnh ở nam giới liên quan đến tuổi tác bao gồm yếu xương, rối loạn chức năng tình dục, tiểu đường, ung thư và bệnh tim mạch.">

Những người song trùng giống hệt nhau nhưng không phải họ hàng

Tổng cục Hải quan dự kiến tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 lên Cổng dịch vụ Công quốc gia trong năm 2020. Ảnh: Tạp chí tài chính

Bộ Tài chính vừa có quyết định ban hành Danh mục dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính tích hợp, cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia năm 2020. Trong đó riêng lĩnh vực hải quan dự kiến sẽ có 60 dịch vụ mức độ 4.

Theo quyết định mới, Bộ Tài chính sẽ triển khai thực hiện tích hợp 194 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 lên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020.

Cụ thể, cơ quan Bộ Tài chính sẽ tích hợp 24 dịch vụ công trực tuyến liên quan tới lĩnh vực kế toán, kiểm toán và lĩnh vực quản lý giá. Trong đó, tổng cục Hải quan tích hợp 60 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Kho bạc Nhà nước sẽ tích hợp 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tích hợp 11 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; Tổng cục Thuế tích hợp 2 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 91 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4.

Bộ Tài chính cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tập trung rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến, trong đó phải tập trung tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa các thủ tục hành chính mức độ 3,4 để tích hợp. Đồng thời cung cấp trên Cổng dịch vụ công quốc gia theo hướng cắt giảm mạnh chi phí, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Ngoài ra, phải bảo đảm tích hợp, cung cấp tối thiểu 30% dịch vụ công mức 3,4 trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ.

Chủ động rà soát xây dựng lộ trình chi tiết triển khai, khẩn trương tích hợp các dịch vụ công trực tuyến lên Cổng dịch vụ công quốc gia bảo đảm hoàn thành theo nguyên tắc đảm bảo đến Quý II/2020 hoàn thành tích hợp tối thiểu 30% (Tổng cục Hải quan tối thiểu 10%). Đến Quý III/2020 đạt tối thiểu 70% (Tổng cục Hải quan tối thiểu 40%) và đến Quý IV/2020 hoàn thành tích hợp 100% số dịch vụ công trực tuyến.

Bộ Tài chính cũng tiếp tục chuẩn hóa thông tin, dữ liệu thủ tục hành chính và cập nhật đầy đủ, kịp thời, chính xác trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính, mã hồ sơ trên hệ thống một cửa điện tử bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận, thực hiện, giám sát việc giải quyết thủ tục hành chính.

Đẩy mạnh thanh toán trực tuyến phí, lệ phí, thuê, thu phạt xử lý vi phạm hành chính và các nghĩa vụ tài chính trong giải quyết thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Tài chính góp phần thực hiện thành công giải pháp đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

Ưu tiên dịch vụ người dân, doanh nghiệp quan tâm

Theo thông tin từ Tổng cục Hải quan, ứng dụng CNTT trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được Tổng cục Hải quan thực hiện mạnh mẽ.

Các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan hiện nay đang được ngành Hải quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên các hệ thống gồm: Hệ thống thông quan tự động (VNACCS/VCIS); Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến HQ36a, Cổng thanh toán điện tử; Cổng thông tin một cửa quốc gia. 

Tính đến hết quý I/2020, ngành Hải quan đã cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho 171/192 thủ tục hành chính,đạt tỷ lệ 89%. Trong đó, có 162 thủ tục đã được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 84,4%). Bên cạnh đó, Cổng thông tin một cửa quốc gia đã cung cấp 198 thủ tục hành chính của 13 bộ ngành, xử lý trên 3 triệu bộ hồ sơ của trên 37.000 doanh nghiệp. 

Trong 4 tháng đầu năm nay, ngành Hải quan đã tích cực nâng cấp các hệ thống, đẩy mạnh triển khai việc kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và nỗ lực triển khai các thủ tục hành chính lên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Cũng theo danh mục dịch vụ vừa được Bộ Tài chính ban hành, các dịch vụ được tích hợp là các nhóm thủ tục được người dân, doanh nghiệp quan tâm như: thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển; thủ tục xác nhận hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế; Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập khẩu xe ô tô, xe gắn máy không nằm trong mục đích thương mại; Thủ tục xử lý tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt nộp thừa,…

D.V

Kết nối hệ thống Căn cước công dân với CSDL quốc gia dân cư trong quý IV/2020

Kết nối hệ thống Căn cước công dân với CSDL quốc gia dân cư trong quý IV/2020

Trong quý IV/2020, việc kết nối hệ thống Căn cước công dân, các cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành đã xây dựng xong với hệ thống CSDL quốc gia về dân cư và Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ được hoàn thành.

">

60 dịch vụ Hải quan mức 4 sẽ lên Cổng dịch vụ công quốc gia

友情链接