当前位置:首页 > Nhận định

Ứng dụng gọi xe Việt tìm đường lách mình qua 'khe cửa hẹp'

Ứng dụng ngoại làm chủ cuộc chơi

{ keywords}
Grab vẫn là ứng dụng phổ biến nhất tại Việt Nam (Ảnh: Marcovn)

Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường gọi xe phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Nền kinh tế số phát triển ngày càng mạng mẽ mang đến cơ hội lớn cho các ứng dụng.

Quy mô thị trường gọi xe có thể đạt 4 tỷ USD vào năm 2025. Google và Temasek cũng cho biết mức tăng trưởng của thị trường gọi xe có thể lên tới 40% đến năm 2025. Thị trường này thực sự là miếng bánh hấp dẫn,ỨngdụnggọixeViệttìmđườngláchmìnhquakhecửahẹbóng đá kết quả hôm nay nhưng lại nằm phần lớn trong các doanh nghiệp ngoại.

Ba ứng dụng gọi xe phổ biến nhất hiện nay là Grab, be và Gojek chiếm gần như trọn vẹn thị trường Việt Nam.

Nghiên cứu của ABI Research cho thấy vị thế dẫn đầu của Grab ngày càng được củng cố. Grab đã hoàn thành trên 62 triệu chuyến xe trong nửa đầu 2020 và chiếm tới 74,6% thị phần. Các trung tâm đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM phủ kín màu áo xanh Grab.

Trong khi đó, dù vẫn đứng thứ 2 nhưng be đang bị Gojek bám đuổi quyết liệt và rút ngắn khoảng cách đáng kể với 12,4% thị phần và 12,3% thuộc về Gojek.

Trong hơn hai năm trở lại đây, hàng loạt ứng dụng gọi xe được ra mắt. Có khoảng gần 20 ứng dụng góp mặt trên thị trường, nhưng ứng dụng Việt vẫn khó lách qua khe cửa hẹp để có thể tiếp cận được với người tiêu dùng.

Sau khi FastGo khép dần lại hoạt động của mình ở thị trường gọi xe sau thời gian đầu hoat động rầm rộ, chỉ còn be group vẫn đang “đơn thương độc mã” đương đầu với các đối thủ ngoại giàu tiềm lực tài chính và công nghệ.

Ứng dụng Việt tìm cách liên minh

{ keywords}
Ứng dụng Việt đang tìm hướng liên kết trên nền tảng chung

Dịch Covid-19 và việc hạn chế đi lại trong bối cảnh dịch bệnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của be khi không có nhiều mảng dịch vụ như giao nhận đồ ăn để bù lại hoạt động vận tải bị ảnh hưởng. Trong khi cả Grab và Gojek lại đang mở rộng ra mảng dịch vụ khác, đặc biệt là giao nhận đồ ăn để bù lỗ cho mảng gọi xe.

Grab gần như hoàn chỉnh và tiếp tục mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của mình nhất là các dịch vụ ăn uống mua sắm và tài chính đang tăng trưởng mạnh mẽ.

Gojek đang phát triển hệ thống nhà hàng của mình, nhắm đến các đối tác vừa và nhỏ - một lực lượng rất lớn tại thị trường Việt Nam. Ứng dụng này cho biết có khoảng trên 80.000 đối tác nhà hàng, đồng thời đã tạo ra một nền tảng cho phép các đối tác tối ưu các nguồn lực và rút ngắn thời gian giao hàng. Ứng dụng này đang rục rịch ra mắt một số dịch vụ mới, hướng theo đúng con đường siêu ứng dụng để có thể mở rộng thị phần.

Năm 2020, một nghị định về thuế được ban hành và áp thuế dịch vụ đi xe như một hoạt động kinh doanh vận tải thay vì là một loại hình công nghệ. Điều này đã khiến 2 ứng dụng là Grab và Gojek phải tăng tỷ lệ chiết khấu với tài xế và phí người dùng lên đáng kể như một trong những nỗ lực để bảo vệ doanh thu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều tài xế đình công vào cuối năm 2020.

Trong khi đó, be đã đăng ký hoạt động vận tải không bị ảnh hưởng nhiều bởi quy định mới. Về cơ bản "cuộc chơi" đã gần như bình đẳng.

Để cạnh tranh được với các đối thủ được hậu thuẫn mạnh về tài chính, be không đi theo mô hình siêu ứng dụng như các đối thủ nước ngoài, mà tập trung vào việc phát triển thành nền tảng mở.

Cho đến thời điểm hiện tại, be vẫn “kiên trì” với mảng dịch vụ 4 bánh. Chiến lược này được thực hiện bằng việc mở rộng chuỗi liên kết nhiều hơn với các doanh nghiệp vận tải khác, chẳng hạn như liên kết với EMDDI, Liên minh taxi việt, Lado hay Vexere.vn.

Công ty này đang đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp taxi địa phương nhằm kết nối các xe taxi truyền thống lên nền tảng gọi xe công nghệ. Lãnh đạo be cho biết công ty này mở hệ sinh thái số và sẵn sàng chào đón các doanh nghiệp khác cùng hợp tác và phát triển. Cuối năm 2020, lãnh đạo be Group cho biết ứng dụng be đã được tải về hơn 10 triệu thiết bị di động và có 100.000 tài xế trên toàn quốc.

“Đây là một hướng đi khôn ngoan”, dù vậy việc cạnh tranh của be trong tương lai vẫn còn khó khăn. Khi các công ty gọi xe mở rộng sang các ngành dịch vụ khác, có thể tối ưu hóa các khoản đầu tư của họ vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, đồng thời "trói chân" người tiêu dùng trong mạng lưới của mình. Điều này khiến các ứng dụng ít dịch vụ hơn có thể khó cạnh tranh và các ứng dụng mới khó có thể chen chân khi không có tiềm lực và tạo được sự khác biệt.

Duy Vũ

Grab - be - Gojek giữ thế "chân kiềng", ứng dụng mới khó chen chân

Grab - be - Gojek giữ thế "chân kiềng", ứng dụng mới khó chen chân

Grab, Gojek và be đang giữ “thế chân kiềng” ở thị trường gọi xe Việt Nam. Điều này khiến cho các ứng dụng mới của Việt Nam khó có thể chen chân, nhất là khi mảng gọi xe không còn là miếng bánh hấp dẫn.  

分享到: