“Tận mục sở thị” sức hút khu Nam Sài Gòn
Không phải ngẫu nhiên mà 2017 được dự đoán là năm lên ngôi của nhà đất vùng liền kề trung tâm. Vị trí thuận lợi, hạ tầng được đầu tư, chuẩn bị được quy hoạch lên quận,có kết nối trực tiếp với các khu đô thị phát triển và nhất là mức giá vẫn còn thấp so với mặt bằng chung…là lý do khiến thị trường BĐS các khu vực này trở nên nhộp nhịp hơn bao giờ hết.
![]() |
Nhịp sống yên ả và nhẹ nhàng giữa thiên nhiên tươi mát nhưng vẫn không tách rời các tiện ích hiện đại và chỉ cách trung tâm thành phố 20 phút… sẽ là điều cư dân có thể tìm thấy trong không gian sống nâng niu cảm xúc tại LAVILA. |
Trục đô thị phía Nam TP.HCM gồm Quận 7, 8, Nhà Bè và một phần huyện Bình Chánh, đoạn tiếp nối đại lộ Nguyễn Văn Linh. Đất địa bàn này bắt đầu tăng nóng bất thường từ giữa cuối năm 2016 đến nay. Riêng đất huyện Nhà Bè có mức tăng đột biến nhất khu vực, trở thành hiện tượng của khu Nam với tỷ lệ tăng 100-200%, cá biệt có nơi đã vọt lên 300% trong vòng 12 tháng qua. Trong đó, trục Nguyễn Hữu Thọ được xem là cung đường thu hút hàng loạt dự án BĐS ở khu Nam với các chủ đầu tư tên tuổi như Kiến Á Group, Phú Mỹ Hưng, Lotte, Phú Long…
Anh Nguyễn Mẫn, một người mua đầu tư BĐS với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường BĐS khu Nam chia sẻ: “Có nhiều lí do để người mua tin rằng đầu tư vào BĐS trục Nguyễn Hữu Thọ là một quyết định khôn ngoan. Thứ nhất, khu vực này sở hữu hai yếu tố giúp tăng giá: siêu dự án KĐT Cảng Hiệp Phước và hạ tầng kết nối đồng bộ đi liên tỉnh, liên vùng. Thứ hai, đây là khu vực đang được chú trọng đầu tư phát triển chỉ sau Phú Mỹ Hưng. Với quy hoạch 6 làn xe, tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ nối liền KĐT Cảng Hiệp Phước với trung tâm, được đánh giá là một trong những nơi đón nhận sự chuyển mình mạnh mẽ tiếp theo của Nam Sài Gòn trong chiến lược phát triển mở rộng này”.
Anh Mẫn cũng cho biết thêm, đường vành đai song song với Nguyễn Hữu Thọ cũng sẽ dự kiến khởi công vào cuối năm nay để chia sẻ gánh nặng hạ tầng. Điểm đầu sẽ kết nối với đường Nguyễn Văn Linh và kết nối vào đường Nguyễn Khoái ở Quận 4. Bản thân anh cũng đã nhanh nhạy sở hữu một số căn thuộc dự án LAVILA của Kiến Á Group nằm trên trục đường này và rất có niềm tin vào tiềm năng tăng giá của dự án trong 2-3 năm tới.
![]() |
LAVILA khuyến khích lối sống thân thiện, đề cao sự tương tác giữa con người với thiên nhiên, con người với con người. Dự án dành nhiều diện tích cho cây xanh, các đường dạo bộ, công viên và hồ cảnh quan. |
Nếu người mua đầu tư như anh Mẫn nhạy bén với tình hình thị trường, thì với người mua để ở như chị Ngọc Lâm (Quận 4, TP.HCM), những tiện ích cơ sở hạ tầng cao cấp, hiện hữu của Nam Sài Gòn mới chính là điểm thu hút khi quyết định mua nhà khu vực này.
“Không cần phải có một cái nhìn quá am hiểu mới có thể thấy được sự phát triển và cuộc sống chất lượng tại Nam Sài Gòn. Tôi đơn giản chỉ là muốn tìm cho gia đình một không gian sống yên bình, tiện nghi, xanh mát nhưng chỉ cách trung tâm tầm 20 phút và đặc biệt, không tách rời tiện ích hiện đại. Đó chính là lí do tôi chọn mua dự án LAVILA để xây dựng tổ ấm mới cho gia đình mình. Không chỉ vậy, từ đây chúng tôi chỉ mất 5-10 phút để đến Phú Mỹ Hưng hay tiếp cận hệ thống tiện ích phong phú, hiện đại của khu Nam”, chị Lâm cho biết.
Nhà phát triển tiếp tục bung hàng
Chính thức giới thiệu vào cuối 2016, LAVILA - dự án biệt thự phố vườn được phát triển bởi Kiến Á Group - nhanh chóng nổi lên như một điểm sáng trong phân khúc nhà thấp tầng Nam Sài Gòn với tốc độ giao dịch 150 căn/tháng. Tiếp theo đó, LAVILA 2 cũng thành công không kém với 100% căn được đón nhận ngay trong ngày giới thiệu đầu tiên vào đầu 2017. Nhằm phục vụ nhu cầu quá cao của thị trường, 100 căn biệt thự phố vườn cuối cùng đẹp nhất sắp được chính thức giới vào ngày 21/10 tới đây.
Nổi bật hơn các dự án trên cùng trục đường, LAVILA tạo cho mình nét hấp dẫn riêng nhờ kiến trúc Pháp lãng mạn, hiện đại, biến mỗi không gian sống nơi đây trở thành một chốn đi về bình yên cho mỗi gia đình. Bên cạnh đó, thiết kế cảnh quan độc đáo, sáng tạo cũng là một điểm nhấn ấn tượng của dự án.
Hệ thống công viên bờ sông 1ha, công viên hồ cảnh quan 4,6ha được chia thành 3 phân khu với 3 chức năng riêng biệt: Khu Vận động, Khu Thiên nhiên, Khu Tĩnh tâm; mỗi phân khu đều được tích hợp những tiện ích cao cấp như hồ bơi, khu thể thao, khu yoga, lối dạo bộ, sân chơi trẻ em, chòi ngắm cảnh… phục vụ tối đa nhu cầu thư giãn, giải trí, tận hưởng cuộc sống của cư dân.
Thêm vào đó, gần 400m tiếp giáp sông Tôm còn được xem là lợi thế khó có thể tìm thấy ở bất kỳ dự án nào khác trên trục đường Nguyễn Hữu Thọ của LAVILA, giúp không gian sống ở đây luôn mát mẻ, dễ chịu quanh năm. Hiện dự án sắp hoàn thiện phần móng và hệ thống đường nội bộ, dự kiến tháng 11/2017 sẽ bắt đầu lên sàn và trồng cây xanh.
Thông tin dự án Lavila 2: - Tổng diện tích: 16,4ha - 268 biệt thự phố vườn, diện tích 188 – 215m2 (1 trệt - 2 lầu) - Vị trí: 25 đường Nguyễn Hữu Thọ, Nam Sài Gòn - Nhà phát triển: Kiến Á Group Thông tin liên hệ: Hotline: 093 789 1188 |
Lệ Thanh
" alt=""/>‘Điểm nóng’ BĐS Nam Sài Gòn![]() |
Lái xe đường đèo sẽ trở nên nguy hiểm nếu không có những kỹ năng cần thiết. |
Dưới đây là những kỹ năng cần thiết cho các lái xe khi đi đường đèo:
1. Kiểm tra phanh, lốp xe
Nên kiểm tra xe trước khi đổ đèo, để chắc chắn nó ở trong trạng thái tốt nhất và an toàn nhất. Hãy bảo dưỡng xe đúng thời hạn để có thể kiểm soát được chất lượng hệ thống má phanh hay lốp xe của bạn, sửa chữa và thay thế kịp thời những nơi hỏng hóc. Đảm bảo dầu phanh và dầu hệ dẫn động đầy đủ. Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn của lốp xe, nước làm mát, hệ thống đèn trên xe… trước khi lên đường.
2. Tuân thủ đúng luật giao thông và các biển báo
Vì lý do an toàn, các đoạn đèo dốc luôn có một hệ thống biển báo, gương lồi san sát nhau. Đi đúng tốc độ cho phép, tuân thủ các biển báo, xem xét đánh giá tầm nhìn, khoảng trống, tốc độ khi muốn vượt xe trước. Xi nhan để xin vượt xe.
3. Giữ tốc độ hợp lý
Đi trên đường đèo, hãy đi với tốc độ mà mình cảm thấy an toàn, có thể xử lý vào cua được, giảm tốc nếu thấy có cảm giác chiếc xe lao hơi nhanh.
Tốc độ khi đổ đèo hợp lý nhất là tốc độ mà tài xế có thể làm chủ mà ít phải dùng phanh nhất, lúc đó xe sẽ xuống dốc bằng ga và dựa vào quán tính của xe là chính.
4. Nắm rõ kỹ thuật phanh
Kỹ thuật phanh mà các chuyên gia khuyên dùng là kiểu phanh giữ tốc snubbing. Khi bắt đầu đổ đèo, thiết lập tốc độ và cấp số phù hợp với độ dài và độ dốc của đèo. Ví dụ tốc độ 40 km/h ở số 3. Bắt đầu thả dốc, không dùng chân ga và chân côn, chỉ dùng chân phanh. Khi xe trôi xuống dốc máy sẽ kêu to hơn và trôi nhanh dần, lúc này nhấp giữ phanh khoảng 3 giây để về lại tốc độ cần thiết rồi thả ra để xe tự trôi, tiếp tục như thế cho những đoạn đường còn lại.
Tuyệt đối không được rà phanh liên tục. Sử dụng các hệ thống khác của xe để điều khiển xe giảm tốc độ. Khi rà phanh liên tục và nhiều, má phanh bị ma sát, hệ thống phanh nóng lên, dầu phanh sôi lên gây ra nhiều nguy hiểm cho xe và người lái xe.
5. Kết hợp phanh cơ và phanh bằng hộp số
Đây là một trong những kỹ thuật đã được nhiều lái xe kinh nghiệm truyền lại. Nhiều xe đời mới trang bị hệ thống số tự động thay vì số sàn, nhưng cả hai loại xe đều được hỗ trợ chức năng phanh động cơ khi xuống dốc. Chính vì thế, khi đi những đoạn đường đèo dốc dài, lái xe không nên để số cao nhất, và kết hợp sử dụng phanh cơ.
6. Chạy ở số phù hợp
![]() |
Để lái xe an toàn trên đường đèo núi liên tục đổ cua, xuống dốc, người lái xe cần trang bị cho các kỹ năng cần có. (Ảnh minh họa. Nguồn: ANTĐ) |
Nên chạy xe ở vị trí số phù hợp, thứ mà các lái xe kinh nghiệm gọi là: “lên dốc số nào, xuống dốc số đó”. Với những đoạn đường đèo hay gặp ở Việt Nam, số 2 và số 3 là 2 vị trí số phù hợp nhất. Với những đoạn đèo dài, thoáng và độ dốc đã giảm, có thể đi ở số 4 hoặc 5. Chỉ có 1 số cung đường cực khó hay đường offroad là đi ở vị trí số 1. Với xe số tự động, bạn có thể đặt vị trí số tương tự như số sàn (số ảo), được báo hiệu bằng S hoặc L tùy loại xe.
Chạy xe số phù hợp, và không cần đạp ga, nhằm mục đích sử dụng lực cản của máy để hãm chiếc xe chạy theo tốc độ mà mình muốn khi đổ đèo. Với cách đổ đèo bằng số, xe sẽ xuống dốc ổn định, bạn sẽ đổ đèo nhẹ nhàng và an toàn, ít thao tác nhất.
7. Luôn đi bám vào phần đường bên phải
Khi xe xuống dốc khúc quanh (dốc cua “tay áo”): xe luôn đi bám vào phần đường bên phải của mình, chớ chạy nhanh để hạn chế lực ly tâm đẩy ra làm lật xe hoặc xử lý phanh không kịp thời dẫn đến sự cố phóng xe xuống vực.
Luôn đi đúng làn đường của mình khi chạy xe đường đèo. Đặc biệt, tránh cắt cua ở những nơi có vạch kẻ liền, đây là những góc cua khuất tầm nhìn và rất dễ xảy ra tai nạn.
8. Đừng ôm vạch chia đường
Hầu hết đường đèo núi hẹp hơn đường quốc lộ ở đồng bằng. Một số lái xe có xu hướng bám vạch chia giữa đường để chạy, nhưng kỹ thuật này sẽ không an toàn nếu đường có nhiều xe di chuyển, gây khó chịu cho xe khác, trường hợp xấu dẫn đến tai nạn mà không kịp xử lý, đặc biệt với xe ngược chiều khi vào cua.
9. Luôn nhường đường cho xe khác
Đặc biệt với những xe đang lên dốc mà có xu hướng vượt, cần nhường đường trong điều kiện an toàn và dành một khoảng thời gian đủ để xe đó trở lại đúng làn sau khi vượt. Độ dốc của đường núi hạn chế sức mạnh động cơ, vì thế thời gian để vượt cũng như trở lại làn sẽ lâu hơn so với đường bằng.
10. Cẩn thận khi gặp sương mù, mưa, gió
Khi gặp sương mù, cần đi chậm, quan sát nhiều hơn, bật đèn sương mù và luôn nhớ bám vạch kẻ đường. Thời tiết xấu dẫn tới mất độ bám đường và có thể dẫn tới sạt lở, vì thế luôn cảnh giác, có thể dừng lại nếu cảm thấy nguy hiểm.
Khi trời mưa mà phải lái xe trên đường đèo cũng rất nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt khi trời giông bão, bạn phải bật đèn, giảm tốc độ, lái cẩn thận, phải tránh xe máy, xe đạp.
Hạnh Nguyên (Tổng hợp)