Sang Anh theo học chương trình thạc sĩ từ năm 2019, Sasha mong muốn có thể ở lại tìm việc trong môi trường quốc tế sau khi tốt nghiệp. Cô bắt đầu hành trình bằng cách “rải CV” thăm dò thị trường.
“Nhưng dù rải hàng trăm nơi, tôi không nhận được bất cứ hồi âm nào; cố gắng “lì đòn” nhưng tất cả đều bặt vô âm tín... Đó cũng là lúc tôi nhận ra hồ sơ của mình đang có vấn đề. Càng tìm hiểu, tôi càng nhận thấy sự khác biệt trong tiêu chuẩn tuyển dụng của Anh và thị trường Việt Nam”.
Hiểu ra vấn đề, cô bắt đầu xây dựng lại chiến lược ứng tuyển. Xin hướng dẫn từ các mentors và tìm hiểu kĩ hơn về tiêu chuẩn tuyển dụng tại thị trường Anh. Sự cẩn trọng, cầu thị của cô không hoài phí khi tỉ lệ hồi âm đến từ các công ty dần tăng lên.
Theo Sasha, trước bối cảnh cạnh tranh gay gắt, ứng viên cần có sự chuẩn bị kỹ càng, dài hơi để tự định hình, khắc hoạ điểm mạnh cũng như cá tính cá nhân. Việc xác định tên ngành nghề cụ thể và mức độ kinh nghiệm là điều kiện tiên quyết. Tuy nhiên, do các ngành nghề học thường quá rộng nên sinh viên mới ra trường hay bị mắc lỗi ở điểm này.
Bên cạnh đó, với tỉ lệ ứng tuyển quá lớn, đa số các công ty thường sử dụng máy để lọc vòng hồ sơ. Do vậy, việc trình bày hồ sơ cũng cần đảm bảo để cả máy và người có thể đọc.
Sử dụng LinkedIn cũng là một kênh hiệu quả để xây dựng hồ sơ cá nhân và mở rộng kết nối. “Tất nhiên, những hồ sơ nhiều và dày dặn kinh nghiệm trên LinkedIn sẽ được săn đón hơn”, Sasha nói.
Đứng vững trước làn sóng sa thải
Nguyễn Văn Hoàng (25 tuổi) đang là kỹ sư học máy và trí tuệ nhân tạo tại PayPal (Singapore). Hoàng nhận định thị trường việc làm tại Singapore hiện tại cũng cạnh tranh rất gay gắt.
Điều này xuất phát từ việc các công ty công nghệ của Mỹ và Trung Quốc sẵn sàng đưa ra những chính sách thu hút nhân tài thông qua việc trả lương cao, đãi ngộ tốt.
Hơn nữa, hầu hết các “Big Tech” ở Singapore đều có trụ sở trên toàn cầu. Ưng viên sẽ có nhiều cơ hội để chuyển vị trí làm việc sang các đất nước khác mà không cần qua quá trình phỏng vấn lại.
Đối với ngành công nghệ nói chung, Singapore có chính sách visa riêng dành cho các chuyên gia. Do đó, sẽ khá thuận lợi cho những người muốn tìm việc ở Singapore lâu dài.
Nhưng mức độ cạnh tranh cao cũng đồng nghĩa với việc phải có sự chuẩn bị kỹ càng. Trước khi tìm được vị trí làm việc tại PayPal, Hoàng từng có gần 2 năm thực tập ở đây với vị trí phát triển phần mềm.
“Tôi cho rằng, kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc là điều quan trọng nhất, cần đầu tư, tích lũy càng sớm càng tốt”, Hoàng nói.
Trước làn sóng sa thải hàng loạt đang diễn ra tại các “Big Tech”, Hoàng cho rằng việc lựa chọn các công việc ra sao để không bị lung lay giữa làn sóng sa thải là điều quan trọng.
“Đó phải là sự hòa hợp giữa công việc mình thích, công việc mình giỏi, công việc xã hội cần và công việc được trả lương xứng đáng. Những công việc 'hot' ở thời điểm hiện tại chưa chắc có thể trụ vững trong tương lai, bởi khi tuyển dụng ồ ạt, có nhiều khả năng khi nền kinh tế gặp biến động, những vị trí này lại dễ bị sa thải đầu tiên. Những vị trí đem lại giá trị thật và lợi nhuận cho công ty thường sẽ mang tính bền vững" - Hoàng "mách nước".
Mặt khác, ngành công nghệ luôn có sự thay đổi và cập nhật liên tục, do đó, việc duy trì học hỏi kiến thức chuyên môn, luôn giữ sự kết nối với cộng đồng những người làm trong cùng lĩnh vực là điều cần thiết để không bị tụt lại phía sau.
Lê Hoàng Kim Ngân đang là thực tập sinh tại LinkedIn, đồng thời theo học thạc sĩ ngành công nghệ thông tin tại Mỹ. Trước đó, cô còn “kiếm” được vị trí thực tập sinh tại Ericsson và Capital One.
" alt=""/>Du học sinh săn việc ở nước ngoài: Hàng nghìn đơn ứng tuyển cho 1 vị tríKhông giống như ở các quốc gia khác - nơi bữa trưa thường được phục vụ trong căng tin, ở Nhật Bản, bữa trưa được phục vụ ngay trong lớp học.
Chế độ dinh dưỡng mỗi bữa ăn của học sinh được đưa vào chương trình giáo dục trên lớp, để các em biết mình đang ăn cái gì và tại sao nên ăn.
“Hàng ngày, ở trường có chương trình phát thanh giải thích về thành phần dinh dưỡng có trong bữa trưa, và đây cũng là một cách tốt để giáo dục trẻ em” - GS Hara cho biết.
Vị GS này nói thêm rằng hàng năm, chính phủ Nhật Bản nghiên cứu chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống của người dân, sử dụng kết quả để định hình những thực phẩm được đưa vào bữa ăn ở trường.
Bữa trưa ở trường là bắt buộc
Ở nhiều quốc gia, học sinh có thể lựa chọn mang bữa trưa đến trường hoặc mua từ căng tin. Tuy nhiên, tại các trường công lập ở Nhật Bản, bữa trưa do nhà trường cung cấp là bắt buộc, không có ngoại lệ kể cả với những em ăn kiêng hoặc ăn chay.
Vì là bắt buộc, nên học sinh không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng các bữa ăn lành mạnh và đầy đủ chất dinh dưỡng do nhà trường cung cấp.
Trong khi những người thuộc nhóm thu nhập thấp ở quốc gia khác phải chuẩn bị bữa trưa từ nhà cho con cái để giảm chi phí sinh hoạt, thì bữa trưa ở trường học Nhật Bản được chính phủ trợ cấp rất nhiều.
Điều này có nghĩa ngay cả học sinh từ những gia đình có thu nhập thấp hơn cũng có thể ăn uống lành mạnh, và phụ huynh không cần lo lắng về việc chuẩn bị bữa trưa cho con.
“Các gia đình khó khăn thường cố gắng cắt giảm chi phí, kết quả là con cái họ ăn ít protein hơn nhưng lại tiêu thụ nhiều carbs và đường, dẫn đến thừa cân, béo phì" - GS Hara nhận định. Vì vậy, bữa trưa ở trường càng quan trọng hơn đối với trẻ em ở hoàn cảnh này.
Mọi thứ đều tươi và cân bằng
Mỗi bữa ăn tiêu chuẩn được thiết kế để có khoảng 600-700 calo, cân bằng giữa carbohydrate, thịt hoặc cá và rau.
Ví dụ, một bữa ăn tiêu biểu dành cho trẻ em ở tỉnh Gunma của Nhật Bản gồm: cơm với cá nướng, rau chân vịt, rau mầm cùng với súp miso và thịt lợn, sữa và quả mận.
Bữa trưa ở trường học ở Nhật Bản được chế biến tươi, sử dụng thực phẩm nguyên chất thay vì thực phẩm đông lạnh hay chế biến sẵn để bảo đảm giá trị dinh dưỡng ban đầu. Nguyên liệu cũng tươi ngon vì thực phẩm được lựa chọn theo mùa.
Theo GS Hara, người Nhật Bản có ý thức về sức khỏe nên họ cố gắng ăn đa dạng các loại thực phẩm.
"Chúng tôi được dạy ăn theo mùa, điều này cũng góp phần mang lại sức khỏe tốt. Nhật Bản là một trong những quốc gia hiếm hoi chú ý nhiều đến thực phẩm gắn liền với các mùa cụ thể” - GS Hara chia sẻ.
Bảo Huy