Nhận định, soi kèo Marseille vs Strasbourg, 2h45 ngày 20/1: Chủ nhà ra oai
(责任编辑:Công nghệ)
- Nhận định, soi kèo Girona vs Sevilla, 20h00 ngày 18/1: Mở ra hy vọng trời Âu
Viettel là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông đầu tiên tại Đông Nam Á có sản phẩm thiết bị viễn thông 5G được xếp hạng vào danh sách Peer Insights của Gartner. Trong tháng 10/2022, bộ 3 sản phẩm 5G gNodeB (Trạm thu phát sóng 5G), vOCS 4.0 (Hệ thống tính cước thời gian thực 4.0 cho mạng 5G) và 5G Core (Mạng lõi 5G) của Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (Viettel High Tech VTH) vừa được Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn CNTT hàng đầu thế giới đưa vào danh sách đánh giá các sản phẩm quốc tế uy tín – Gartner Peer Insights.
Gartner Peer Insights là nền tảng đánh giá sản phẩm dịch vụ công nghệ định hướng bởi người dùng do Gartner sáng lập. Nền tảng với hơn 50.000 người dùng được xác minh trên toàn cầu và hơn 475.000 đánh giá, là nơi quy tụ hàng ngàn nhà lãnh đạo doanh nghiệp kết nối với nhau, nhằm hướng dẫn đưa ra quyết sách về công nghệ và kinh doanh.
Viettel High Tech là nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông đầu tiên tại Đông Nam Á có sản phẩm thiết bị viễn thông 5G được xếp hạng vào danh sách Peer Insights của Gartner. Theo đó, 5G gNodeB được xếp hạng trong nhóm sản phẩm Mạng truy cập vô tuyến gồm: 5G, vOCS 4.0 thuộc mục Giải pháp quản lý doanh thu, 5G Core đứng trong danh mục Mạng lưới thông tin doanh nghiệp. Một số nhà cung cấp dịch vụ viễn thông nổi tiếng thế giới cũng đang trong danh sách của Gartner, bao gồm: Ericsson, Nokia, Samsung, Huawei, FiberHome Telecommunication Technologies… Việc xuất hiện trong danh sách của Gartner đã khẳng định sản phẩm của VHT đáng tin cậy, đồng thời khẳng định vị thế VHT là một nhà cung cấp toàn cầu không chỉ là nhà cung cấp nội địa.
Với bước khởi đầu này, Viettel High Tech tham vọng thẳng tiến vào Magic Quadrant - danh sách các đánh giá các nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông, sản phẩm dịch vụ uy tín của Gartner, cung cấp thông tin giúp khách hàng đưa ra các quyết định sử dụng các dịch vụ, sản phẩm thiết bị viễn thông, sánh ngang với nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông hàng đầu thế giới.
Trạm 5G của Viettel nghiên cứu sản xuất hiện đã được triển khai tại 5 tỉnh thành Việt Nam với tổng gần 300 trạm. vOCS phiên bản 4.0 cho mạng 5G hiện đã hoàn thành thử nghiệm trên 1 triệu thuê bao, trước đó, các phiên bản cho mạng 3G, 4G hiện đang phục vụ tại 11 quốc gia với quy mô dân số trên 300 triệu. Thiết bị 5G Core đã được đưa vào mạng lưới Viettel và đổ tải thành công hơn 250.000 thuê bao. Bộ 3 sản phẩm này là các thành phần quan trọng xây dựng hạ tầng mạng viễn thông mà Viettel đã công bố làm chủ công nghệ toàn phần.
Ông Nguyễn Vũ Hà, CEO Viettel High Tech chia sẻ: “Trước đó, hầu hết các chuyên gia của Gartner đều chỉ biết tới vai trò của Viettel như một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Sau các buổi giới thiệu năng lực sản phẩm chuyên sâu với các chuyên gia phân tích hàng đầu của Gartner về 5G Network Infrastructure, 5G RAN, Private Mobile Network... nhóm chuyên gia khá bất ngờ trước năng lực của Viettel, như một nhà cung cấp thiết bị mạng viễn thông”.
Với chiến lược dài hạn của Viettel là trở thành nhà cung cấp trong nhóm “Niche Player” vào năm 2025 và nhà cung cấp thuộc nhóm “Visionaries” vào năm 2030” của Gartner.
VHT cho hay, lợi thế lớn của Viettel là sự thấu hiểu về kinh doanh cho đến năng lực phát triển nghiên cứu và hệ thống vận hành khai thác đã xây dựng, là hệ thống "kiềng ba chân” giữa 3 Tổng công ty lớn của Viettel là Viettel Telecom - VTNet - VHT. Viettel nhanh chóng nắm bắt nhu cầu thay đổi của các nhà mạng khi triển khai mạng 5G, từ đó có những điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch phát triển sản phẩm, là nền tảng vững chắc để kinh doanh thương mại 5G.
Việc làm chủ thiết bị 5G có ý nghĩa chiến lược quốc gia và Việt Nam là một trong số ít quốc gia có thể sản xuất thiết bị 5G như Trung Quốc, Hàn Quốc, Thụy Điển, Phần Lan.
Trước đó, ngày 17/1/2020, Viettel đã thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị của Viettel sản xuất tại Hòa Lạc. Thời điểm đó, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội nhận định rằng, Việt Nam đã biến điều không thể thành có thể, từ một nước luôn đi sau và học hỏi các nước lớn như Hàn Quốc, Singapore… để gia nhập những nước tạo ra công nghệ với “Make in Vietnam”.
Gartner là công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới được thành lập năm 1979. Công ty hiện có hơn 2000 nhà nghiên cứu, chuyên gia tư vấn với hơn 15.600 khách hàng doanh nghiệp tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Thái Khang
" alt="Gartner xếp hạng thiết bị viễn thông Viettel vào danh sách uy tín toàn cầu" />Gartner xếp hạng thiết bị viễn thông Viettel vào danh sách uy tín toàn cầu- - Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Đây là môn học bắt buộc yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn.
Môn học bắt buộc
Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học tự nhiên, những nguyên lý, khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
Khoa học tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lý thuyết với thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành, phòng học bộ môn, ngoài thực địa có vai trò và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này.
Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering, Mathematics).
Môn Khoa học tự nhiên là môn học phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 (cấp tiểu học), được dạy ở trung học cơ sở và là môn học bắt buộc.
Môn học sẽ giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Vì vậy, việc xây dựng chương trình dựa trên 5 quan điểm là chương trình môn Khoa học tự nhiên cụ thể hóa những mục tiêu và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể; Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh; Quan điểm dạy học tích hợp; Quan điểm khoa học và thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành; Quan điểm phát triển bền vững và thực tiễn của Việt Nam.
Môn Khoa học tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông, giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần; Hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu ở học sinh như yêu đất nước, yêu con người, chăm học, chăm làm, trung thực, trách nhiệm; Hình thành và phát triển năng lực ở học sinh như năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn
Môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu học sinh phải đạt được 3 phẩm chất, 3 năng lực, 3 năng lực chuyên môn.
3 phẩm chấtmà học sinh phải đạt được bao gồm góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển thế giới quan khoa học của học sinh. Đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên nhiên, hiểu, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; Giúp học sinh biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ tự nhiên, có thái độ và hành vi tôn trọng các quy định chung về bảo vệ tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.
Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học sinh biết yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
3 năng lựchọc sinh phải đạt được là năng lực tự chủ và tự học; Năng lực giao tiếp và hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
3 năng lực chuyên môngồm nhận thức kiến thức khoa học tự nhiên; Tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên; Vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nội dung xây dựng trên 3 trục cơ bản
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình môn Khoa học tự nhiên sẽ được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là Chủ đề khoa học – Các nguyên lý/ khái niệm chung của khoa học – Hình thành và phát triển năng lực.
Trong đó, các nguyên lý/ khái niệm chung là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình. Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm: Chất và sự biến đổi của chất:chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất. Vật sống là sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá; Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lý, lực và sự chuyển động; Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hóa, sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên trong chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm: Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi.
Các nguyên lý chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Các nội dung vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lý đó.
Phương pháp giáo dục tích cực, đánh giá học cả quá trình
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, chương trình môn Khoa học tự nhiên thích hợp với các phương pháp giáo dục tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được để phát triển.
Vì vậy, các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng: Dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; Rèn luyện được cho học sinh phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; Thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; Tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; Kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập.
Hoạt động học tập của học sinh là hoạt động chủ động, tích cực chiếm lĩnh, thực hành, vận dụng tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các hoạt động học tập nói trên được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường, thông qua một số phương pháp dạy học chủ yếu tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học...
Đánh giá kết quả giáo dục môn Khoa học tự nhiên căn cứ đánh giá là các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được quy định. Phạm vi đánh giá là toàn bộ nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình môn Khoa học tự nhiên.
Đối tượng đánh giá là sản phẩm và quá trình học tập, rèn luyện của học sinh thông qua học tập môn Khoa học tự nhiên.
Kết quả giáo dục được đánh giá bằng các hình thức định tính và định lượng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở cơ sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương và các kỳ đánh giá quốc tế.
Kết quả các môn học tự chọn được sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của cha mẹ học sinh, của bản thân học sinh được đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Việc đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phương do tổ chức kiểm định chất lượng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt động dạy học, phát triển chương trình và nâng cao chất lượng giáo dục.
Nhiều yêu cầu với giáo viên và nhà trường
Môn Khoa học tự nhiên trong chương trình giáo dục phổ thông mới đặt ra yêu cầu cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên
Theo Ban soạn thảo chương trình, đây cũng là yêu cầu của giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở, đáp ứng định hướng của giai đoạn giáo dục cơ bản là trang bị cho học sinh tri thức, kỹ năng nền tảng; hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi; chuẩn bị tâm thế cho việc thích ứng với những thay đổi nhanh chóng và nhiều mặt của xã hội tương lai; đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở theo các hướng: học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia cuộc sống lao động.
Mặt khác Khoa học tự nhiên có điều kiện giáo dục những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường, an toàn, năng lượng, giới và bình đẳng giới, bảo vệ đa dạng sinh học... Giáo viên cần nhận ra đây là điều kiện thuận lợi để linh hoạt, sáng tạo lựa chọn các hình thức, phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp.
Môn Khoa học tự nhiên cũng chú trọng thực hành thí nghiệm, vì vậy, nhà trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hoá chất, phòng học bộ môn.
Giáo viên cần dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học, các quy tắc an toàn cho bản thân khi thực hành thí nghiệm, các trang thiết bị, dụng cụ học tập và cách sử dụng an toàn, cách thực hiện một số kỹ năng, các nguồn tra cứu tài liệu tham khảo.
Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các nhà trường còn hạn chế, việc tổ chức cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thế giới tự nhiên gặp nhiều khó khăn thì cần lưu ý tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở những địa phương.
Ở những nơi khó khăn, có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Trên đây là những nét tóm lược về chương trình môn Khoa học tự nhiên. Dự thảo chương trình môn học này sẽ được Bộ GD-ĐT giới thiệu trong tháng 1 để nhận các ý kiến đóng góp.
Lê Huyền
Chương trình môn học phổ thông: Những thông tin mới nhất
VietNamNet giới thiệu những nội dung cơ bản của dự thảo chương trình các môn học phổ thông mới đang được Ban Phát triển chương trình (Bộ GD-ĐT) gấp rút hoàn thiện.
" alt="Môn Khoa học tự nhiên sẽ như thế nào trong chương trình giáo dục phổ thông mới" />Môn Khoa học tự nhiên sẽ như thế nào trong chương trình giáo dục phổ thông mới - Như vậy không chỉ lo cho bộ máy của hệ thống chính trị mà còn là người hưởng lương hưu, người có công và những việc an sinh xã hội khác để tiếp tục cải thiện, nâng cao cuộc sống", bà Trương Thị Mai nói.
Thường trực Ban Bí thư dẫn chứng nếu không có chính sách này thì một người đã khó khăn rồi nhưng gặp bệnh mãn tính hoặc một bệnh nguy hiểm khác có thể rơi vào cảnh đói nghèo. Do vậy, những chính sách này sẽ tạo ra mạng lưới an sinh để người dân không bị đói nghèo.
Đánh giá hiện nay có trợ cấp xã hội nhưng dù mức này tăng cũng vẫn rất thấp, bà Trương Thị Mai nêu thực tế, nếu chỉ có hơn 30% người cao tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, đồng nghĩa hơn 60% người lao động khi bước vào tuổi già không có một nguồn nào để nương tựa.
"Vì vậy, chính sách bảo hiểm, chính sách an sinh phải trở thành trụ cột và phải được quan tâm để hàng chục triệu người của nước ta khi cao tuổi không rơi vào tình trạng không có một đồng thu nhập", Thường trực Ban Bí thư yêu cầu.
Một lần nữa khẳng định những trụ cột an sinh xã hội như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội là rất quan trọng, theo bà Trương Thị Mai, nếu không tạo được mạng lưới rộng lớn thì một người đang sống ở TP.HCM hay những đô thị đang phát triển chỉ cần gặp một cú sốc kinh tế có thể thành người nghèo, người thất nghiệp.
Hoặc ở miền núi, nếu người dân phải bỏ tiền túi ra đi chữa bệnh thì cũng có thể trở thành người nghèo.
Thường trực Ban Bí thư nhắc lại thời điểm lần đầu trình Luật Bảo hiểm Y tế 2009, ở Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 20% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Khi đó, người dân chỉ phải bỏ ra 25% để mua bảo hiểm y tế nhưng nhiều người cũng không có tiền.
"Đến nay, nhờ mức hỗ trợ tăng lên cùng với sự thay đổi về nhận thức, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đã tăng lên 90%. Nhờ vậy, khi người dân ốm đau đã có bảo hiểm y tế chi trả. Thậm chí, với người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số có thể đi trực tiếp tới tuyến Trung ương để điều trị và được hỗ trợ chi trả cho việc này", bà Trương Thị Mai nói.
Đề cập đến kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2023, Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai ghi nhận có sự đóng góp quan trọng của Ủy ban MTTQ Việt Nam.
Bà Trương Thị Mai nhấn mạnh, hoạt động của MTTQ Việt Nam đã để lại những tình cảm, những ấn tượng tốt đẹp, đó là sự quyết tâm, cộng đồng trách nhiệm, đó là sự lắng nghe, phản ánh tâm tư nguyện vọng của Nhân dân, động viên giúp đỡ người khó khăn trong cuộc sống...
Dưới sự phát động của MTTQ Việt Nam, các hoạt động an sinh xã hội, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động lớn, hoạt động giám sát, phản biện ngày càng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm hơn.
Về định hướng năm 2024, bên cạnh những tác động tiêu cực của tình hình thế giới, bà Trương Thị Mai cho hay, trong nước vẫn còn những khó khăn, thách thức mới đối với yêu cầu phát triển nhanh, bền vững với 5 chỉ tiêu chưa đạt được, trong đó có chỉ tiêu quan trọng là tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động, thu nhập đầu người.
"Nếu hai năm còn lại không tăng tốc, không đạt được những chỉ tiêu này, sẽ khó khăn cho năm năm tiếp theo và mục tiêu của giai đoạn 2030 - 2045", bà Trương Thị Mai nhận định và yêu cầu phải nỗ lực hơn nữa.
Cũng theo Thường trực Ban Bí thư, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng, đối ngoại, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đã được Đảng, Chính phủ, Quốc hội thông qua.
Bà đề nghị MTTQ Việt Nam sẽ tiếp tục quan tâm, phối hợp để góp phần quan trọng trong triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 của Đảng, Nhà nước.
Anh Văn" alt="Bà Trương Thị Mai: Sống ở đô thị, gặp cú sốc kinh tế có thể thành người nghèo" />Bà Trương Thị Mai: Sống ở đô thị, gặp cú sốc kinh tế có thể thành người nghèo - Nhận định, soi kèo West Ham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 18/1: Nới rộng khoảng cách
- Soi kèo góc Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1
- Chủ tịch nước thăm, động viên công nhân thi công đường Vành đai 4
- Tu sửa, làm nhà quàn cho nghệ sĩ nghèo trong Chùa Nghệ sĩ
- Sao Việt hôm nay 17/2: Chí Trung diện áo đỏ tươi vui bên bạn gái
- Nhận định, soi kèo Puebla vs San Luis, 08h00 ngày 18/01: Ca khúc khải hoàn
- Apple iPhone cũ đắt khách tại Nhật
- Bay diễu binh tại Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ
- Lời nhắn xúc động của 2 con trai gửi bố NSND Hoàng Dũng
-
Nhận định, soi kèo Reims vs Le Havre, 23h15 ngày 19/1: Chìm trong khủng hoảng
Chiểu Sương - 19/01/2025 08:19 Pháp ...[详细] -
Trên 93% SV tốt nghiệp có việc đúng chuyên môn
- Lễ trao bằng Cử nhân ngành Côngnghệ Cơ – Điện tử khóa đầu tiên theo đơn đặt hàng đã diễn ra tại Trường ĐH CôngNghệ (ĐHQG Hà Nội).Khóa học này có 73 sinh viên tốtnghiệp (đạt tỷ lệ 94,74%) trong đó có 22% loại giỏi, 75% loại khá. Trong số này,đã có 93,15% sinh viên tìm được nơi làm việc đúng chuyên môn (có 46,58% làm việctại Tập đoàn IMI, 38,36% làm việc tại Công ty nước ngoài (Samsung, Canon,…),8,23% làm việc tại các trường ĐH, Viện nghiên cứu).
" alt="Trên 93% SV tốt nghiệp có việc đúng chuyên môn" /> ...[详细]Các tân cử nhân nhận bằng tốt nghiệp. -
Nhiều địa phương ban hành kế hoạch thúc đẩy thanh toán không tiền mặt
Các điểm thanh toán không tiền mặt đang len lỏi vào các hàng, quán trong ngõ ngách. Ảnh: Duy Vũ Chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử trên địa bàn nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật, chỉ đạo có liên quan của Trung ương và địa phương về hoạt động thanh toán nói chung, thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng. Cùng với đó, tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển mạnh ứng dụng ngân hàng số, ứng dụng ví điện tử, thanh toán thẻ ngân hàng; tiếp tục chủ động tiếp cận khách hàng, trước hết là phân khúc khách hàng trong khu vực nhà nước và đối tượng quản lý của phân khúc khách hàng này để triển khai thanh toán không dùng tiền mặt.
Các đơn vị cần sắp xếp phù hợp mạng lưới ATM và thực hiện giám sát hoạt động ATM đảm bảo chất lượng, an ninh, an toàn; mở rộng và lắp đặt thêm máy ATM tại các xã thuộc các huyện ngoại thành. Đồng thời, tăng cường phát triển dịch vụ giá trị gia tăng trên ứng dụng ngân hàng số, ứng dụng ví điện tử để người dân nông thôn thuận tiện trong việc thanh toán học phí, viện phí, tiền điện, nước, cước điện thoại, viễn thông, truyền hình cáp, chi trả lương hưu, trợ cấp xã hội, mua hàng trên mạng…
Các sở, ban, ngành, địa phương hợp các ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử để thu phí, lệ phí dịch vụ công theo hình thức không dùng tiền mặt. Mặt khác, đề nghị các đơn vị trực thuộc, cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu trong việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt để gia đình, người thân noi theo.
Thành phố cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý triển khai 100% các trường thu học phí không dùng tiền mặt. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền, khuyến khích, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh bán lẻ, hộ kinh doanh ở chợ truyền thống phối hợp, kết nối thanh toán với ngân hàng thương mại, các công ty ví điện tử để người dân thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt.Để thực hiện Đề án của Chính phủ, TP.HCM yêu cầu các địa phương xây dựng kế hoạch đồng thời thúc đẩy nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy thanh toàn không tiền mặt, nhất là trong lĩnh vực giáo dục, y tế. Đầu tháng 11, Quảng Nam đã ban hành kế hoạch thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục và bệnh viện, cơ sở y tế trên địa bàn. Theo đó, tỉnh này đặt mục tiêu đến năm 2023 có 80% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng nền tảng số để chuyển đổi số.
Trên 50% trường học, cơ sở giáo dục và 50% bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán học phí, dịch vụ y tế và các giao dịch khác. Số lượng giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt trong các trường học, cơ sở giáo dục, trong bệnh viện tuyến tỉnh đạt trên 50%.Duy Vũ
" alt="Nhiều địa phương ban hành kế hoạch thúc đẩy thanh toán không tiền mặt" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Leganes vs Atletico Madrid, 22h15 ngày 18/1: Vẫn còn rất sung
Phạm Xuân Hải - 18/01/2025 05:25 Tây Ban Nha ...[详细] -
Tổng tiến công Tết Mậu Thân: Bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng?
Tháng 9/1967, nhận chỉ đạo của Trung ương Đảng, Trung tướng Hoàng Văn Thái (sau này là Đại tướng) trên cương vị Phó bí thư Trung ương Cục, Phó bí thư Quân ủy Miền, kiêm Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, cùng Trung ương Cục dự thảo kế hoạch Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa và Bản kế hoạch chiến lược “Quyết tâm giành thắng lợi quyết định ở miền Nam”, đã được Bộ Chính trị thông qua...Ngày 21/1/1968, Trung ương Cục ra nghị quyết tổ chức chỉ đạo kế hoạch Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa khu Sài Gòn - Chợ Lớn.
Đêm 30 rạng ngày 31/1/1968, mệnh lệnh tiến công được bắt đầu. Quân Giải phóng và lực lượng vũ trang đồng loạt tiến công vào các thành phố, thị xã, thị trấn, quận lỵ và hàng loạt căn cứ, kho tàng, sở chỉ huy, sân bay, bến cảng... của địch, mở đầu cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968.
Bạn biết những gì về sự kiện này?
" alt="Tổng tiến công Tết Mậu Thân: Bao nhiêu người biết thời điểm nổ súng?" /> ...[详细] -
Kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam
Dự Lễ kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (7/1/1979 - 7/1/2024) về phía Việt Nam có các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng; Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai; các đồng chí Bí thư Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; một số Ủy viên Trung ương Đảng, đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương, tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, viện nghiên cứu, trường đại học; lãnh đạo thành phố Hà Nội và các tỉnh giáp biên giới với Campuchia.Cùng dự còn có lãnh đạo Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; lãnh đạo Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Hội hữu nghị Việt Nam - Campuchia các tỉnh, thành phố phía Bắc; đại diện các tầng lớp nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam đã từng làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và học sinh, sinh viên đại diện thế hệ trẻ…
Đại biểu phía Campuchia có: Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun và Đoàn đại biểu cấp cao Campuchia; Đại sứ Campuchia Chea Kimtha và cán bộ Đại sứ quán Campuchia tại Việt Nam; lưu học sinh Campuchia đang học tập tại Việt Nam.
Tham dự buổi Lễ còn có Đại sứ, Đại biện Đại sứ quán các nước Đông Nam Á, đại diện Liên hợp quốc tại Việt Nam.
Lễ kỷ niệm là dịp để Đảng, Chính phủ, nhân dân hai nước ôn lại lịch sử đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, phối hợp chiến đấu chống kẻ thù chung của quân dân hai nước Việt Nam - Campuchia. Đây là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng, nhằm tri ân các thế hệ đi trước đã hy sinh, cống hiến máu xương, sức lực vì hòa bình, phát triển của hai dân tộc; tuyên truyền, nhắc nhở các tầng lớp nhân dân hai nước, đặc biệt là thế hệ trẻ trân trọng giữ gìn, củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt Nam - Campuchia.
Phát biểu tại buổi lễ, dẫn câu ca dao “Sông Cửu Long nghìn năm vẫn chảy. Nghĩa bạn bè mãi mãi không phai”, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tin tưởng mối quan hệ Việt Nam - Campuchia sẽ tiếp tục phát triển lên những tầm cao mới.
Phó Thủ tướng cho biết, trong chuyến thăm cấp Nhà nước đến Vương quốc Campuchia tháng 7/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh:“Lịch sử không bao giờ bị lãng quên và không ai bị quên lãng. Vinh quang đời đời thuộc về những người con ưu tú đã ngã xuống vì Tổ quốc của hai dân tộc”. “Với tinh thần đó, hôm nay chúng ta cùng nhau ôn lại lịch sử đoàn kết gắn bó mật thiết, kề vai sát cánh bên nhau qua những lúc khó khăn, hoạn nạn cũng như trong hòa bình và phát triển giữa hai dân tộc Việt Nam và Campuchia”,Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ.
Phó Thủ tướng nhắc lại, sau chiến thắng năm 1975, nhân dân Việt Nam và Campuchia thiết tha mong muốn được sống trong hòa bình để khôi phục và phát triển đất nước sau nhiều năm chiến tranh hy sinh, gian khổ.
Tuy nhiên, ngay sau khi lên cầm quyền tháng 4/1975, tập đoàn Pol Pot đã lợi dụng thành quả cách mạng, phản bội nhân dân Campuchia và lập nên cái gọi là “Nhà nước Campuchia dân chủ”, thi hành chế độ diệt chủng đưa đất nước Campuchia rơi vào thảm họa khủng khiếp chưa từng có trong lịch sử, hàng nghìn trường học, bệnh viện bị đóng cửa, hàng triệu người dân vô tội bị giết hại dã man.
Chỉ trong 3 năm 8 tháng và 20 ngày, đã có hơn 3 triệu người dân Campuchia và hàng chục ngàn người dân Việt Nam bị giết hại dã man.
Cùng với đó, tập đoàn Pol Pot huy động phần lớn sức mạnh quân sự chủ lực tiến hành xâm lược biên giới Tây Nam, xâm phạm nghiêm trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, xuyên tạc lịch sử, khiêu khích, kích động hận thù dân tộc, chà đạp lên những giá trị tốt đẹp của mối quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng tốt đẹp giữa hai dân tộc Việt Nam - Campuchia.
Đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, của nhân dân Campuchia và để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân Việt Nam, Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình, đập tan các hành động xâm lược, cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân Campuchia đánh đổ chế độ diệt chủng tàn bạo vào ngày 7/1/1979.
“Đó là hành động phù hợp pháp lý và đạo lý, thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, trong sáng, chí nghĩa, chí tình, sẵn sàng hy sinh xương máu vì mối quan hệ gắn bó thủy chung, lâu đời giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước; là sự tiếp nối truyền thống đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung của hai dân tộc”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái khẳng định: Chiến thắng lịch sử này là chiến thắng chung của nhân dân hai nước, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia và Việt Nam, khép lại một trang sử đen tối nhất của đất nước Campuchia; cứu nhân dân Campuchia thoát khỏi thảm họa diệt chủng; mở ra kỷ nguyên mới, phát triển trong độc lập, tự do, hòa bình, trung lập và phồn vinh. Chiến thắng chế độ diệt chủng Pol Pot cũng đã góp phần quan trọng giữ vững hòa bình, ổn định ở khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bày tỏ: Nhìn lại chặng đường 45 năm kể từ ngày chiến thắng 7/1/1979, chúng ta vui mừng nhận thấy đất nước Campuchia sau khi được sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế đã hồi sinh mạnh mẽ, lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia không ngừng trưởng thành và lớn mạnh, tự gánh vác sứ mệnh bảo vệ và xây dựng, phát triển đất nước.
Kế thừa truyền thống đoàn kết và tinh thần anh dũng quật cường của ngày 7/1/1979, sự gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, Việt Nam và Campuchia tiếp tục đưa quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” phát triển lên một tầm cao mới.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chân thành cảm ơn sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của nhân dân Campuchia đã dành cho Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay; khẳng định: Trước sau như một, Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên cao cho việc không ngừng củng cố và tăng cường mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện với Campuchia, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đại diện đoàn đại biểu Campuchia dự lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Neth Savoeun nhấn mạnh, ngày 7/1/1979 đã thấm sâu vào trái tim của người Campuchia. Hằng năm, người dân Campuchia luôn tổ chức lễ kỷ niệm sự kiện trọng đại này với tinh thần mãi mãi ghi nhớ công ơn cao cả nhất của các nhà yêu nước và đặc biệt là các chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam đã đổ máu và hy sinh tính mạng để lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot, giải phóng nhân dân Campuchia.
“Nếu không có sự cứu giúp, hỗ trợ kịp thời của quân tình nguyện Việt Nam, dân tộc Campuchia thực sự đứng trước nguy cơ diệt chủng. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ linh hồn của hàng triệu đồng bào, các chiến hữu quân đội Việt Nam đã hy sinh trong sứ mệnh quốc tế giải phóng Campuchia thoát khỏi chế độ đen tối này”, Phó Thủ tướng Neth Savoeun bày tỏ.
Khẳng định Campuchia và Việt Nam là hai nước láng giềng, có quan hệ tốt đẹp và phát triển trên mọi lĩnh vực, theo phương châm láng giềng tốt, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, vững chắc bền lâu, Phó Thủ tướng Neth Savoeun cho biết, mối quan hệ quý giá này ngày càng được thắt chặt thông qua các hoạt động thường xuyên tiếp xúc, trao đổi đoàn các cấp.
Nhân dân hai nước đang được thụ hưởng những lợi ích to lớn từ thành quả hợp tác song phương bao trùm hầu hết các lĩnh vực: kinh tế thương mại đầu tư, nông nghiệp, vận tải viễn thông, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch quốc phòng – an ninh..
“Campuchia dành ưu tiên cao cho việc giữ gìn truyền thống đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước, và rất hài lòng đối với sự phát triển của quan hệ giữa các bộ, ngành, các tỉnh giáp biên, các tổ chức mặt trận và tổ chức chức quần chúng, nhân dân và thanh niên. Chúng ta thực sự có thể khẳng định rằng Việt Nam - Campuchia là điển hình nước láng giềng tốt trên thế giới, thể hiện lòng tốt, tình anh em hữu nghị và thủy chung”,Phó Thủ tướng Neth Savoeun nhấn mạnh.
Tại Lễ kỷ niệm, đại biểu hai nước đã nghe những chia sẻ cảm xúc của đại diện cựu chuyên gia, cựu quân tình nguyện Việt Nam đã từng làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia và đại diện thế hệ trẻ hai nước; đồng thời thưởng thức các tiết mục văn nghệ ca ngợi tình hữu nghị Việt Nam - Campuchia.
(Nguồn: Báo Tin tức )" alt="Kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam" /> ...[详细] -
Nhận định, soi kèo Hellas Verona vs Lazio, 0h00 ngày 20/1: Cơ hội của đội chủ nhà
Phạm Xuân Hải - 19/01/2025 05:25 Ý ...[详细] -
ASMPT khai trương văn phòng tại Hà Nội
Văn phòng ASMPT VietNam Company Limited tại Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 4/11 Văn phòng ASMPT tại Việt Nam bắt đầu hoạt động từ ngày 4/11. Đây là văn phòng đầu tiên của ASMPT tại Việt Nam.
Văn phòng ASMPT hoạt động tại tầng 1, tòa A, tòa nhà The Garden Hill, số 99 Trần Bình, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
ASMPT là nhà cung cấp các thiết bị chất lượng cao cho tất cả các công đoạn trong quy trình sản xuất thiết bị điện tử - từ sản xuất, lắp ráp và đóng gói chip cho đến công nghệ dán bề mặt SMT. Từ những khởi đầu khiêm tốn ở Hồng Kông (Trung Quốc) vào những năm 1970, ngày nay ASMPT có mặt trên hơn 30 quốc gia trên thế giới, phục vụ rất nhiều khách hàng trong nhiều ngành công nghiệp, được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hồng Kông và có trụ sở chính tại Singapore.
Theo đại diện công ty, ngay sau đại dịch, ASMPT toàn cầu có sự phục hồi nhanh chóng, lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn có tiềm năng lớn do nhu cầu của thế giới về linh kiện bán dẫn và thiết bị điện tử ngày càng tăng cao.
“Sau đại dịch Việt Nam vẫn phát triển một cách đáng kinh ngạc và đang có vị trí tốt trên thị trường toàn cầu, là nơi có nhiều công ty trong nước và quốc tế phát triển mạnh trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Việt Nam là thị trường tập đoàn hướng tới vì có nhiều cơ hội đầu tư và phát triển triển” - đại diện ASMPT chia sẻ.
Trong tương lai, ASMPT mong muốn sẽ là đầu mối cho tất cả các giải pháp và gắn kết hoạt động kinh doanh tại Việt Nam với tư cách là nhà cung cấp toàn cầu các giải pháp phần cứng và phần mềm cho lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn và điện tử.
Doãn Phong
" alt="ASMPT khai trương văn phòng tại Hà Nội" /> ...[详细]
Kèo vàng bóng đá Everton vs Tottenham, 21h00 ngày 19/1: Kịch bản quen thuộc
Lãnh đạo Đảng và Nhà nước vào Lăng viếng Bác nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn
Nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, sáng 7/2 (28 tháng Chạp), đoàn đại biểu lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các Bộ, ngành Trung ương và TP Hà Nội đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Tham dự đoàn có Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai.
Cùng tham dự có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, Nguyễn Thị Kim Ngân và nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các Bộ, ban, ngành.
Sau khi vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn đã tới đặt vòng hoa, dâng hương, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn.
Cũng trong sáng nay, nhiều đoàn đại biểu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các Bộ, ngành, TP Hà Nội đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và đặt hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ, đường Bắc Sơn, Hà Nội.