“Hàng hiếm” của thị trường |
MIKGroup cùng 9 đại lý phân phối đã chính thức khởi động The Matrix One |
Tại sự kiện, chị Nguyễn Thúy Hà- đại diện nhóm quản lý, nhân viên Cenland (một đơn vị phân phối các dòng sản phẩm tại The Matrix One) cho biết, dù đã tham gia phân phối hàng chục dự án nhưng chị vẫn vô cùng phấn khích khi tới đây sẽ trở thành những nhà tư vấn bán hàng trực tiếp cho The Matrix One.
Sau một thời gian chờ đợi, nay chị Hà và các đồng nghiệp tận mắt chứng kiến những căn nhà mẫu của The Matrix One; không khỏi bất ngờ bởi lối thiết kế độc đáo, vừa hiện đại vừa tiện lợi cho những chủ nhân tương lai.
Theo chị Hà, tất cả các chi tiết về nội thất bên trong căn hộ, từ thiết kế, bài trí cho đến chất liệu đã làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất mà bên chị đã mời tới tham quan căn hộ mẫu.
Anh Nguyễn Việt Tú - Nhân viên sales của Newstar Land (một trong những đơn vị phân phối dự án) cho biết, từ một tháng nay, kể từ khi đơn vị phát triển dự án MIKGroup chính thức công bố thông tin về The Matrix One, hàng chục người thân, bạn bè đã gọi điện cho anh ngỏ ý muốn thăm quan, đặt mua căn hộ tại dự án này.
Anh Tú nói, “giới trong nghề bọn em vẫn rỉ tai nhau, The Matrix One là hàng hiếm của thị trường khi dự án chính thức mở bán”. Anh ấn tượng với những ưu thế vượt trội, bao gồm cả tiện ích, lợi thế về vị trí, hạ tầng, giao thông cho đến những giá trị gia tăng mà chủ đầu tư mang đến cho khách hàng.
|
Căn hộ mẫu The Matrix One đã chính thức mở cửa đón khách |
Đại diện một số sàn giao dịch, đơn vị phân phối khác cũng thừa nhận, ngay sau khi chủ đầu tư và nhà phát triển dự án The Matrix One tìm kiếm, chọn lựa đơn vị phân phối để hợp tác, họ đã phải vượt qua hàng chục đơn vị phân phối khác để được ký bản hợp đồng phân phối với chủ đầu tư ngày hôm nay.
Điều đáng nói, The Matrix One không những thu hút khách hàng trong nước mà nhờ những lợi thế vượt trội về vị trí, hạ tầng kết nối giao thông tiện lợi, lại nằm ở trung tâm hành chính - thương mại mới sầm uất Mỹ Đình nên đã thu hút sự quan tâm rất lớn của khách hàng người nước ngoài, các chuyên gia, doanh nhân đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Ngay tại sự kiện, MIKGroup đã ký hợp tác với một số đơn vị phân phối để đưa The Matrix One ra thị trường trong thời gian tới, trong đó có 4 đơn vị sẽ đảm nhận bán hàng cho khách trong nước là: Cenland, Newstarland, Hải Phát và Liên Minh Kiến Hưng - Vitalland - Tân Hoàng. Có 3 đơn vị phân phối cho khách hàng nước ngoài, gồm: VNK, Indochina Property và Savills Việt Nam.
“Mong chờ trở thành cư dân của The Matrix One”
Được ví như một “ngôi sao” tại khu vực Mỹ Đình, The Matrix One (có tên gọi ban đầu là Golden Palace A) do Công ty Cổ phần Đầu tư Mai Linh làm chủ đầu tư, MIKGroup là đơn vị phát triển dự án. The Matrix One có tổng diện tích 398.191 m2 với điểm nhấn là tháp căn hộ cao cấp 44 tầng cùng dãy shophouse 5 tầng; khu biệt thự nhà đơn lập và song lập 4 tầng.
Với vị trí đắc địa thuộc trung tâm hành chính - thương mại đắt giá phía Tây Thủ đô, được bao quanh bởi những con đường huyết mạch như Mễ Trì, Châu Văn Liêm, Lê Quang Đạo, Đại lộ Thăng Long, The Matrix One ngay từ khi khởi động dự án đã được giới đầu tư quan tâm. Không chỉ cận kề các công trình trường học, bệnh viện quốc tế, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Trung tâm hội nghị Quốc gia… The Matrix One còn là dự án “vượt mọi giới hạn” bởi sự vượt trội về chất sống. Xung quanh dự án là mạng lưới hệ thống giáo dục, y tế, trung tâm thương mại và các cơ quan hành chính mới của Trung ương và Hà Nội. Cư dân The Matrix One còn được thừa hưởng công viên chủ đề -hồ nước rộng 14 ha ngay sát bên cạnh dự án.
Đặc biệt, cư dân của The Matrix One sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng những chặng đua gay cấn của đường đua F1 danh giá. Đó là những trải nghiệm đỉnh cao và cùng hội tụ nơi đây để minh chứng cho chất sống vượt chuẩn của cộng đồng cư dân The Matrix One.
Theo một đại diện của MIKGroup, ngoài những giá trị đẳng cấp nói trên cùng những tiện ích trong khu vực dự án, chủ đầu tư còn tập trung cho những tiện ích thiết thực cho cư dân như hệ thống máy lọc không khí để cấp khí tươi vào từng căn hộ và hệ thống lọc nước tinh phục vụ cư dân.
|
The Matrix One sở hữu 2 lợi thế lớn: view đường đua F1 và không gian sống đẳng cấp bên “lá phổi xanh” với công viên 14 ha tại trung tâm tâm Mỹ Đình |
Cũng chính vì những tiện ích đẳng cấp và thiết thực nói trên nên giới bất động sản cũng như hàng trăm khách mời có mặt tại sự kiện khai trương nhà mẫu The Matrix One đều bày tỏ sự háo hức, mong sớm trở thành cư dân của The Matrix One. Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm tại The Matrix One lại vô cùng có hạn khi chỉ hơn 700 căn hộ.
Được biết, giá bán căn hộ tại The Matrix One dao động trong khoảng 52 - 80 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT), tuy theo vị trí, thiết kế và số tầng của từng căn hộ. Tất cả các khách hàng khi đặt mua căn hộ sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi đặc biệt đến từ đơn vị phát triển MIKGroup và đối tác ngân hàng VPBank. Toàn bộ cư dân của The Matrix One còn được miễn 3 năm phí quản lý khi chính thức đến sinh sống tại đây.
Ngọc Minh
" alt="Tưng bừng lễ ra quân dự án view đường đua F1 The Matrix One"/>
Tưng bừng lễ ra quân dự án view đường đua F1 The Matrix One
|
Buổi công bố chất lượng đo kiểm dịch vụ điện thoại và dịch vụ vụ truy cập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất trong Quý 4/2020 và Quý 1/2021. Ảnh: Trọng Đạt |
Kết quả đo kiểm dịch vụ di động
Đối với dịch vụ điện thoại di động, việc đo kiểm được Cục Viễn thông thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang.
Kết quả cho thấy, về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 100%, VNPT 99,99%, Viettel 100% và Vietnamobile 99,21%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, kết quả đo kiểm của MobiFone là 0,39%, VNPT 0,42%, Viettel 0,24%, Vietnamobile 0,09%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (2%).
|
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại di động tại Cần Thơ, Hậu Giang. |
Về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ này của MobiFone là 99,97%, VNPT 99,85%, Viettel 99,97%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (98%).
Về số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3, tỷ lệ này của MobiFone là 99,85%, VNPT 99,82%, Viettel 99,94%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (90%).
Bên cạnh đó, các chỉ số về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị lập hóa đơn sai đều ở trong mức quy chuẩn.
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Cần Thơ, Hậu Giang là 2 tỉnh có địa hình đồng bằng, ít bị che chắn nên các chỉ tiêu chất lượng của cả 4 doanh nghiệp đều tốt hơn nhiều so với quy chuẩn.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 3G
Đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng 3G, việc đo điểm được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.
Kết quả cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 4 nhà mạng là MobiFone (15,57 Mbps), VNPT (12,25 Mbps), Viettel (20,51 Mbps), Vietnamobile (5,83 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (2,61 Mbps), VNPT (2,41 Mbps), Viettel (3,69 Mbps), Vietnamobile (2,46 Mbps).
|
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G tại Tây Ninh, Bình Phước. |
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 99,3%, VNPT 99,58%, Viettel 99,8% và Vietnamobile 95,28%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 4 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 4,26 giây, VNPT 3,79 giây, Viettel 3,84 giây, Vietnamobile 4,33 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 100%, VNPT 99,21%, Viettel 99,89%, Vietnamobile 99,54%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Chỉ tiêu “Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến” của Vietnamobile tính trung bình trên cả hai địa bàn Tây Ninh và Bình Phước đạt yêu cầu của quy chuẩn. Tuy nhiên, riêng địa bàn tỉnh Bình Phước là 93,87% thấp hơn theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 81:2019/BTTTT (95%).
Các khu vực có vùng phủ sóng kém của Vietnamobile tập trung trên các địa bàn huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, huyện Tân Châu và huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G
Việc đo điểm dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 4G được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Kết quả đo kiểm tại Thái Nguyên cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (34,79 Mbps), VNPT (26,19 Mbps), Viettel (62,92 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,18 Mbps), VNPT (29,4 Mbps), Viettel (24,31 Mbps).
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 97,35%, VNPT 98,45%, Viettel 98,88%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
|
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại Thái Nguyên. |
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,57 giây, VNPT 1,76 giây, Viettel 1,62 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 97%, VNPT 95,23%, Viettel 98,91%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Kết quả đo kiểm tại Bắc Ninh cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (37,01 Mbps), VNPT (23,3 Mbps), Viettel (52,35 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,33 Mbps), VNPT (32,4 Mbps), Viettel (24,22 Mbps).
|
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G tại Bắc Ninh. |
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 98,23%, VNPT 99,98%, Viettel 99,98%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,65 giây, VNPT 1,79 giây, Viettel 1,72 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 98,8%, VNPT 95,1%, Viettel 98,69%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
|
Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng tốc độ Internet Việt Nam để tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà mạng có tâm lý ngại đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng do sợ tốn kém. Một vấn đề khác là các nhà mạng cảm thấy người dùng đã hài lòng với dịch vụ của mình rồi.
Chia sẻ về điều này, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, các chỉ số về hạ tầng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do vậy, các nhà mạng cần nhìn rộng ra để ngày càng tối ưu hơn nữa chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cần phân tích, tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để cải thiện, nâng cao chất lượng mạng lưới.
Ông Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các nhà mạng sớm công bố công khai tốc độ truy cập Internet trung bình trước ngày 15/4 tới. Cục Viễn thông sẽ tăng cường phối hợp với các Sở TT&TT để đo kiểm tại các địa phương. Mục tiêu của Bộ TT&TT là tăng tốc độ Internet Việt Nam lên trên mức trung bình và tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước phát triển.
Trọng Đạt
" alt="Công bố kết quả đo kiểm dịch vụ viễn thông di động, 3G, 4G"/>
Công bố kết quả đo kiểm dịch vụ viễn thông di động, 3G, 4G