- Ngân hàng mô đầu tiên của Việt Nam cho phép bảo quản từ xương sọ đến gân, van tim, mạch máu, khớp, da, tinh trùng...Chiều nay, GS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, Ngân hàng mô của bệnh viện vừa được Bộ Y tế cấp phép là ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam.
Ngân hàng mô chính thức hoạt động từ 13/6, đến nay đã bảo quản gần 1.000 mảnh xương sọ, hàng trăm mẫu tinh trùng. 1/3 số xương sọ đã được ghép trở lại cho các bệnh nhân.
GS Giang cho hay, ngân hàng mô đầu tiên trên thế giới được thành lập từ năm 1949 tại Hoa Kỳ để bảo quản da và xương. Tại Đông Nam Á, Myanmar đã có ngân hàng mô từ năm 1981, kế đó là Thái Lan (1984), Singapore (1988), Indonesia (1990)...
 |
Bác sĩ vô trùng mô xương sọ trước khi đưa vào Ngân hàng mô bảo quản |
Tại Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, không có ngân hàng mô chính thống ngoài một số cơ sở tự bảo quản một số mô để ứng dụng lâm sàng như xương, gân (ĐH Y Hà Nội); da, xương (Viện bỏng Quốc gia), mảnh mô xương sọ ghép tự thân, xương ghép đồng loại (ĐH Y Phạm Ngọc Thạch).
Mỗi năm có hàng nghìn bệnh nhân có nhu cầu ghép gân, xương đồng loại, ghép van tim, mạch máu tuy nhiên nguồn mô trong nước không đủ, phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài rất đắt đỏ và cũng không sẵn có.
Trong khi ngay trong nước, rất nhiều trường hợp người cho chết não hiến tặng các phần thi thể, nếu được thu nhận và xử lý, bảo quản đúng tiêu chuẩn sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho bệnh nhân có nhu cầu.
Ngoài ra, từ nhu cầu tự thân, cũng rất nhiều người có nhu cầu bảo quản gân, xương, tinh trùng, da... Khi ngân hàng mô ra đời sẽ đáp ứng nhu cầu điều trị kĩ thuật cao và nhu cầu tự thân của người dân.
Ngân hàng mô ra đời cũng sẽ giúp ích rất nhiều cho các ca ghép tạng, đặc biệt là ghép gan khi lưu trữ các đoạn mạch của người hiến chết não. Khi ghép gan, bác sĩ cần nhiều đoạn mạch để nối dài thêm các cuống mạch gan, trong khi mạch nhân tạo rất đắt và độ tương thích với cơ thể không cao.
Ngân hàng mô đầu tiên tại Việt Nam sẽ đảm nhận việc thu nhập, xử lý, bảo quản, phân phối, vận chuyển các sản phẩm mô được cấy ghép cho các cơ sở y tế, phục vụ nghiên cứu, đào tạo; hợp tác, trao đổi mô với các ngân hàng mô khác trên thế giới.
Thực tế bất kỳ mô nào từ cơ thế con người cũng có thể được thu nhận và sử dụng cho nghiên cứu và điều trị lâm sàng. Mô lấy từ cơ thể người được sử dụng để sửa chữa và thay thế các mô bị bệnh hoặc bị mất của cơ thể.
 |
Hệ thống tủ bảo quản -86 độ C trong Ngân hàng mô |
Các loại mô thường được thu nhận và sử dụng là: Giác mạc, da, xương, sụn, khớp, gân, van tim, mạch máu, màng ối,…
Ngoài ra ngân hàng mô còn bảo quản các tế bào bình thường (phôi, tinh trùng, noãn) và khối u, tế bào gốc từ tủy xương, tế bào gốc dây rốn, mô mỡ, mô tinh hoàn, mô buồng trứng...
Tại Việt Nam, đến nay mô xương sọ là một trong những mô phổ biến nhất được bảo quản. Mô xương sọ lấy ra trong các phẫu thuật giải áp không thể lắp lại ngay, cần chờ 3-6 tháng.
Trong thời gian này, mảnh xương cần phải được bảo quản tạm thời để khi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cho phép, bác sĩ sẽ lắp lại cho chính bệnh nhân nhằm khắc phục tình trạng khuyết sọ.
Trước đây khi chưa có kỹ thuật bảo quản lạnh, các mảnh xương này thường phải vùi dưới da bụng của bệnh nhân. Tuy nhiên kỹ thuật này có nhiều bất lợi cho cả bệnh nhân và thầy thuốc vì phải thực hiện 2 cuộc mổ phụ.
Mặt khác, mảnh xương nằm dưới da bụng có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, vết mổ có thể nhiễm trùng, bản thân mảnh xương có thể bị ăn mòn. Với kỹ thuật bảo quản lạnh sâu, các mảnh xương sọ giờ có thể bảo quản ngoài cơ thể thời gian dài.
Thúy Hạnh

Lời từ biệt rơi nước mắt của người vợ với thiếu tá hiến tạng cứu 6 người
Chị chạm khẽ vào tay chồng, nói như thể anh vẫn còn nghe thấy: “Em muốn trái tim anh vẫn đập, phổi vẫn thở, đôi mắt vẫn sáng để thấy mẹ con em”.
" alt=""/>Việt Nam có ngân hàng mô đầu tiên, bảo quản từ xương sọ tới van tim

Musk đang là người giàu nhất thế giới sau khi soán ngôi của ông chủ Amazon. Ảnh: Express.
Musk cũng đã vạch sẵn kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai. “Lý do tôi kiếm tiền không như bạn nghĩ. Tôi có rất ít thời gian để giải trí, cũng không có biệt thự nghỉ dưỡng, du thuyền hay những thứ tương tự”, Musk viết trên Twitter hồi tháng 10/2018.
"Một nửa tài sản của tôi sẽ dành để giải quyết các vấn đề trên thế giới, nửa còn lại xây dựng thành phố tự cung tự cấp trên Hỏa tinh, trong trường hợp hành tinh chúng ta bị thiên thạch đâm trúng hoặc thế chiến 3 diễn ra và loài người tiêu diệt lẫn nhau", Musk cho biết.
Thành phố tự cung tự cấp trên Hỏa tinh mà Musk nói đến dự kiến đủ chỗ cho một triệu người vào năm 2050.
Ông cũng từng liệt kê các khoản chi cho dự án đầy tham vọng này vào năm 2019. Theo Musk, để gửi một tấn hàng lên Hỏa tinh mất 100 nghìn USD. Một thành phố có thể tự cung tự cấp sẽ cần khoảng một triệu tấn hàng, tốn từ 100-10 nghìn tỷ USD cho dự án. Nếu Musk vẫn dự định dành phân nửa tài sản cho dự án đầy tốn kém này, ông chỉ đủ chi trả một khoảng nhỏ.
Kế hoạch này từng bị đạo diễn Werner Herzog chỉ trích là “viển vông”, trong khi Jack Ma cho rằng cần đầu tư cho Trái Đất hơn là Hỏa tinh.
Với Elon Musk, ông cho rằng kế hoạch này không tốn kém như nhiều người nghĩ. Trong buổi tranh luận năm 2019 với Jack Ma, Musk cho biết dự án chỉ cần khoảng 0,5%-1% GDP thế giới, chỉ cao hơn một chút so với số tiền con người chi tiêu cho mỹ phẩm và gần bằng với chi phí chăm sóc sức khỏe.
 |
Musk muốn dành nửa tài sản của mình để xây dựng thành phố tự cung tự cấp trên Hỏa tinh. Ảnh: Inverse. |
Ngân hàng thế giới (WB) ước tính GDP toàn thế giới khoảng 85,7 nghìn tỷ USD vào năm 2018. Musk cho rằng trích từ 400-900 tỷ USD từ đây cho thành phố trên Hỏa tinh sẽ là “khoảng đầu tư khôn ngoan cho tương lai”.
Năm 2020, Elon Musk cho biết muốn bán hết tài sản, đồng thời tuyên bố của cải là thứ “kìm hãm bản thân”.
Tuy nhiên, trái với tuyên bố, Musk không chi tiền cho hoạt động từ thiện nhiều như ông nói. Dù từng ký tên vào quỹ The Giving Pledge, tổ chức kêu gọi người giàu dành phần lớn tài sản cho từ thiện, theo The Guardian, quỹ từ thiện của Musk chỉ mới cho đi khoảng 100 triệu USD.
Theo phân tích của Quartz, ông đã quyên góp khoảng 257 triệu USD cho Musk Foundation. Musk Foundation lại dành đến 86% nguồn vốn rót vào 3 quỹ khác, trong đó có 2 quỹ tư vấn cho nhà tài trợ (Donor Advised Fund) thường xuyên bị đánh giá thiếu minh bạch là Vanguard Charitable và Fidelity Charitable Gift Fund.
Theo Zing/Inverse

Vượt mặt Jeff Bezos, Elon Musk trở thành người giàu nhất thế giới
Giá cổ phiếu của Tesla vẫn tiếp đà tăng mạnh trong những ngày đầu năm 2021 đã giúp cho Elon Musk, nhà sáng lập và chủ tịch Tesla, trở thành người giàu nhất thế giới.
" alt=""/>Cách Elon Musk tiêu tiền sau khi trở thành người giàu nhất thế giới