XEM CLIP: Trong tiết trời se lạnh của những ngày cuối tháng 2,ốmấtmẹbỏđiđứatrẻngườiHMôngbơvơgiữanúirừnokia 7610 5g phóng viên có dịp ghé thăm bản Phá Lỏm, xã Tam Hợp, huyện Tương Dương, Nghệ An. Bản Phá Lõm có hơn 500 nhân khẩu, là nơi sinh sống của đồng bào người H’Mông. Đời sống kinh tế của bà con chủ yếu phát nương làm rẫy, trồng các loại rau màu, trồng rừng, phát triển chăn nuôi. Được sự giới thiệu của Bí thư Đảng ủy xã Tam Hợp (huyện Tương Dương), chúng tôi đến nhà ba chị em Xồng Y Mai (SN 2010), Xông Bá Vả (SN 2014) và Xồng Bá Lầu (SN 2016). Bởi trường học ở gần, tranh thủ cuối tuần, Vả và Lầu có dịp về thăm nhà. Căn nhà gỗ bố mẹ để lại cho mấy chị em đang dần mục nát, chiếc giường nhỏ đặt trong góc chẳng có nổi manh chiếu cói, chiếc chảo cũng hoen gỉ từ lâu. Nhà dột, đám củi ướt, Vả loay hoay nhóm lửa. Khói cuồn cuộn thốc lên, cay xè. Trong khi người anh đang đánh vật với ngọn lửa thì cậu em Xồng Bá Lầu nhao lên vì đói. Giọt nước mắt khẽ rơi, Vả bập bẹ: “Chị Mai học bán trú nên ở lại trường, tháng về có một lần. Em nhớ chị, nhớ bố mẹ lắm”. Bố của Vả là anh Xồng Bá Ná, người hiền lành, chịu thương chịu khó. Năm 2003, anh lấy vợ, cuộc sống gia đình cứ thế êm đềm trôi, dù còn nhiều khó khăn, vất vả. Niềm hạnh phúc của một gia đình chẳng kéo dài được là bao. Năm 2019, anh Ná mắc bệnh hiểm nghèo rồi qua đời. Cuộc sống gia đình thời điểm đó quá cơ cực, không chịu được áp lực, mẹ Vả đi làm công ty rồi bỏ rơi các em. Ngày bố mất, mẹ bỏ đi, Mai lên 9, Vả lên 5, Lầu cũng chỉ mới 3 tuổi, các em còn quá nhỏ để có thể cảm nhận được nỗi đau tột cùng ấy. Thương các cháu, bác ruột Xồng Bá Nỏ đón về chăm nuôi. Theo ông Nỏ, từ khi bố mất, 3 chị em cứ lẳng lặng, gần như đêm nào những đứa bé tội nghiệp này cũng khóc và đòi ông Nỏ phải gọi bố về, dỗ mãi không chịu nín. Nhiều lần ông Nỏ vì quá xót thương cho bọn trẻ mà òa khóc theo. “Là công chức xã, giờ mình tôi phải chăm lo cho 9 người trong gia đình. Hiện vợ chồng tôi vẫn có thể làm thuê, làm mướn kiếm được tiền nên còn có thể nuôi cháu được. Nhưng tôi cũng già yếu rồi, sợ không lo được cho cháu đến lúc trưởng thành”, ông Nỏ lo lắng. Trong đôi mắt ngây thơ, hồn nhiên ấy có lẽ là nỗi nhớ và suy nghĩ bố mẹ đang đi làm ở đâu chưa về. Rồi cuộc sống của chúng sẽ ra sao khi tới tuổi ăn, tuổi học? Giáo viên chủ nhiệm của Xồng Bá Vả, cô Lô THị My La cho hay, bản Phá Lõm là 100% là đồng bào người H’Mông, hạn chế về tiếng Việt. “Em Vả nói được ít và hiểu chưa nhiều. Thiếu sự ân cần của mẹ, sự chỉ bảo của bố, không thường xuyên trau dồi kiến thức, em khó mà thành thạo được tiếng Việt”, cô La trăn trở. Triển khai chương trình “Nâng bước em tới trường – Con nuôi đồn Biên phòng”, Đồn Biên phòng Tam Hợp (Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Nghệ An) hiện đang nhận nuôi gần 20 em. Kinh phí nuôi các em được trích từ tiền lương của cán bộ, chiến sĩ tại đồn. “Với 2 em Xông Bá Vả và Xồng Bá Lầu, chúng tôi có đưa vào danh sách chương trình nhưng vì điều kiện kinh tế của đơn vị, chúng tôi rất tiếc. Các cháu sinh ra đã thiệt thòi, chặng đường phía trước còn nhiều chông gai. Vì vậy rất mong các mạnh thường quân, nhà hảo tâm sẽ chung tay để các cháu được chăm sóc tốt hơn, tương lai bớt vất vả, gập ghềnh”, Trung tá Cự Bá Pó, Đồn phó Đồn Biên phòng Tam Hợp bộc bạch.
|