您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhận định, soi kèo Club Brugge vs Juventus, 3h00 ngày 22/1: Đâu dễ cho Lão bà
NEWS2025-01-24 19:36:22【Thể thao】3人已围观
简介 Phạm Xuân Hải - 21/01/2025 05:27 Cúp C1 Châu trận đấu bóng đá hôm naytrận đấu bóng đá hôm nay、、
很赞哦!(254)
相关文章
- Soi kèo góc Villarreal vs Mallorca, 3h00 ngày 21/1
- Thi thể không đầu trong khách sạn ở Nhật Bản hé lộ tội ác của gia đình 3 người
- Xử lý ngay, không 'xuê xoa à ơi' nghi vấn GS Nguyễn Đức Tồn đạo văn
- Pháp, Bỉ bắt 26 nghi phạm vụ 39 người Việt chết trong container
- Nhận định, soi kèo AS Monaco vs Aston Villa, 0h45 ngày 22/1: Khách tự tin
- Người đàn ông và chú chó sống sót sau 2 tháng trôi dạt ở Thái Bình Dương
- Miss Grand International 2023: Top 20 rực lửa diễn áo tắm
- Võ Việt Phương
- Nhận định, soi kèo Nữ Atlas vs Nữ Club America, 08h00 ngày 22/1: Lấy lại ngôi đầu
- Chi Bảo và vợ kém 16 tuổi sang Anh chúc mừng con trai tốt nghiệp loại giỏi
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Esteghlal vs Shams Azar, 20h15 ngày 20/1: Đứng im trên BXH
- - Con người vẫn tìm kiếm cách tiếp cận và giải thích về UFO và người ngoài hành tinh, tuy nhiên những hiểu biết của loài người về UFO vẫn tiếp tục mơ hồ, có lúc như trở về số 0.
Người ngoài hành tinh có thể tiêu diệt nhân loại bằng mã độc
Những dự báo đáng sợ về thế giới năm 2018
Cựu quan chức Lầu Năm góc tiết lộ sốc về đĩa bayChưa ai thật sự nhìn thấy người ngoài hành tinh. UFO - vật thể bay không xác định, được thể hiện quá rõ trong từng từ của thuật ngữ. Trước tiên, đây là vật thể bay, chưa thể xác định rõ hình dáng và bản chất của nó. Dựa trên những quan sát thực tế, vật thể lạ có năng lực phi thường mà những thiết bị tối tân của con người không thể sánh kịp tại mọi thời điểm phát hiện.
UFO là một vật thể bay do đó nó buộc phải có đối tượng điều khiển bên trong hoặc từ xa bằng nhiều phương tiện chưa xác định được, có thể là công nghệ tối tân, hay năng lực siêu nhiên. Thế là thuật ngữ “người ngoài hành tinh” ra đời, nó đại diện cho một thế lực hay một bộ phận không phải con người, đang sinh sống bên ngoài trái đất, có những khả năng đặc biệt so với chúng ta.
Mở rộng vấn đề, các nhà khoa học tiếp tục đề cập thêm thuật ngữ “UAP” dùng để miêu tả cả những hiện tượng lạ từng xuất hiện trên bầu trời, mặt đất có độ sáng vượt trội, lướt nhanh với vận tốc đáng kinh ngạc, thậm chí mắt thường không quan sát được. Nó được phát hiện qua radar, kính viễn vọng, hay một thoáng bằng mắt thường mà chúng ta không thể định hình nổi, đó có phải là vật thể hay không?
Với những hiện tượng lạ, chưa lời giải thích các nhà khoa học đều quy về hai vấn đề: vật thể bay không xác định (UFO) hay còn gọi đơn giản là đĩa bay và người ngoài hành tinh. Tuy nhiên, hiện nay con người vẫn chưa thể đưa ra bất kì bằng chứng cụ thể nào để phủ nhận hay đi đến kết luận có hay không người ngoài hành tinh.
Sự thật “mập mờ” ấy vẫn luôn tồn tại và ngày càng thúc đẩy tính tò mò của con người. Trên khía cạnh vĩ mô, nó là một đề tài quá khó trong lĩnh vực khoa học quân sự. Nhưng về mặt văn hoá, nó thực sự gần gũi với người dân.
UFO, người ngoài hành tinh hay các hiện tượng siêu nhiên khó giải thích khác không phải là một trào lưu hay trí tưởng tượng của một vài nền văn hóa. Nó đã vượt qua khỏi giới hạn “trào lưu”, trở thành nét văn hoá rất đặc biệt, tồn tại trong một vỏ bọc là “sự hoài nghi chân chính”.
Hiện nay, ngày càng nhiều các nhà khoa học đã chấp nhận khả năng chúng ta không cô đơn trong vũ trụ. Qua những bằng chứng nghiên cứu, cơ hội tồn tại sự sống ở đâu đó trong vũ trụ là rất cao. Điều đó, đồng nghĩa rằng, giả thuyết về sự sống người ngoài trái đất có thể đúng.
Nhưng cho đến nay, trong tất cả những sự kiện liên quan đến vật thể lạ, các nhân chứng có chăng chỉ thấy được UFO mà tuyệt nhiên chưa bao giờ thấy người ngoài hành tinh. Chưa bao giờ các nhân chứng có một cái nhìn thoáng hoặc ý niệm là người ngoài hành tinh có hình dáng ra sao.
Ngày nay khi khoa học vũ trụ phát triển, các nhà khoa học sử dụng kết hợp nhiều kính viễn vọng khác nhau như Kelpler của NASA, eMerlin của Anh và LOFAR của EU nhằm quan sát, tìm kiếm sự sống ở những hành tinh có điều kiện thuận lợi trong việc hình thành nước. Ngoài ra các nhà khoa học còn tin rằng cách thức người ngoài hành tinh truyền tín hiệu cho nhau giống như loài cá heo. Vì vậy, giải mã tín hiệu cũng như cơ chế hoạt động trí thông minh của loài vật này sẽ mở ra con đường mới trong việc tìm kiếm người hành tinh.
Mặc dù, khoa học chưa thể giải thích cặn kẽ bản chất của UFO nên cũng chưa thể lý giải cho việc vì sao UFO xuất hiện tại trái đất. Nhiều giải thuyết cho rằng mục đích của UFO, người hành tinh xuất hiện tại trái đất là muốn du lịch và tìm hiểu về hành tinh chúng ta. Tuy nhiên, một số ý kiến khác cho rằng, có thể người ngoài hành tinh đến trái đất với mục đích không thiện chí. Chúng đang âm thầm theo dõi và quan sát cuộc sống của chúng ta rồi tìm cách xâm lược.
Những gì thuộc về UFO hay người ngoài hành tinh vẫn còn nằm trong bóng tối do đó dĩ nhiên mục đích của họ đến trái đất cũng vẫn là bí ẩn. Nhưng cho đến nay, chưa có bất cứ tài liệu hay lời kể nào cho biết UFO đã làm hại con người.
Các kiểu Nhật thực trên thế giới
Bạn đã từng nghe đến các khái niệm Nhật thực một phần hay Nhật thực toàn phần? Bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về những khái niệm đó.
">Việc con người tìm kiếm người ngoài hành tinh sẽ đi về đâu?
Anh Đức vào vai Tiến - một người chồng "ăn hại" trong mắt mọi người. Không lo khán giả ghét nhân vật Tiến
- Anh Đức thường được đạo diễn nhắm cho những vai hài, có tính cách dí dỏm, vai diễn Tiến - nhân vật của anh trong "Vui lên nào anh em ơi" là nhân vật thế nào?
Vai Tiến trong Vui lên nào anh em ơilà một vai hài hước của tôi, cũng là một anh chàng mồm mép, hoạt ngôn, yêu vợ nhưng cũng sợ vợ. Tuy nhiên, Tiến lại là người rất trọng tình cảm anh em và luôn có tinh thần khởi nghiệp làm giàu không ngừng. Tiến đang ở độ 30 tuổi nhưng tôi ngoài đời 41 tuổi. Chính vì vậy, tôi đã phải cố gắng thay đổi cả về ngoại hình lẫn tính cách, tâm lý bên trong để phù hợp với nhân vật của mình.
- Tiến hết lòng vì bạn bè, cũng vì thế mà nhiều khi vợ con bị thiệt thòi, ngoài đời anh giống và khác nhân vật thế nào?
Ngoài đời, tôi cũng giống nhân vật Tiến ở chỗ là người sống nhiệt tình, hết mình với anh em bạn bè thân thiết. Nhưng tôi khác Tiến ở chỗ luôn biết cách cân bằng, phân định rõ ràng giữa anh em bạn bè và tổ ấm gia đình để tránh bị ảnh hưởng lẫn nhau.
- Mẫu chồng như Tiến trên phim thường vấp phải phản ứng không tốt của khán giả. Thực tế sau mấy tập đầu của phim, có nhiều bình luận ghét nhân vật, anh có sợ khán giả ghét lây sang mình?
Tôi không lo khán giả sẽ ghét nhân vật Tiến. Khi đọc kịch bản và tìm hiểu về nhân vật này, tôi thấy Tiến là người đáng yêu, đáng thương hơn đáng ghét. Anh cũng là người yêu vợ thương con và cố gắng muốn khởi nghiệp kiếm tiền để đỡ đần vợ con, làm tròn bổn phận người trụ cột của gia đình. Tuy nhiên, tính cách Tiến đôi khi còn trẻ con, cộng với sự thiếu may mắn trên con đường khởi nghiệp vô tình đã khiến anh ấy trở thành kẻ ăn hại trong mắt mọi người nhưng thật tâm, anh ta vẫn là người tốt.
- Lần đầu hợp tác với diễn viên Anh Đào anh thấy đó là bạn diễn như thế nào, cả hai có sự ngại ngùng hay bị "khớp" trước máy quay?
Tuy lần đầu hợp diễn cùng Anh Đào nhưng trước đó, tôi đã theo dõi những bộ phim bạn ấy đóng. Tôi thấy Anh Đào là một bạn diễn tuy trẻ nhưng đã có kỹ năng thể hiện tốt trong diễn xuất, nhập vai rất nhanh và phối hợp ăn ý với bạn diễn.
Trong quá trình quay, kể cả những phân đoạn có cảnh hơi “nóng”, cả 2 anh em chúng tôi đều thoải mái phối hợp diễn mà không hề có sự ngại ngùng. Ngoài lúc quay, chúng tôi vẫn trao đổi, góp ý với nhau về cách diễn để có sự phối hợp ăn ý nhất cho từng phân đoạn.
Phải nhịn cười khi quay là thường xuyên
- Trong phim có khá nhiều cảnh Tiến bị vợ mắng, thậm chí "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay", có câu chuyện hậu trường hài hước nào anh có thể kể lại với khán giả?
Đúng là trong Vui lên nào anh em ơicó nhiều đoạn 2 vợ chồng Tiến - Thu cãi vã, mắng chửi nhau. Tôi nhớ và thấy buồn cười nhất là phân cảnh Anh Đào ngáng chân khiến tôi suýt ngã cắm mặt xuống đất. Theo kịch bản, phân đoạn 2 vợ chồng cãi nhau xong tôi sẽ bỏ đi. Lúc tập là như thế nhưng khi quay, tôi vừa đứng dậy bỏ đi thì Anh Đào lại vừa chửi vừa ngáng chân khiến tôi suýt ngã. Tôi bị bất ngờ nhưng vẫn diễn tiếp. Xem lại cảnh đó trên phim, tôi thấy khá tự nhiên và buồn cười.
- Thái Sơn chia sẻ vui khi đóng chung phim với các bạn diễn, đặc biệt là Anh Đức, còn anh có lúc nào phải nhịn cười khi quay?
Việc phải nhịn cười khi quay là thường xuyên, không chỉ riêng với tôi và Thái Sơn mà là với cả đoàn phim. Tôi và Thái Sơn có gu hài hước giống nhau nên 2 anh em thường xuyên bày trò, nghĩ ra những câu thoại hài để “cài cắm” lúc diễn. Chính vì sự thêm thắt đó nên đến lúc quay 2 anh em tôi thường bị “xoè”. Có lúc tôi nhịn được cười thì Thái Sơn lại không nhịn được và ngược lại. Hay có những lúc chỉ cần tôi và Thái Sơn nhìn nhau mà cũng không nhịn được cười… Chính vì vậy mà nhiều lúc, chúng tôi phải quay đi quay lại rất nhiều lần một phân đoạn nào đó.
Vợ tôi hiền lành, yêu chồng thương con
- Tuy là diễn viên tay ngang nhưng khán giả gọi Anh Đức là "cây hài" của phim VTV, chuyên vai phụ nhưng "cân team", anh thấy sao về nhận xét này?
Tôi thấy vui và hạnh phúc khi được khán giả nhận xét như vậy. Bản thân tôi cũng vẫn luôn cố gắng nỗ lực hoàn thiện mình hơn trong diễn xuất để xứng đáng với sự yêu quý của khán giả dành cho mình. Ngoài ra, tôi còn có mong muốn không chỉ lấy được tiếng cười mà lấy được cả nước mắt của khán giả. Tôi mong muốn có cơ hội thể hiện mình ở những dạng vai khác ngoài dạng vai hài. Tôi nghĩ đó không chỉ là mong muốn của riêng tôi mà còn là mong muốn của mọi người làm nghề diễn viên, được hoá thân vào các vai diễn khác nhau.
- Chuyên vào vai gây cười, không biết ngoài đời Anh Đức tính cách như thế nào?
Với những ai không biết hoặc mới tiếp xúc sẽ thấy tôi là người ít nói, lầm lì khó gần. Nhưng với những ai đã quen và chơi đủ lâu sẽ thấy tôi cũng là một người vui vẻ hài hước và hoà đồng. Ở nhà tôi luôn là người pha trò, mang lại tiếng cười cho cả nhà.
- Ngoài nghề diễn, hình như anh là một thầy giáo rất khó tính?
Ở trường, tôi là một thầy giáo không khó tính nhưng hơi khó gần, lạnh lùng. Tôi cảm thấy mỗi khi đến trường mình như một người khác. Có thể môi trường sư phạm nghiêm túc đã tạo ra thêm cho tôi một tính cách như vậy. Tôi đã gắn bó với môi trường sư phạm đến nay là 18 năm. Hiện nay tôi là tổ trưởng bộ môn Diễn viên Kịch - Điện ảnh, khoa Văn hoá nghệ thuật, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
- Bà xã là hậu phương vững chắc, ủng hộ anh sống với đam mê như thế nào?
Vợ tôi là người hiền lành, yêu chồng yêu con, luôn ủng hộ động viên tôi trên con đường nghệ thuật này. Tất cả những bộ phim tôi đóng, vợ đều xem và cổ vũ. Do tính chất công việc nên tôi thường xuyên phải xa nhà nhiều ngày, những lúc đó một mình vợ tôi vừa đi làm vừa chăm con và làm những công việc nhà khác thay chồng mà không hề ca thán. Tôi thấy mình là người may mắn khi lấy được người vợ như vậy.
- Gia đình có định hướng cho con đi theo nghệ thuật từ nhỏ?
Cả nhà tôi đều làm nghệ thuật. Vợ tôi là giáo viên dạy nhạc. Tuy nhiên 2 con của tôi hiện giờ chưa thấy có thiên hướng theo nghệ thuật. Và quan điểm của vợ chồng tôi là không ép buộc con cái phải theo nghệ thuật như bố mẹ mà tuỳ theo sở thích sau này của con như nào sẽ định hướng theo nghề đó.
- Làm một lúc nhiều nghề, nghề diễn với anh có phải đam mê anh sẽ theo đuổi nghiêm túc hay chỉ là "cưỡi ngựa xem hoa"?
Tôi đến với nghề diễn này là duyên số, là nghề chọn người. Tôi đam mê với diễn xuất và luôn muốn cháy hết mình với nó. Tôi sẽ cống hiến hết mình khi vẫn còn duyên, còn cơ hội. Còn nếu khi hết duyên, tôi cũng sẽ vui vẻ đón nhận.
Anh Đức trong phim "Vui lên nào anh em ơi":
Diễn viên Anh Đức sinh năm 1983, là gương mặt thân quen với phim truyền hình Việt những năm gần đây. Anh Đức chuyên vào những vai phụ có cá tính, hài hước dí dỏm trong một số phim giờ vàng của VTV như vai Thêu trong: Đừng làm mẹ cáu, vai quản lý Bo trong Giấc mơ của cha… Mới nhất, Anh Đức đảm nhận vai Tiến trong phim Vui lên nào anh em ơi đang phát sóng khung giờ vàng VTV3. ">Diễn viên Anh Đức, người giảng viên đại học hạnh phúc bên vợ và 2 con
Kết quả thi của Quốc Anh Cho luyện IELTS để con... bớt buồn
Đầu năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, cậu bé Quốc Anh - khi đó học lớp 4 Trường Tiểu học Nguyễn Hữu Cảnh (TP. Long Xuyên, An Giang) - đành tạm xa trường lớp.
Thấy con ở nhà có vẻ hơi buồn, chị Thanh quyết định cho con đi luyện thi IELTS.
“Con vốn dĩ rất thích đề IELTS vì qua các bài đọc, bài nghe con học được nhiều thứ khác nữa. Vì vậy, mình cho con học thứ mà con thích, để bé đỡ chán trong thời gian không được gặp bạn bè” - chị Thanh lý giải.
Quốc Anh ôn luyện từ tháng 2 đến tháng 8. Tuy nhiên, vì dịch bệnh mà trung tâm phải tạm dừng hoạt động nên có đến 3 tháng em hoàn toàn tự ôn tập.
Mỗi ngày, cậu bé dành 2 giờ cho việc ôn luyện. Cậu làm bài tập trong bộ Cambrige IELTS để luyện nghe và đọc. Để luyện viết, cậu học từ thầy giáo, các kênh Youtube và một ứng dụng "check" lỗi. Ngoài ra, Quốc Anh cũng tham gia một số nhóm học Tiếng Anh để luyện nói.
Đến giai đoạn nước rút, cậu tập trung làm các bài thi thử.
Quốc Anh là cậu bé "hậu đậu, giản dị, tình cảm và trách nhiệm" Tuy vậy, khi Quốc Anh đăng ký dự thi, thấy cậu bé còn quá nhỏ, Hội đồng Anh đã khuyên em không nên thi trong năm nay.
Quốc Anh sau đó đã gọi điện trực tiếp: "Con nghĩ việc đi thi của mình không ảnh hưởng tới ai và con hoàn toàn vui vẻ, tự nguyện, vì con muốn đánh dấu cột mốc 10 tuổi của mình. Nếu không cho con đi thi, con sẽ rất thất vọng!".
Cuối cùng, mong muốn của cậu bé được chấp nhận.
Không ngại Ipad, 7 tuổi mới đi học trung tâm
Việc Quốc Anh đạt điểm thi như vậy không phải chỉ là công sức ôn luyện trong vòng 6 tháng, mà là quả ngọt của hành trình 8 năm.
Không ít gia đình cho con tiếp cận với Tiếng Anh từ rất sớm, từ khi mới 3-4 tuổi.
Cũng không ít phụ huynh tìm cách cho con tránh xa các thiết bị điện tử.
Thế nhưng, gia đình chị Kim Thanh bắt đầu cho Quốc Anh và em gái là Mỹ Anh (năm nay lên 4 tuổi) sử dụng Ipad để tiếp xúc với Tiếng Anh từ khoảng 2,5-3 tuổi.
Hai anh em Quốc Anh và Mỹ Anh Theo chị Thanh, thiết bị điện tử chỉ là công cụ, và nó thực sự hữu ích nếu sử dụng đúng cách.
“Mục đích ban đầu của gia đình hướng tới là “chơi mà học”, nên Ipad của riêng con được cài các ứng dụng mà ba mẹ đã chọn lọc, được đặt mật khẩu để giới hạn”.
Đặc biệt, anh chị cũng rất nghiêm túc thực hiện quy tắc “ba mẹ không dùng Ipad, điện thoại để giải trí trước mặt bé”.
Bố của Quốc Anh - anh Phạm Trung Hiếu là nhân viên bán hàng, chị Huỳnh Kim Thanh là giáo viên Vật lý ở trường THPT. Vốn liếng Tiếng Anh của hai người – như chị Thanh nói là ở mức dưới cơ bản. Tuy nhiên, anh chị đã tìm các phương pháp khác nhau để con được tiếp xúc với ngoại ngữ.
Mỗi ngày, chị Thanh dành 60 phút để hỗ trợ các bé trong việc học.
Lộ trình của chị như sau: Trên 2 tuổi, các bé làm quen qua Youtube để biết về từ đơn, câu đơn giản, các bài hát, câu chuyện ngắn.
Hơn 3 tuổi, các bé sử dụng ứng dụng đọc sách online, bắt đầu nghe chuyện kể qua loa, tivi...
Đến 4 tuổi, Quốc Anh được khuyến khích nói nhiều hơn. Chị Thanh cho con đến CLB Tiếng Anh, nói về những gì con thích và tìm học liệu theo yêu cầu của con…
Dù tự học, Quốc Anh đã có thể giao tiếp thoải mái với người nước ngoài từ khi còn nhỏ Tự học với sự định hướng của mẹ và qua chương trình phổ thông online, Quốc Anh có vốn từ phong phú, kiến thức đa dạng về nhiều lĩnh vực.
Theo chị, học ở nhà giúp con được rèn khả năng tự học, tiết kiệm được cho bản thân con và gia đình thời gian di chuyển.
Khi con 7 tuổi (lớp 2), nhận thấy con có khả năng tự học độc lập, chị mới cho con tới trung tâm.
Niềm vui trở thành “thầy giáo nhí”
Từ vài tháng nay, Quốc Anh tham gia vào một dự án cộng đồng. Ở đây, Quốc Anh "đứng lớp" để hướng dẫn học Tiếng Anh cho nhiều người khác. Trong số này, có một trường hợp khá đặc biệt.
Đó là cậu bé hơn Quốc Anh một vài tuổi, không may hỏng một mắt. Nhà xa trung tâm, mẹ cậu bé biết trang Facebook của chị Thanh nên nhờ định hướng học Tiếng Anh cho bé. Quốc Anh nhận hỗ trợ, và cậu bé đó đã trở thành học viên tích cực và thường xuyên nhất của em.
“Dù bận cách mấy Quốc Anh cũng giữ lời hứa đồng hành với bạn. Trong vòng hai tháng vừa qua, con hỗ trợ người bạn đến từ Lai Châu mỗi tuần 5 buổi (và hiện nay là 3 buổi), mỗi buổi 60 phút. Con từ chối khá nhiều lời đề nghị hấp dẫn khác để dành thời gian cho anh bạn chưa từng gặp này. Đổi lại, anh bạn ấy rất nỗ lực và tiến bộ rất nhiều” – chị Thanh kể lại.
Đồng hành với Quốc Anh trên con đường học tập là ba mẹ và cả cô em gái nhỏ Mặc dù cho con ôn luyện và thi từ sớm, nhưng chị Thanh khẳng định khuyến nghị về độ tuổi thi IELTS là hợp lý.
“Bài thi ngoài việc sử dụng Tiếng Anh còn phải có vốn kiến thức về tự nhiên, xã hội tương đối tốt nên không mấy phù hợp với các bạn chưa quen lập luận, chưa có tư duy phản biện. Hơn nữa, việc thi IELTS quá sớm là không cần thiết, vì con cũng chẳng dùng chứng chỉ này vào việc gì, gây lãng phí đôi khi làm các bé chán Tiếng Anh”.
Và với các bé còn nhỏ tuổi, có cho luyện IELTS hay không là còn tùy thuộc vào việc con có thích hay không.
Chị Thanh cũng cho rằng, hiện nay, cơ hội học tập là dành cho mọi người, không nhất thiết phải có quá nhiều điều kiện và ở thành phố lớn.
"Gia đình chỉ cần có thiết bị kết nối mạng, cả bố mẹ và con cái ham học, cầu thị và tử tế là có kết quả tốt” - chị nói.
Ngân Anh
Nghiên cứu sinh Việt ở Harvard và những 'đáng lẽ' của tuổi trẻ
Theo Cao Bảo Anh, nghiên cứu sinh tại ĐH Harvard, để chinh phục học bổng, cần vượt qua những cái “đáng lẽ” của tuổi trẻ và kể lại câu chuyện của mình một cách mạnh mẽ và thuyết phục...
">Cậu bé 10 tuổi đạt điểm IELTS 7.0
Nhận định, soi kèo Gil Vicente vs Porto, 03h30 ngày 20/1: Đòi lại ngôi nhì
- Hôm nay (13/12), khoảng 150.000 học sinh 9 và lớp 12 ở TP.HCM đi học trực tiếp. Đây là buổi học trực tiếp đầu tiên của các em trong năm học 2021-2022.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Quận 3) sáng nay chở con đến Trường THPT Marie Curie.
“Trước đây cháu vẫn tự đi học, nhưng hôm nay buổi đầu tiên trở lại trường nên tôi đưa cháu đi để qua trường ngó luôn xem như thế nào. Thấy nhà trường bố trí người đo thân nhiệt với máy rửa tay, trong trường cũng vắng nên khá yên tâm”.
Chị Hoa cho biết dù cũng vẫn lo về dịch bệnh nhưng thấy con được đi học chị rất mừng.
“Tôi thấy con học online không hiệu quả. Ở nhà nhiều con trở nên ù lì, không thích giao tiếp trực tiếp, chỉ chat chít trên máy tính. Thực ra đi học như thế này có lẽ phụ huynh còn mừng hơn học sinh”.
Phụ huynh TP.HCM đưa con đến trường sáng nay. Ảnh: Trương Thanh Tùng
Học sinh mang theo đồ ăn đến trường. Ảnh: Trương Thanh Tùng Hơn 6 rưỡi, Nguyễn Gia Huy – học sinh lớp 9A4 và Nguyễn Bá Tài – học sinh lớp 9A3 Trường THCS Cách mạng tháng Tám (Quận 10) đã có mặt ở cổng trường.
Gia Huy cho biết em rất phấn khởi khi được đi học trở lại.
“Mấy tháng vừa qua em phải ở trong nhà suốt, em học online không hiệu quả mấy, nên được đến trường em rất vui. Ba mẹ em cũng đồng ý cho em đi học, thậm chí còn giục em đi nữa” – Huy vui vẻ nói.
Nguyễn Bá Tài cũng cùng tâm trạng với cậu bạn.
“Em rất mừng được đi học trở lại. Em đã tiêm đủ hai mũi, và thấy thành phố thời gian qua chống dịch hiệu quả, nên không lo gì nhiều. Tất nhiên là em sẽ tuân thủ 5K”.
Cô Lương Du Mai, Hiệu trưởng Trường THCS Cách mạng tháng Tám, có mặt ở cổng trường từ sớm để đón những học sinh đầu tiên quay trở lại trường học trực tiếp sau 7 tháng.
Trường bố trí người đo thân nhiệt, máy rửa tay khử khuẩn và những học sinh nào chưa khai báo y tế ở nhà sẽ khai báo tại cổng trường. Ngay sau đó các em sẽ di chuyển lên lớp.
Học sinh khai báo y tế khi trở lại trường Cô Mai cho biết trường có 4 lớp 9. Để đảm bảo khoảng cách, trường chia thành 8 lớp, bố trí đầy đủ giáo viên.
“Trường có 150 học sinh lớp 9, qua khảo sát chỉ có 16 học sinh không đi học đợt này, trong đó có 6 học sinh đang ở ngoài tỉnh, 4 học sinh là F0 và 6 học sinh phụ huynh không đồng ý cho đi học”.
Trường quy định sơ đồ di chuyển cho học sinh khi đến và khi ra về. Cuối buổi học, nhà trường sẽ gọi loa để từng lớp ra về chứ không về cùng luc. Cô Mai cho biết hơn 60% học sinh của trường tự đến lớp nên cũng không quá lo ngại về việc phụ huynh tập trung đông để đón con.
Ngoài lịch học trên lớp vào buổi sáng, nhà trường bố trí hai khung giờ học trực tuyến vào buổi chiều. Ở hai khung giờ này, học sinh học những môn như Âm nhạc, Thể dục, Giáo dục công dân. Những học sinh không tham gia học trực tiếp sẽ được giáo viên giảng bài ở thời gian học trực tuyến này.
Nhiều học sinh vui vẻ khi được đến trường. Ảnh: Trương Thanh Tùng Tại Trường THPT Trưng Vương, từ sáng sớm học sinh đã tới trường học trực tiếp. Trước khi vào trường học sinh xếp hàng đo nhiệt độ, khử khuẩn. Bà Trương Bích Thuỷ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết đã chuẩn bị các điều kiện tốt nhất cho việc đón học sinh trở lại trường học trực tiếp.
Riêng xử lý tình huống khi phát hiện học sinh cũng như đồng nghiệp có biểu hiện ho sốt, hướng dẫn học sinh xuống phòng cách ly y tế để theo dõi và phối hợp với y tế địa phương trường đã đưa ra 5-6 tình huống.
Trường THPT Trưng Vương có hơn 600 học sinh lớp 12. Trước đó trường khảo sát có khoảng 200 phụ huynh không đồng cho con đi học trực tiếp. Tuy nhiên, khi nhà trường tổ chức diễn tập thì chỉ còn khoảng 100 học sinh không đến.
Những học sinh TP.HCM lần đầu đến trường sau 7 tháng. Ảnh: Trương Thanh Tùng Các phương án phòng, chống dịch Covid-19 đã được các trường học TP.HCM chuẩn bị nhiều ngày nay. Ảnh: Trương Thanh Tùng Từ 7h sáng, các lớp học đã bắt đầu. Ảnh: Trương Thanh Tùng Trung tâm Giáo dục phổ thông, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm có 554 học sinh, 14 lớp, chia làm hai ca học. Sáng nay, tổng số học sinh đi học trực tiếp là 265 học sinh, vắng 8 em. Cũng có lịch dạy vào sáng nay, thầy Lê Thanh Long, giáo viên Địa lý, (huyện Hóc Môn) chia sẻ từ lâu đã mong học sinh được sớm trở lại trường vì dạy trực tiếp, học sinh có vấn đề gì sẽ kịp thời giúp đỡ, điều chỉnh tốt hơn.
“Mấy tháng qua tôi làm việc với máy tính nhiều nên rất ngán. Học sinh của tôi cũng tỏ ra rất háo hức được đi học lại, bởi từ lúc tựu trường đến giờ chỉ gặp bạn bè và thầy cô qua màn hình. Trong thời gian dạy trực tiếp, tôi vẫn duy trì liên lạc với học sinh các lớp qua Zalo để kịp thời thông báo, dặn dò những thông tin cần thiết”.
Tiết đầu tiên trở lại lớp học, thầy Long sẽ trao đổi với học sinh về những việc cần chuẩn bị trong thời gian tới (sắp ôn và thi cuối kỳ 1), hệ thống lại những nội dung chuẩn bị thi học kỳ...
Học sinh Trường THPT Phạm Văn Sáng
Giám đốc Sở GD-ĐT: Không đặt nặng kiến thức
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho hay, Sở đã có nhiều văn bản hướng dẫn cho các trường, tổ chức cho học sinh đến trường. Sáng nay 5 đoàn của Sở GD-ĐT và Sở Y tế và hơn 10 đoàn của phòng chuyên môn đã đi kiểm tra việc học trực tiếp.
Qua kiểm tra, các trường chấp hành hướng dẫn của ngành Y tế rất tốt. Tuy nhiên tại Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong do phòng học cũ, học sinh ngồi bàn đôi nên khá chật. Sở đã hướng dẫn trường làm sao bố trí mỗi em ngồi 1 bàn, đồng thời đảm bảo quy định 5K.
Về việc thí điểm học 2 tuần, ông Hiếu cho hay tập trung vào an toàn là chính. Thầy cô dạy trên lớp, quan sát và xử lý các tình huống, không gây hoang mang nếu có những ca nghi nhiễm. Vì vậy trong 2 tuần này không đặt nặng vấn đề kiến thức.
Nếu lỡ bùng phát dịch ở 1 trường, ông Hiếu cho hay đa số học sinh đã tiêm vắc xin do vậy cần truyền thông, thông tin cho học sinh yên tâm. Khi có ca nhiễm thực hiện theo quy định của ngành Y tế, không gây hoang mang, lớp có ca nghi nhiễm sẽ chuyển sang dạy và học trên intetnet.
Qua kiểm tra 2 Trường THCS Lý Phong, Quận 5 và Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong, Quận 5, ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhìn nhận, bước đầu đánh giá các trường có sự chuẩn bị khá tốt.
Ông Thượng cho hay ngành Y tế và Giáo dục đã ngồi lại soạn kịch bản với các tình huống khi bùng phát dịch vào trường, nhưng trong thời gian sắp tới ngành giáo dục phải chủ động diễn tập và hi vọng các trường phải làm tốt điều này.
“Các trường, các thầy cô không nên quá lo lắng khi phát hiện học sinh có triệu chứng và test dương tính với Covid vì quy trình có đầy đủ, hầu hết học sinh đã tiêm chủng”.
Việc học trực tiếp ở TP.HCM diễn ra trong bối cảnh mỗi ngày thành phố vẫn ghi nhận hơn 1.000 ca F0, số ca tử vong ở mức hai con số, tuy nhiên đa số học sinh từ 12-17 tuổi đã được tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19.
Theo bản đồ cấp độ dịch ở TP.HCM, hiện nay Quận 4 ở cấp độ 3 (vùng cam); 8 quận/huyện ở cấp độ 1 (vùng xanh) là: 6, 7, 8, Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Tân Bình, Tân Phú; 13 quận/huyện/thành phố ở cấp độ 2 (vùng vàng), gồm: 1, 3, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Bình Tân, Cần Giờ, Gò Vấp, Nhà Bè, Phú Nhuận, TP.Thủ Đức.
Thông điệp 5K được nhấn mạnh khi học sinh trở lại trường học dù đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Covid-19. Ảnh: Trương Thanh Tùng Thống kê của Sở GD-ĐT TP.HCM khoảng 88.000 học sinh lớp 9 và 66.000 học sinh lớp 12 được sự đồng tình của phụ huynh đi học trực tiếp vào ngày 13/12, đạt tỷ lệ 88%.
Khi đi học trực tiếp học sinh sẽ thi hết kỳ học kỳ 1 bằng hình thức trực tiếp. Thời gian thi học kỳ I được thực hiện từ ngày 10-22/1/2022. Những học sinh chưa đến trường được thì sẽ lùi lại và qua học kỳ 2 đánh giá việc học của học sinh.
Minh Anh - Phương Chi
Ảnh: Trương Thanh Tùng
Trường học TP.HCM lo chi phí mua kit test nhanh trước ngày mở cửa
Để chuẩn bị cho ngày học sinh đi học trực tiếp, các trường học ở TP.HCM đã mua hàng trăm bộ kit test nhanh Covid-19 đồ bảo hộ, khẩu trang…
">Khoảng 150.000 học sinh TPHCM đến trường học trực tiếp
">Một số tình tiết trong phim khiến khán giả tranh luận, chẳng hạn nhân vật Thơm để móng tay như tiểu thư.
Vai Nhật Kim Anh gây tranh cãi
- Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất cho ước mơ của cô bé là chưa có quốc tịch Việt Nam.
Trong khuôn khổ chương trình Xuân Quê hương 2019, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và phu nhân cùng đông đảo bà con kiều bào thực hiện nghi thức thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo A.S.D, Việt kiều Pháp, Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp, nhà hoạt động xã hội từ thiện, nhà kinh doanh trở về Việt Nam từ năm 1993. Năm 2015, bà được bổ nhiệm làm Đại sứ du lịch Việt Nam tại Pháp và là người có công xây dựng Ngôi nhà Việt Nam tại Pháp nhằm gìn giữ và quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.
Hơn 24 năm trở về, đến nay, bà vẫn chưa thể nhập quốc tịch Việt Nam dù rất mong muốn và có nguyện vọng gắn bó với quê hương và đóng góp cho sự phát triển quan hệ Việt – Pháp.
Trước những năm 1990, người Việt Nam ở Bungari và Séc từng phải thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch sở tại, do hai nước này chỉ công nhận một quốc tịch. Nhưng sau đó, Bungari và Séc áp dụng nguyên tắc song tịch, cho phép vào quốc tịch sở tại mà không phải thôi quốc tịch gốc.
Nhiều Việt kiều ở Bungari và ở Séc mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam mà vẫn giữ quốc tịch đang có. Tuy nhiên, nguyện vọng này của bà con chưa thể trở thành hiện thực do trở ngại từ các quy định trong Luật Quốc tịch.
Việt Nam nằm trong số các quốc gia thực hiện nguyên tắc một quốc tịch mềm dẻo. Về nguyên tắc, Nhà nước Việt Nam không cấm việc công dân có hai hoặc nhiều quốc tịch. Tuy nhiên, do các quy định hiện hành đối với việc nhập và trở lại quốc tịch (Khoản 3 Điều 19 Luật Quốc tịch, Khoản 5 Điều 23), nên hầu hết những người muốn nhập và trở lại quốc tịch phải thôi quốc tịch nước ngoài hoặc phải là những “trường hợp đặc biệt”, được Chủ tịch nước cho phép.
Ngày nay, khi thế giới ngày càng “phẳng” và các đường biên giới “cứng” dần bị xóa nhòa theo một ý nghĩa nào đó, các quốc gia có xu hướng điều chỉnh chính sách quốc tịch theo hướng cởi mở hơn nhằm mục đích thu hút đầu tư, dòng tiền và chất xám phục vụ phát triển quốc gia.
Thậm chí, đối với các quốc gia vốn cởi mở về vấn đề quốc tịch như châu Âu, Mỹ thì nay còn coi hộ chiếu là một “mặt hàng xuất khẩu” đặc biệt. Thông qua những chương trình mời gọi đầu tư, người ta có thể “mua” được quy chế cư trú dài hạn hoặc được cấp quốc tịch của những nước này.
Với xu thế nới lỏng chính sách quốc tịch của các nước, số lượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài có nhu cầu xin nhập/ trở lại quốc tịch Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là thế hệ kiều bào trẻ, những người đã thôi quốc tịch, nay muốn trở lại quốc tịch Việt Nam.
Tuy nhiên, theo quy định, họ buộc phải thôi quốc tịch nước ngoài nếu muốn nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, điều mà chỉ những người có dự định hồi hương hẳn mới sẵn sàng chấp nhận.
Đối với hầu hết người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), quốc tịch có ý nghĩa thiêng liêng, đó là sợi dây gắn kết bền vững giữa họ với đất nước, là di sản họ muốn giữ lại cho thế hệ con cháu.
Điều 7 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định: “Nhà nước CHXHCN Việt Nam có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước”, cũng như “tạo điều kiện thuận lợi cho người đã mất quốc tịch Việt Nam được trở lại quốc tịch Việt Nam”.
Như vậy, ta chủ trương tạo điều kiện thuận lợi cho NVNONN được nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam, song qua hơn 10 năm thực hiện, các tiêu chí để được công nhận “trường hợp đặc biệt” chưa được quy định rõ ràng, dẫn đến khó khăn trong việc giải quyết nhu cầu của kiều bào.
Trong cuộc tiếp xúc cử tri huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, khi nghe báo cáo về tình trạng còn hơn 400 trẻ lai trên địa bàn do hoàn cảnh phải theo mẹ về quê ngoại sinh sống nhưng không được đi học vì các cháu mang quốc tịch nước ngoài, lại không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào nên không thể cấp giấy khai sinh, đăng ký tạm trú, thường trú…, Chủ tịch Quốc hội đã khẳng định: “Trẻ không có tội gì, nhưng vì là con lai, giờ về không có giấy tờ tùy thân. Hiến pháp nêu rõ chúng ta được quyền tự do đi lại, học hành... Luật Quốc tịch cho hai quốc tịch mà”.
Thực ra, rất nhiều người Việt thuộc thế hệ thứ 2, 3 như M.J, A.S.D… đã trở về và đang ngày ngày đóng góp tâm huyết, trí tuệ, tài năng của họ cho đất nước, dù họ có quốc tịch Việt Nam hay không. Xuất phát từ tình yêu và bầu nhiệt huyết, họ đã vượt qua mọi rào cản, nhưng về lâu dài, họ sẽ buộc phải đứng trước lựa chọn về quốc tịch, nhất là khi đã định cư và lập gia đình tại Việt Nam.
Dịp về nước đón xuân Kỷ Hợi 2019 vừa qua, nhiều bà con kiều bào rất cảm động được nghe Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Đối với đất nước và dân tộc Việt Nam, bà con kiều bào dù ở bất cứ nơi đâu, luôn luôn là một phần máu thịt không thể tách rời của Tổ quốc”.
Với tinh thần đại đoàn kết toàn dân, bà con kiều bào một lần nữa bày tỏ nguyện vọng thiết tha mong Nhà nước ta nghiên cứu, sửa đổi, điều chỉnh chính sách, dành thêm những ưu đãi về quốc tịch cho người Việt Nam ở nước ngoài để duy trì sợi dây gắn kết giữa kiều bào các thế hệ khác nhau với quê cha, đất Tổ.
Kiều bào gói bánh chưng, gắn đào… đón Tết
Bữa tiệc tất niên đón Tết nguyên đán Ất Mùi của kiều bào Việt Nam tại Canada được tổ chức ấm cúng, mang đậm bản sắc phương Đông.
">Kiều bào tha thiết được giữ quốc tịch Việt Nam