Xe máy đi vào cao tốc, bị tai nạn thì có được bồi thường không?
Thời gian qua tại các tuyến cao tốc phía nam nói riêng và cả nước nói chung có nhiều trường hợp xe máy cố tình đi vào đường cao tốc. Theáyđivàocaotốcbịtainạnthìcóđượcbồithườngkhôlich bong da cup c1o quy định, xe máy bị cấm vào cao tốc, nếu xảy ra tai nạn thì người đi xe máy phải bồi thường thiệt hại.
'Hung thần' lao vun vút ngược chiều trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Lái xe ngược chiều cao tốc: Sát nhân máu lạnh, chưa thoát kiếp ăn lông ở lỗ
Xe máy ngang nhiên phi vào cao tốc
Theo ghi nhận tại hai tuyến cao tốc TPHCM – Dầu Giây và TPHCM - Trung Lương, từ khi đưa vào vận hành đến nay, đã có những trường hợp người đi xe máy cố tình chạy vào.
Trao đổi với PV, đại diện Công ty Cổ phần Dịch vụ Đường cao tốc Việt Nam cho biết, trường hợp xe máy đi vào đường cao tốc thường xảy ra với những người ý thức kém, không chấp hành biển báo giao thông và người điều khiển giao thông. Bên cạnh đó, có những vị khách du lịch nước ngoài, khi sang Việt Nam họ sử dụng xe máy để đi tham quan. Vì bên nước họ xe máy được vào cao tốc nhưng ở ta thì cấm nên họ không hiểu.
“Chúng tôi bố trí lực lượng ứng trực để ngăn cản kịp thời những người đi xe máy có ý định chạy vào cao tốc. Nếu người dân có ý thức chấp hành tốt và hiểu được quy định cấm xe máy đi vào cao tốc, chúng tôi đỡ vất vả”- ông Nguyễn Hồng Sơn, PGĐ Công ty Cổ phần đường cao tốc Việt Nam, nói.
Nhóm "phượt" ngang nhiên phi vào cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sáng 18.11 gây xôn xao cộng đồng mạng. |
Ông Võ Văn Thành – Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 4, đơn vị quản lý đường cao tốc TPHCM-Trung Lương - xác nhận với PV là tuyến cao tốc TPHCM – Trung Lương có trường hợp xe máy chạy vào.
“Nguyên nhân là do người đi xe máy có hiện tượng say rượu, nên khi tới trạm thu phí, họ không chịu dừng lại mà cố tình chạy vào bất chấp sự ngăn cản của nhân viên” - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ 4 nói.
Tài xế Nguyễn Văn Hiếu - chuyên chạy xe khách trên tuyến TPHCM-Trung Lương - cho biết, thỉnh thoảng anh bắt gặp xe máy chạy vào cao tốc này, nhất là đoạn TPHCM – Long An. “Trên cao tốc, các phương tiện ôtô đều chạy với tốc độ đến 120km/h, nên xe máy đi vào là cực kỳ nguy hiểm" - tài xế Hiếu nói.
Nếu xảy ra tai nạn, xe máy phải chịu trách nhiệm
Luật sư Trương Thị Hòa - Đoàn Luật sư TPHCM cho rằng, căn cứ vào luật giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông nếu gây tai nạn cho mình và cho người khác, khi xác minh lỗi thuộc về họ thì phải chịu trách nhiệm.
“Quy định cấm xe máy đi vào cao tốc, nhưng anh vẫn cố tình đi vào, nếu xảy ra tai nạn bị ôtô tông hoặc tự tông vào ôtô thì người đi xe máy phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp này, người điều khiển ôtô không có trách nhiệm bồi thường gì” – luật sư Hòa nói.
Cũng theo luật sư Hòa, giả sử người đi xe máy bị tử vong thì người điều khiển ôtô cũng không có trách nhiệm bồi thường. Nếu gây thiệt hại cho người điều khiển phương tiện ôtô, thì hàng thừa kế của người điều khiển xe máy (đã tử vong) phải có trách nhiệm bồi thường thay.
Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ và đường sắt (PC67), Công an TPHCM cho biết, lực lượng CSGT sẽ xử lý nghiêm khi phát hiện trường hợp xe máy cố tình chạy vào cao tốc để răn đe.
"Chúng tôi cũng tổ chức tuyên truyền để người dân hiểu về quy định cấm xe máy đi vào cao tốc và mức độ nguy hiểm để người dân tự giác thi hành” – lãnh đạo PC67 nói.
(Theo Lao động)
Lùi xe, đi ngược chiều trên cao tốc là uy hiếp tính mạng người khác
Sau tai nạn giữa container và ô tô Innova đi lùi trên cao tốc làm 4 người chết, các chuyên gia cho rằng đi lùi hay đi ngược chiều trên cao tốc là hành động rất nguy hiểm và trực tiếp uy hiếp tới tính mạng người khác.