Một nam giới Trung Quốc đã bị vạch mặt lừa tình,ãlừatìnhbịvạchmặtbắtcáchi pu saukhi 17 người bạn gái của anh ta tình cờ chạm trán trong bệnh viện,trang Xiao Xiang Morning Herald đưa tin.
TIN BÀI KHÁC:
Một nam giới Trung Quốc đã bị vạch mặt lừa tình,ãlừatìnhbịvạchmặtbắtcáchi pu saukhi 17 người bạn gái của anh ta tình cờ chạm trán trong bệnh viện,trang Xiao Xiang Morning Herald đưa tin.
TIN BÀI KHÁC:
Bài toán quy hoạch lại thêm những câu hỏi hóc búa chưa có cách nào giải quyết. Tại sao đường đã đông, phố đã chật mà các chung cư, nhà cao tầng vẫn được phép xây dựng, mọc lên như nấm?
VietNamNet thực hiện tuyến bài Những bất cập khi chung cư chui vào ngõ nhỏ, “nhồi nhét” cao ốc vào nội đô.
-Nhiều chung cư mọc trong ngõ hẻm, “đầu voi đuôi chuột” để án ngữ trước mặt tiền là những căn nhà nhếch nhác… là thực trạng đang diễn ra tại TP.HCM.
Hệ lụy từ chung cư trong hẻm
Chung cư Phú Đạt nằm trong một con hẻm cụt trong đường D5, quận Bình Thạnh. Con đường dẫn vào chung cư quá hẹp đến nỗi 2 ô tô tránh nhau cũng khó. Mỗi lúc triều cường, con đường “độc đạo” dẫn vào chung cư bị ngập, rất bất tiện.
Cũng trên địa bàn quận Bình Thạnh, chung cư Mỹ Đức cũng có vị trí trong mấy thuận lợi. Chị Huỳnh Bích Phượng, cư dân sống gần chung cư này cho biết: “Ngày xưa, khi chưa xây chung cư Mỹ Đức này, xe cộ ra vào rất ít. Mấy năm nay, khi chung cư này hình thành, ô tô, xe máy ra vào tấp nập mà con đường hẻm này thì nhỏ nên đi lại rất bất tiện. Dọc hai bên đường người ta bày bán và chiếm dụng lối đi, gây khó khăn cho việc đi lại, thậm chí có hôm một xe taxi và một xe ô tô đi ngược chiều cũng gây ùn tắt giao thông”.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với chung cư Sài Gòn Land Apartment (Q.Bình Thạnh), chung cư Mỹ Phú (Q.7)…
![]() |
Chung cư Phú Đạt nằm cuối con hẻm nhỏ tại đường D5
Lối vào chật hẹp trước chung cư Mỹ Đức Nằm trong hẻm sâu, nhưng dự án vẫn xây 2 block nhà hoành tráng Đường vào chung cư Saigonland cũng không mấy thông thoáng Thiếu chỗ đậu xe, nhiều xe máy tràn hết ra lòng đường
Chung cư Mỹ Phú, quận 7 cũng chung cảnh nằm trong hẻm Liệu đây có trở thành điểm nóng về kẹt xe khi bàn giao căn hộ?
|
“Né” mặt tiền, đô thị nhếch nhác
Nhiều dự án chỉ giải tỏa một lối đi hẹp dẫn vào trong chung cư hoành tráng. Ngoài mặt tiền “đuôi chuột” dẫn vào chung cư “đầu voi”; kéo theo đó là những căn nhà nhỏ lẻ án ngữ mặt tiền chung cư, gây nên bộ mặt nhếch nhác.
Tình trạng này không chỉ xảy ra tại chung cư Hoàng Anh Gia Lai, Trần Xuân Soạn (Q.7) hay BMC (Q.1) mà sẽ còn tiếp tục với nhiều dự án khác…
![]() |
Những căn nhà “án ngữ” trước chung cư Hoàng Anh Gia Lai
Lối vào chung cư chỉ rộng bằng 1 căn nhà phố Chung cư BMC hoành tráng và những căn nhà chiếm mặt tiền 2 bên
|
Quốc Tuấn
>>Khốn khổ Hà Nội: Chung cư ‘chui’ vào ngõ nhỏ">">
Không nên rửa thịt tươi
Trước những thông tin bất nhất về khả năng khử độc, khử khuẩn của máy ozone, các chuyên gia hàng đầu về hoá học, vật lý, thực phẩm đã cùng ngồi lại để giải đáp hàng loạt thắc mắc của dư luận tại buổi toạ đàm vừa diễn ra tại Hà Nội.
Cơn bão thực phẩm bẩn quét qua mọi nơi khiến nhiều người dân coi máy ozone là “vũ khí” chống lại mọi chất độc và vi khuẩn trên thực phẩm.
Chia sẻ câu chuyện thực tế, nhà báo Hoàng Hoa (Hà Nội) cho biết, sau khi nghe quảng cáo về máy ozone, mẹ chị mua luôn một chiếc và cho tất cả mọi thứ từ rau, củ, quả đến đủ loại thịt vào máy để sục rửa với niềm tin mãnh liệt mọi chất tạo nạc, tăng trọng, thuốc trừ sâu, vi khuẩn sẽ bay biến hết.
![]() |
Các chuyên gia khuyến cáo không nên sục thịt tươi bằng máy ozone vì có thể làm mất chất dinh dưỡng |
“Con cái có khuyên nhưng mẹ tôi nhất mực không tin, chỉ vào đám bọt nổi đục ngầu và nói đây là những chất độc bị đánh bật”, chị Hoa chia sẻ.
Theo GS Nguyễn Hoàng Nghị, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý kỹ thuật, ĐH Bách Khoa Hà Nội, trường hợp như trên đã được coi là lạm dụng máy ozone.
GS Nghị lý giải, bọt đục xuất hiện sau sục thịt, cá là do khí ozone tương tác với protein sinh ra.
“Máy ozone chỉ có tác dụng với những thực phẩm sạch và chỉ có tác dụng khử khuẩn, nấm mốc bên ngoài bề mặt nên khuyến cáo tốt nhất cho rau củ, đặc biệt các loại rau sống”, GS Nghị nói.
Riêng với các sản phẩm thịt cá tươi, ngon, GS Nghị khuyến cáo không nên sục rửa vì ngâm lâu ozone sẽ làm phân huỷ protein trong thịt khiến thịt mất dinh dưỡng. Nếu ngâm 2 ngày, miếng thịt có thể bị tan hoàn toàn.
“Với thịt, cá hơi có mùi chỉ nên sục máy ozone trong thời gian từ 5-7 phút. Với rau củ quả không nên ngâm quá 20 phút và trước khi bỏ vào máy nên rửa 2-3 nước bên ngoài cho sạch đất để giảm bớt số lượng vi trùng vì máy chỉ loại được 99%. 1% của 100 con an toàn nhưng 1% của 1 triệu con thì vẫn bẩn”, GS Nghị khuyên.
Khó đánh bật thuốc trừ sâu
Trước lo lắng của nhiều người cho rằng sử dụng máy ozone có thể sinh độc, GS Trần Vĩnh Diệu, Phó chủ tịch hội đồng khoa học TP Hà Nội cho rằng cần căn cứ theo nồng độ và thời gian sử dụng, nếu đúng liều lượng không nguy hại.
Theo GS Diệu, về nguyên lý ozone có thể khử được các chất hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản, song muốn khử được thì lại phải sử dụng liều lượng ozone cao.
![]() |
Các chuyên gia tại toạ đàm. Lật lượt từ trái qua: GS Nguyễn Hoàng Nghị, GS Trần Vĩnh Diệu, TS dinh dưỡng Từ Ngữ |
“Với các loại máy ozone hiện nay với công suất thấp thì không nên đặt vấn đề máy có thể khử được các chất diệt cỏ, thuốc trừ sâu”, GS Diệu nói.
GS Lê Quốc Minh, Viện Hàn lâm Khoa học VN phân tích thêm, ozone không tồn tại được lâu trong tự nhiên, cùng lắm chỉ 20-30 phút nên không lo bị lắng đọng trong nước, trong thực phẩm.
Hiện tất cả các sản phẩm đông lạnh vẫn đang dùng công nghệ khử trùng ozone.
“Tác dụng diệt khuẩn là mạnh mẽ nhất, còn việc đánh bật các kim loại nặng và các chất vô cơ khác của máy ozone tương đối hạn chế”, GS Minh nhấn mạnh.
Hiện nay các máy trên thị trường, dựa theo các kết quả xét nghiệm công bố mới loại trừ được hơn 90% 3 chất cypermethrin, permethirin, deltamethrin có trong thuốc trừ sâu. Tuy nhiên thực tế mỗi năm Việt Nam nhập khẩu về hơn 1.600 hoá chất trong các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Theo các nhà khoa học tại tọa đàm, ozone là chất có khả năng oxy hóa cao hơn, mạnh hơn nhiều so với clo và có khả năng diệt khuẩn gấp khoảng 3.000 lần so với cloramin.
Về liều lượng, đối với người, liều lượng ozone sử dụng an toàn không vượt quá 0,1 mg/lít trong 8 giờ, còn nếu vượt quá liều lượng 0,5mg/lít thì là mức báo động ô nhiễm ozone.
T.Hạnh
">