- Trận giao hữu giữa Senegal vs Bờ Biển Ngà buộc phải tạm dừng ở phút 88,âm lịch khi một nhóm CĐV quá khích trèo rào vào sân gây rối, tấn công các cầu thủ.
- Trận giao hữu giữa Senegal vs Bờ Biển Ngà buộc phải tạm dừng ở phút 88,âm lịch khi một nhóm CĐV quá khích trèo rào vào sân gây rối, tấn công các cầu thủ.
TIN BÀI KHÁC
Theo hình ảnh rò rỉ, Nokia 9 sẽ có 5 camera được sắp xếp theo hình lục giác, cùng với một đèn Flash LED được bảo vệ bởi khung viền kim loại và cảm biến hồng ngoại.
Căn cứ để cho rằng đây là smartphone Nokia, đó là logo Zeiss được đặt ở giữa các camera. HMD Global vẫn hợp tác với Zeiss trên các dòng sản phẩm mới của hãng như Nokia 7 Plus hay Nokia 8… Logo Nokia cũng xuất hiện ở mặt sau, bên cạnh các mã vạch.
![]() |
Hình ảnh rò rỉ được cho là của Nokia 9. |
Hồi đầu năm, Huawei đã giới thiệu chiếc P20 Pro với 3 camera đầu tiên có khả năng zoom quang 3X và cho khả năng chụp ảnh ấn tượng. LG cũng đang được đồn đoán sắp ra mắt chiếc V40 với hệ thống 3 camera phía sau được đặt ngang.
Trong lịch sử, Nokia đã từng thành công với các sản phẩm có camera chụp ảnh ấn tượng như Nokia 808 hay Lumia 1020, độ phân giải lên đến 41 MP và gần đây nhất là chiếc camera thực tế ảo Ozo VR. HMD Global cũng đã mua lại công nghệ PureView từ Microsoft, vốn vắng bóng từ vài năm qua.
![]() |
Hệ thống 5 camera phía sau được cho là của Nokia 9. |
Các thông tin rò rỉ khác cho rằng Nokia 9 sẽ sử dụng màn hình AMOLED 6,01 inch, tỷ lệ 18:9. Máy sẽ được trang bị chip Qualcomm Snapdragon 845, RAM 8 GB, bộ nhớ trong 256 GB, pin 3.900 mAh có sạc không dây và hỗ trợ 2 SIM. Model này cũng được dự đoán sẽ có mức giá 1.000 USD, cạnh tranh trực tiếp với iPhone 2018 và Samsung Galaxy Note9.
Theo Zing
Theo cơ quan sở hữu Trí tuệ châu Âu, HMD vừa mua lại thương hiệu công nghệ Pureview từ Microsoft để tái hiện nó trên điện thoại Nokia.
" alt=""/>Lộ hình ảnh điện thoại Nokia 9 với 5 camera ở mặt sauAsanzo họp báo công bố được minh oan.
Mở đầu buổi họp báo, ông Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Asanzo nói: “Hôm nay là ngày thứ 89 kể từ khi cơn bão quy chụp Asanzo giả xuất xứ hàng hoá ập đến với công ty chúng tôi. Tôi tổ chức cuộc họp báo này khi cơn bão ấy vẫn đang từng ngày, từng giờ khiến Asanzo chảy máu. Tôi tổ chức cuộc họp báo này để dốc lòng mình với các nhà báo, hy vọng Asanzo được sống. Chúng tôi muốn sống và tiếp tục hành trình của mình, hành trình phục vụ những khách hàng bị bỏ quên”.
Ông Phạm Văn Tam cũng tuyên bố, hiện Asanzo có 4 nhà máy, sắp tới khai trương thêm 1 nhà máy nữa ở khu công nghệ cao Quận 9, TP.HCM. Ông Tam chính thức từ hôm nay sẽ tuyên bố mở cửa lại tất cả các nhà máy và hoạt động bình thường.
VCCI và Bộ Công Thương kết luận Asanzo không giả xuất xứ hàng hoá
Theo thông báo của Asanzo, trong quá trình làm việc với Tổng cục Quản lý thị trường, Asanzo đã giải trình đầy đủ, căn cứ theo các quy định của pháp luật và thực tế sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp về vấn đề xuất xứ hàng hoá. Cụ thể, đối với các sản phẩm do công ty thiết kế sản phẩm, thiết kế bo mạch điện tử, sau đó đặt hàng các nhà cung cấp linh kiện theo tiêu chuẩn chất lượng mà Asanzo kiểm soát rồi lắp ráp thành sản hoàn chỉnh phẩm thì Asanzo ghi xuất xứ Việt Nam. Đối với các sản phẩm do Asanzo đặt hàng các doanh nghiệp khác sản xuất và nhập khẩu, Asanzo ghi xuất xứ nước ngoài, cụ thể là Trung Quốc.
Ngày 1/8/2019, Tổng Cục quản lý thị trường có văn bản gửi Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo 389 Quốc gia để báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đối với Asanzo. Theo báo cáo này, Tổng cục Quản lý thị trường không có bất cứ kết luận nào cho thấy Asanzo có sai phạm về việc ghi xuất xứ hàng hoá, sau khi đã kiểm tra việc ghi nhãn hàng hoá của doanh nghiệp.
Asanzo cho biết, không chỉ cơ quan quản lý thị trường không kết luận Asanzo sai trong việc ghi xuất xứ hàng hoá, mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - tổ chức được giao chức năng cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/0) - cũng đã thành lập Tổ công tác để xác minh vấn đề ghi xuất xứ hàng hoá của Asanzo. Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hoá, đối chiếu với thực tế sản xuất của doanh nghiệp, Tổ công tác của VCCI đã kết luận rằng, đối với các “sản phẩm điện tử Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hoá “sản xuất tại Việt Nam”, hoặc “chế tạo tại Việt Nam”, “nước sản xuất Việt Nam”, “xuất xứ Việt Nam” hoặc “sản xuất bởi Việt Nam” là đúng quy định pháp luật”.
Ngày 4/9/2019, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, đã có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong đó có nội dung: “Trên cơ sở các thông tin tìm hiểu được, VCCI nhận thấy sản phẩm điện tử của Công ty Asanzo được lắp ráp tại Việt Nam từ các linh kiện mua trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài, việc ghi trên nhãn hàng hoá là sản xuất tại Việt Nam, chế tạo tại Việt Nam, hoặc xuất xứ từ Việt Nam… là phù hợp với các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam hiện hành”.
Cục Hải quan sau thông quan không phát hiện Asanzo có sai phạm về xuất nhập khẩu
" alt=""/>Asanzo họp báo công bố mình được minh oan, tuyên bố mở cửa 5 nhà máy hoạt động trở lại