Năm năm trước cuộc đua chỉ có khoảng trên dưới trăm người, chủ yếu người nước ngoài. Năm nay, khoảng 2.500 người từ 50 quốc gia đã tham gia chạy trên cung đường núi hùng vĩ nhưng khá khắc nghiệt ở dãy Hoàng Liên Sơn, nơi có đỉnh Fansipan nổi tiếng. Rất nhiều trong số này là người Việt Nam, đến từ các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ, tổ chức từ thiện, quỹ tài chính,... Hầu hết các doanh nghiệp này có yếu tố nước ngoài.

Xu hướng người tham gia các giải chạy marathon ngày càng nhiều không chỉ diễn ra tại Việt Nam. Tại Mỹ năm 2014 có 1.200 giải đua marathon, nhiều hơn gấp 4 lần so với năm 2000. Cũng năm 2014, 18,75 triệu người Mỹ từng hoàn thành một giải chạy, trong đó có 550.600 người hoàn thành một cuộc đua marathon (tức cự ly 42km), trong khi số này là 25.000 vào năm 1976.

Các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Berlin, New York, London, Boston, Chicago đều có các giải đua marathon nổi tiếng. TP.HCM cũng bắt đầu có các giải đua marathon quốc tế được công nhận trong hệ thống giải marathon toàn cầu.

Vì sao ngày càng nhiều người tham gia chạy bộ? Tại sao nhiều công ty chi tiền hàng tháng cho nhân viên rèn luyện sức khoẻ? Nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất này liên quan đến năng suất lao động và doanh thu công ty.

Một nghiên cứu vào năm 2015 đăng trên Social Science Research Network quan sát các CEO trong nhóm các công ty S&P 1500 (nhóm công ty chiếm 90% thị trường vốn tại Mỹ), xem trong số này có CEO nào mỗi năm tham gia một giải đua marathon hay không. Nghiên cứu chỉ ra rằng những CEO có tham gia marathon lãnh đạo những công ty giá trị hơn khoảng 5% so với công ty có CEO không tham gia giải đua.

Trong một bài nói trên TEDx, Andrew Johnston - giảng viên kinh doanh - cho biết có những khoá học thay vì cho học lý thuyết, ông khuyên học viên tham gia một giải chạy để rút ra các triết lý kinh doanh.

Tại Việt Nam xu hướng cũng tương tự, lãnh đạo cao cấp của các công ty như VNG, Tinh Vân, Microsoft Việt Nam và nhiều công ty khác rất tích cực rèn luyện thể chất để tham gia các cuộc đua thử thách sức người. Bên cạnh việc tự rèn luyện, những lãnh đạo cao cấp này còn khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên cũng tham gia.

PV ICTnews cũng có dịp được thử thách ở giải Vietnam Moutain Marathon 2017 cự ly half marathon (21km) và tự mình đúc rút được nhiều bài học vốn thường ngày chỉ thấy trên sách vở, nhưng chỉ sau 9 tuần rèn luyện tham gia giải thì các bài học này tự “thấm” vào người. Chắc chắn đây là những bài học mà các CEO công nghệ, những người phụ trách nhân sự tại các công ty muốn gửi gắm đến nhân viên khi khuyến khích họ tham gia các giải đấu.

Đặt mục tiêu, lập kế hoạch

Người viết bài này có 9 tuần để chuẩn bị cho cự ly 21km đầu tiên trong đời, lại là chạy trên đường núi, trung bình ngốn thời gian (và có lẽ sức lực) gấp đôi so với đường bằng.

Sau khi xác định được mục tiêu và thời gian hoàn thành, tôi bắt đầu tìm kiếm giáo án cho chương trình tập luyện. Hầu như hiếm có giáo án nào cho một người chưa hề có kinh nghiệm lại đặt mục tiêu chạy 21km trong 9 tuần. Do đó tôi dùng tạm một giáo án chạy 21km trong 8 tuần dành cho những người đã có kinh nghiệm chạy ít nhất 10km.

Cam kết

Một khi đã có giáo án tải trên mạng, bạn chỉ việc nhắm mắt làm theo. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi nghiêm túc theo đuổi một thứ gì đó và hoàn toàn làm theo giáo án (thật kỳ diệu!).

Từ một người ít dậy sớm và chưa chạy bộ bao giờ nay mỗi ngày dậy 5 giờ sáng bắt đầu chạy thì rất cực hình. Mất ngủ, đuối sức, xuống cân, người lúc nào cùng phờ phạc,... là những thứ có thể viết thành một bài dài. Trong suốt 5-6 tuần đầu tôi kiên quyết bám theo giáo án tập luyện, chỉ các tuần cuối khi thể lực nâng lên đáng kể, hiểu bản chất của giáo án thì đôi lúc tôi có điều chỉnh bài tập cho phù hợp. Tuy vậy, tôi vẫn luôn bám theo những yếu tố cơ bản vì hiểu rằng nếu không tập, sẽ khó hoàn thành đường chạy trơn tru. Trong hơn 40 buổi tập, có gần trăm lần tôi tự mắng mình và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ có động lực lớn nên vẫn không bỏ cuộc.

Động lực

Động lực là thứ nên xếp đầu tiên. Chính động lực này ngay từ đầu khiến tôi nhắm mắt tham gia giải chạy, và nó giữ cho tôi cam kết với mục tiêu đề ra và bám theo kế hoạch.

Trước đó, nhóm chúng tôi gồm nhiều phóng viên viết mảng công nghệ và một doanh nghiệp cùng lập đội tham gia giải Vietnam Mountain Marathon 2017. Trong nhóm này có vận động viên và cổ động viên. Ban đầu tôi vào nhóm… cổ động viên vì như đã nói, tôi chưa có kinh nghiệm chạy. Tuy vậy, sau khi xem danh sách vận động viên sẽ chạy, trong đó có những anh đồng nghiệp lớn tuổi hơn và cả những em gái nhìn nhỏ bé yếu đuối cũng tham gia chạy thì tôi không thể đứng ngoài.

Nếu tôi không tập luyện đàng hoàng thì khi vào giải chạy không hoàn thành kịp giờ, hay tệ hơn là… bỏ cuộc thì chỉ có muối mặt trước các anh và... các em gái. Đó là động lực lớn nhất giữ cho tôi cam kết với chính mình.

Thực ra cách đây vài năm tôi đã từng tự mình đăng ký một giải đua… 5km để lấy động lực tập luyện, nhưng sau đó chạy thử mới 1-2km đã thở hồng hộc nên bỏ cuộc, mất tiền lẫn mất niềm tin vào bản thân.

Do đó động lực phải đủ lớn và mạnh mẽ thì mới khiến người ta cam kết với kế hoạch.

" />

Vì sao ngày càng nhiều công ty công nghệ khuyến khích nhân viên chạy bộ?

Giải chạy đường núi Vietnam Mountain Marathon 2017 (VMM 2017) vừa khép lại cách đây 2 ngày. Tại giải này,ìsaongàycàngnhiềucôngtycôngnghệkhuyếnkhíchnhânviênchạybộđá bóng trực tiếp việt nam nhiều nhân viên của các công ty như VNG, Shopee, CellphoneS, Tiki, Haravan, Juno, Seedcom và nhiều doanh nghiệp khác đã tham gia “hành xác" với các cự ly 21km, 42km, 70km và tận 100km. Là cuộc đua khiến người chơi vắt kiệt sức, lê lết trên đường núi trong khoảng thời gian trung bình từ 4 tiếng đồng hồ đến mười mấy tiếng, có nguy cơ đi lạc và những hiểm nguy khác nhưng số lượng người tham dự ngày càng đông.

Năm năm trước cuộc đua chỉ có khoảng trên dưới trăm người, chủ yếu người nước ngoài. Năm nay, khoảng 2.500 người từ 50 quốc gia đã tham gia chạy trên cung đường núi hùng vĩ nhưng khá khắc nghiệt ở dãy Hoàng Liên Sơn, nơi có đỉnh Fansipan nổi tiếng. Rất nhiều trong số này là người Việt Nam, đến từ các công ty khởi nghiệp, công ty công nghệ, tổ chức từ thiện, quỹ tài chính,... Hầu hết các doanh nghiệp này có yếu tố nước ngoài.

Xu hướng người tham gia các giải chạy marathon ngày càng nhiều không chỉ diễn ra tại Việt Nam. Tại Mỹ năm 2014 có 1.200 giải đua marathon, nhiều hơn gấp 4 lần so với năm 2000. Cũng năm 2014, 18,75 triệu người Mỹ từng hoàn thành một giải chạy, trong đó có 550.600 người hoàn thành một cuộc đua marathon (tức cự ly 42km), trong khi số này là 25.000 vào năm 1976.

Các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Berlin, New York, London, Boston, Chicago đều có các giải đua marathon nổi tiếng. TP.HCM cũng bắt đầu có các giải đua marathon quốc tế được công nhận trong hệ thống giải marathon toàn cầu.

Vì sao ngày càng nhiều người tham gia chạy bộ? Tại sao nhiều công ty chi tiền hàng tháng cho nhân viên rèn luyện sức khoẻ? Nhiều bằng chứng cho thấy hoạt động thể chất này liên quan đến năng suất lao động và doanh thu công ty.

Một nghiên cứu vào năm 2015 đăng trên Social Science Research Network quan sát các CEO trong nhóm các công ty S&P 1500 (nhóm công ty chiếm 90% thị trường vốn tại Mỹ), xem trong số này có CEO nào mỗi năm tham gia một giải đua marathon hay không. Nghiên cứu chỉ ra rằng những CEO có tham gia marathon lãnh đạo những công ty giá trị hơn khoảng 5% so với công ty có CEO không tham gia giải đua.

Trong một bài nói trên TEDx, Andrew Johnston - giảng viên kinh doanh - cho biết có những khoá học thay vì cho học lý thuyết, ông khuyên học viên tham gia một giải chạy để rút ra các triết lý kinh doanh.

Tại Việt Nam xu hướng cũng tương tự, lãnh đạo cao cấp của các công ty như VNG, Tinh Vân, Microsoft Việt Nam và nhiều công ty khác rất tích cực rèn luyện thể chất để tham gia các cuộc đua thử thách sức người. Bên cạnh việc tự rèn luyện, những lãnh đạo cao cấp này còn khuyến khích và tạo điều kiện để nhân viên cũng tham gia.

PV ICTnews cũng có dịp được thử thách ở giải Vietnam Moutain Marathon 2017 cự ly half marathon (21km) và tự mình đúc rút được nhiều bài học vốn thường ngày chỉ thấy trên sách vở, nhưng chỉ sau 9 tuần rèn luyện tham gia giải thì các bài học này tự “thấm” vào người. Chắc chắn đây là những bài học mà các CEO công nghệ, những người phụ trách nhân sự tại các công ty muốn gửi gắm đến nhân viên khi khuyến khích họ tham gia các giải đấu.

Đặt mục tiêu, lập kế hoạch

Người viết bài này có 9 tuần để chuẩn bị cho cự ly 21km đầu tiên trong đời, lại là chạy trên đường núi, trung bình ngốn thời gian (và có lẽ sức lực) gấp đôi so với đường bằng.

Sau khi xác định được mục tiêu và thời gian hoàn thành, tôi bắt đầu tìm kiếm giáo án cho chương trình tập luyện. Hầu như hiếm có giáo án nào cho một người chưa hề có kinh nghiệm lại đặt mục tiêu chạy 21km trong 9 tuần. Do đó tôi dùng tạm một giáo án chạy 21km trong 8 tuần dành cho những người đã có kinh nghiệm chạy ít nhất 10km.

Cam kết

Một khi đã có giáo án tải trên mạng, bạn chỉ việc nhắm mắt làm theo. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời tôi nghiêm túc theo đuổi một thứ gì đó và hoàn toàn làm theo giáo án (thật kỳ diệu!).

Từ một người ít dậy sớm và chưa chạy bộ bao giờ nay mỗi ngày dậy 5 giờ sáng bắt đầu chạy thì rất cực hình. Mất ngủ, đuối sức, xuống cân, người lúc nào cùng phờ phạc,... là những thứ có thể viết thành một bài dài. Trong suốt 5-6 tuần đầu tôi kiên quyết bám theo giáo án tập luyện, chỉ các tuần cuối khi thể lực nâng lên đáng kể, hiểu bản chất của giáo án thì đôi lúc tôi có điều chỉnh bài tập cho phù hợp. Tuy vậy, tôi vẫn luôn bám theo những yếu tố cơ bản vì hiểu rằng nếu không tập, sẽ khó hoàn thành đường chạy trơn tru. Trong hơn 40 buổi tập, có gần trăm lần tôi tự mắng mình và muốn bỏ cuộc nhưng nhờ có động lực lớn nên vẫn không bỏ cuộc.

Động lực

Động lực là thứ nên xếp đầu tiên. Chính động lực này ngay từ đầu khiến tôi nhắm mắt tham gia giải chạy, và nó giữ cho tôi cam kết với mục tiêu đề ra và bám theo kế hoạch.

Trước đó, nhóm chúng tôi gồm nhiều phóng viên viết mảng công nghệ và một doanh nghiệp cùng lập đội tham gia giải Vietnam Mountain Marathon 2017. Trong nhóm này có vận động viên và cổ động viên. Ban đầu tôi vào nhóm… cổ động viên vì như đã nói, tôi chưa có kinh nghiệm chạy. Tuy vậy, sau khi xem danh sách vận động viên sẽ chạy, trong đó có những anh đồng nghiệp lớn tuổi hơn và cả những em gái nhìn nhỏ bé yếu đuối cũng tham gia chạy thì tôi không thể đứng ngoài.

Nếu tôi không tập luyện đàng hoàng thì khi vào giải chạy không hoàn thành kịp giờ, hay tệ hơn là… bỏ cuộc thì chỉ có muối mặt trước các anh và... các em gái. Đó là động lực lớn nhất giữ cho tôi cam kết với chính mình.

Thực ra cách đây vài năm tôi đã từng tự mình đăng ký một giải đua… 5km để lấy động lực tập luyện, nhưng sau đó chạy thử mới 1-2km đã thở hồng hộc nên bỏ cuộc, mất tiền lẫn mất niềm tin vào bản thân.

Do đó động lực phải đủ lớn và mạnh mẽ thì mới khiến người ta cam kết với kế hoạch.