Cổ phiếu Vingroup "kịch trần, bung nóc"
作者:Thời sự 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 08:32:37 评论数:
Cổ phiếu Vingroup "kịch trần,ổphiếuVingroupquotkịchtrầnbungnóvàng 9999 hôm nay bung nóc"
Mai Chi(Dân trí) - Cổ phiếu liên quan đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng hôm nay đồng loạt tăng bất chấp thị trường điều chỉnh. Đáng chú ý, VIC tăng áp sát giá trần, có lúc tăng trần với khớp lệnh cao đột biến.
Cổ phiếu "họ" Vin bứt tốc
Đóng cửa phiên hôm nay, VIC là một trong 3 mã tăng trần trên HoSE, bên cạnh VCF và LM8. Khối lượng khớp lệnh tại VIC đạt 12,75 triệu đơn vị trong khi dư mua giá trần 853.000 đơn vị. Có xấp xỉ 4,3 triệu cổ phiếu VIC được giao dịch tại mức giá trần.
Trong khi đó, VHM cũng tăng 2,2% lên 41.400 đồng và VRE tăng 1% lên 20.050 đồng. Khớp lệnh tại 2 mã này lần lượt đạt 18,2 triệu đơn vị và 15,1 triệu đơn vị. Với diễn biến tăng trần, VIC đóng góp 2,75 điểm cho VN-Index còn VHM đóng góp 0,95 điểm.
Nhờ vậy, chỉ số đại diện sàn HoSE hồi phục trong phiên chiều mặc dù độ rộng vẫn nghiêng về phía các mã giảm. VN-Index tăng nhẹ 0,54 điểm tương ứng 0,04% lên 1.280,56 điểm, chủ yếu nhờ vào sự bứt tốc của một số mã lớn.
VN30-Index tăng 3,68 điểm, tương ứng 0,28% - biên độ tăng lớn hơn đáng kể so với VN-Index. HNX-Index điều chỉnh nhẹ 0,06 điểm tương ứng 0,03% và UPCoM-Index điều chỉnh 0,02 điểm tương ứng 0,02%.
Thanh khoản toàn sàn HoSE dừng ở mức 660,79 triệu cổ phiếu tương ứng 16.189,93 tỷ đồng và trên HNX là 44,57 triệu cổ phiếu tương ứng 890,31 tỷ đồng; trên UPCoM là 29,83 triệu cổ phiếu tương ứng 518,42 tỷ đồng.
Ngoài sự bứt tốc của "nhóm Vin" thì rổ VN30 cũng chứng kiến diễn biến hồi phục của một số mã như PLX, MSN, CTG, TCB, SAB, POW, VNM. Chiều ngược lại, SSB giảm 2,3%; SSI giảm 1,6%; BID giảm 1,2%; HPG giảm 1%; BCM giảm 1%.
Cổ phiếu bất động sản suy giảm
Trước đó, trong phiên sáng, diễn biến thị trường tiếp tục giằng co và rung lắc của các chỉ số trên thị trường chứng khoán sáng nay (27/8). VN-Index rời ngưỡng 1.280 điểm, giảm 4 điểm tương ứng 0,31% còn 1.276,02 điểm. HNX-Index giảm 0,58 điểm tương ứng 0,24% và UPCoM-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,25%.
Thanh khoản đạt 312,72 triệu cổ phiếu tương ứng 8.135,41 tỷ đồng trên sàn HoSE và 22,01 triệu cổ phiếu tương ứng 413,06 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 12,65 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 202,14 tỷ đồng.
Độ rộng thị trường nghiêng mạnh về phía cổ phiếu giảm giá. Riêng sàn HoSE có đến 278 mã giảm, áp đảo 91 mã tăng.
Nhóm cổ phiếu "họ" Vingroup là tâm điểm chú ý với diễn biến tăng giá mạnh và hoạt động giao dịch sôi động. VIC tăng 6,9% lên 45.050 đồng, áp sát mức giá trần.
Thực tế, có thời điểm trong phiên, VIC được giao dịch tại mức giá trần 45.100 đồng với khối lượng khớp lệnh hơn 3 triệu cổ phiếu. Tổng khớp lệnh tại VIC sáng nay đạt 10,45 triệu cổ phiếu.
Cổ phiếu VHM của Vinhomes cũng tăng giá mạnh 3% lên 41.700 đồng, khớp lệnh cao xấp xỉ 14 triệu đơn vị. VRE của Vincom Retail tăng 1,8% lên 20.200 đồng, khớp lệnh đạt 10,17 triệu đơn vị.
Giữa lúc "họ Vin" khởi sắc thì phần lớn cổ phiếu bất động sản suy giảm, điều chỉnh giá. HPX, BCM, QCH, HDG, NVL, DIG đều giảm.
Cổ phiếu ngành ngân hàng đồng loạt "nhuốm đỏ" bảng giá với hầu hết cổ phiếu bị điều chỉnh. BID giảm 2%; CTG giảm 0,29%; VCB giảm 0,8%. Theo đó, ảnh hưởng của nhóm ngân hàng lên chỉ số chung tương đối tiêu cực.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tài chính giảm trên diện rộng song mức giảm không lớn. VDS giảm mạnh nhất trên HoSE trong số các cổ phiếu chứng khoán niêm yết tại đây, nhưng mức giảm sâu nhất cũng chưa tới 2%. VDS giảm 1,8%; APG giảm 1,7%; VND giảm 1,6%; VIX giảm 1,6%; HCM giảm 1,5%; SSI giảm 1,3%.
Nhóm thực phẩm và đồ uống sáng nay tiếp tục chứng kiến diễn biến tăng trần tại VCF, thị giá đạt 249.500 đồng. LAF tăng 4,2%; LSS tăng 1,7%; HSL tăng 1,3%. Chiều ngược lại, BHN giảm 3,4%; AGM giảm 3,8%; các mã khác như MSN, PAN, VNM, VHC cũng suy giảm.
Theo nhận định của chuyên gia VDSC, từ hôm qua áp lực cung đã gia tăng sức ép lên thị trường trong bối cảnh thanh khoản tăng kèm nến giảm bao phủ 2 phiên trước đó. Như vậy, thị trường đã có một ngày phân phối kể từ phiên bứt phá 16/8. Tín hiệu này được cho là có thể gây sức ép điều chỉnh cho thị trường thời gian gần.
Tuy nhiên, tạm thời thì diễn biến này chỉ mang tính chất hạ nhiệt sau đợt tăng giá nhanh, đồng thời kiểm tra lại dòng tiền tại vùng hỗ trợ, có thể là vùng 1.265-1.275 điểm.
Do vậy, nhà đầu tư có thể kỳ vọng khả năng hồi phục sau đợt điều chỉnh và có thể cân nhắc những đợt điều chỉnh để mua ngắn hạn tại các cổ phiếu có diễn biến tích cực từ nền hỗ trợ.
Trường hợp giá đã tăng cao thì cần hạn chế mua đuổi, và cân nhắc vùng giá tốt để chốt lời ngắn hạn.