Soi kèo phạt góc Morocco vs Bồ Đào Nha, 22h ngày 10/12
(责任编辑:Nhận định)
下一篇:Nhận định, soi kèo Western United vs Newcastle Jets, 13h00 ngày 17/1: Tin vào chủ nhà
- Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm
Lễ tạ mộ hay còn gọi là lễ Chạp là nghi thức được thực hiện vào tháng 12 Âm lịch hàng năm.
Các gia đình sẽ tới nơi đặt mộ phần tổ tiên, người thân đã khuất; trước là làm lễ tạ ơn tôn thần cai quản khu mộ của gia đình; sau là dọn dẹp, sửa sang, tu bổ lại mộ phần và mời gia tiên về ăn Tết với con cháu.
Lễ tạ mộ cuối năm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính với người đã khuất, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, trọng đạo hiếu, tưởng nhớ công ơn của tổ tiên, công ơn sinh thành của cha mẹ… Đây đều là những truyền thống lâu đời và có ý nghĩa của người Việt Nam.
Làm lễ tạ mộ cuối năm vào ngày nào?
Lễ tạ mộ thường được diễn ra vào cuối tháng Chạp hàng năm. Nhiều gia đình thường chọn làm lễ Chạp trong khoảng thời gian từ 20 tháng Chạp cho đến 30 Tết (hoặc 29 Tết).
Tùy vào tình hình thời tiết, điều kiện sức khỏe cũng như thời gian mà chúng ta có thể sắp xếp sao cho phù hợp. Song lưu ý, việc tạ mộ cuối năm cần xong xuôi trước khi làm mâm cơm đón Tất niên.
Xem thêmTảo mộ là gì? Phong tục này có ý nghĩa như thế nào?Văn khấn rằm tháng Chạp, mâm cúng và những điều kiêng kỵNgày đẹp cúng Tất niên 2024 - Gợi ý mâm cỗ cúng Tất niên đơn giản, đầy đủ nhấtSắm lễ tạ mộ cuối năm như thế nào?
Đồ lễ tạ mộ có thể được chuẩn bị tùy theo điều kiện của từng gia đình hay phong tục của từng địa phương. Dưới đây là một số gợi ý mà bạn có thể tham khảo.
Cúng thần cai quản nghĩa trang: chuẩn bị hương hoa, quả, vàng thuyền (nếu có)… Lưu ý không nên đặt tiền âm phủ lên ban thờ Địa Tạng Vương và ban thờ Sơn Thần Thổ Địa, nếu đặt lễ thì đặt tiền thật.
Mâm cúng ở phần mộ gia tiên: hương hoa, trầu cau, vàng mã, lễ mặn hoặc ngọt tùy theo gia chủ. Có thể chuẩn bị những đồ lễ gồm:
- 1 con gà hoặc một khoanh giò
- 1 đĩa xôi hoặc bánh chưng
- 1 đĩa gạo muối
- 1 bát nước
- Rượu trắng
- Thuốc, chè
- Vàng mã
- 4 cái oản đỏ
- 5 lá trầu và 5 quả cau
- 9 bông hồng đỏ
- Đĩa hoa quả (5 quả tròn).
Những nghi lễ trong lễ tạ mộ cuối năm
- Trước khi ra mộ làm lễ tạ mộ, mời gia tiên về ăn Tết, các gia đình nên dọn dẹp sạch sẽ nhà cửa từ trong ra ngoài.
- Khi đến nghĩa trang, nên đến nơi thờ Thổ địa hoặc nơi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát để đặt lễ, thắp nhang trước. Sắp các lễ lên ban thờ, thắp 9 nén nhang, chắp tay lòng thành xá lễ 5 lễ rồi khấn. Chú ý hóa vàng thuyền dâng lên các vị, tránh để quên.
- Đến phần mộ tổ tiên, con cháu dọn dẹp khu vực xung quanh, loại bỏ các loại cây cỏ mọc trùm lên mộ, chăm sóc các loại cây cảnh (nếu có)..
- Sau khi phần mộ được dọn dẹp phong quang sạch sẽ, con cháu bày biện đồ lễ. Đặt lễ trên nơi thờ chung ở phần mộ hoặc đặt bàn lễ nhỏ dưới chân phần mộ nếu là mộ riêng.
- Thắp 9 nén nhang lên bát hương trước mộ (không có bát hương thì cắm xuống đất phần chân mộ), sau đó quỳ lễ gia tiên và khấn (bài khấn bên dưới).
- Hương cháy được một nửa thì có thể hóa tiền vàng, hạ lễ. Với các gia đình thực hiện nghi lễ cúng trước khi dọn dẹp mộ phần thì dọn xong nhớ đốt một nén nhang, cắm lên phần mộ rồi xin hạ lễ và đốt tiền vàng.
- Sau khi hoàn thành lễ tạ mộ trở về nhà, các gia đình cần chuẩn một mâm cơm, lễ vật tiền vàng… để cung thỉnh gia tiên tại nhà. Sau khi sắp lễ lên bàn thờ gia tiên, thắp 9 nén nhang, chắp tay quỳ lễ 9 lễ và khấn (theo bài khấn bên dưới).
- Với các gia đình không thể về Chạp mộ trực tiếp, có thể làm lễ rước gia tiên về đón năm mới như sau: bày cỗ lên bàn thờ, đèn, hương hoa dâng cúng vào trưa (giờ Ngọ) ngày 30 Tết (hoặc 29 Tết) rồi khấn tổ tiên về dự hưởng Tết với gia đình.
Bài văn khấn lễ tạ mộ cuối năm
Sau khi bày biện lễ vật xong xuôi, chúng ta sẽ tiến hành nghi thức tiếp theo là phần cúng. Dưới đây là một số mẫu văn khấn lễ tạ mộ cuối năm mà các gia đình có thể tham khảo.
Bài khấn lễ Chạp – bài số 1
Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam của NXB Văn Hóa – Thông Tin
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Con kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần, Kim niên hành binh, Công tào Phán quan.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương quản cai nơi nghĩa trang.
Con kính lạy Ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa Tôn thần.
Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ Long Mạch Tôn thần, các ngài Tiền Chu tước, Hậu Huyền vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong nơi nghĩa trang này.
Con kính lạy hương linh cụ…
Hôm nay là ngày… tháng Chạp, năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến.
Tín chủ (chúng) con là… Ngụ tại…
Chúng con sắm sanh phẩm vật, hương hoa trà quả, kim ngân tài mã, dâng hiến trình cáo Tôn thần, kính rước vong linh bản gia tiên tổ chúng con là… có phần mộ táng tại… được về với gia đình đón mừng năm mới, để cho cháu con được phụng sự trong tiết xuân thiên, báo đáp ân thâm, tỏ lòng hiếu kính. Cúi xin Tôn thần, Phủ thùy doãn hứa.
Âm dương cách trở
Bát nước nén hương
Thành tâm kính lễ
Cúi xin chứng giám
Phù hộ độ trì
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Văn khấn lễ tạ mộ cuối năm – bài số 2
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Kính lạy ngài Kim niên đương cai Lưu Vương hành khiển, Ngũ Ôn Chi Thần, Nguyễn Tào phán quan.
Kính lạy ngài bản cảnh Thành Hoàng Chính vị Đại Vương
Ngài bản xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần
Kính lạy các ngài ngũ phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần. Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản trong xứ này.
Kính lạy hương cụ…
Hôm nay là ngày… tháng… nhằm tiết cuối đông sắp sang năm mới.
Chúng con là…
Sắm sang vật phẩm, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình Tôn Thần, kính rước vong linh gia tiên của chúng con là (tên)…
Có phần mộ tại đây về với gia đình… để cháu con phụng sự trong tết, báo đáp, tỏ lòng hiếu kính.
Cúi xin Tôn Thần phù thùy doãn hứa. Âm dương cách trở, bát nước nén hương hiếu tâm, lòng cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo!
Văn khấn thần cai quản nghĩa trang
Con kính lạy Thập Điện Diêm Vương.
Con kính lạy Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Con kính lạy Sơn thần, Long thần, Thổ địa cai quản nghĩa trang… (tên, địa chỉ của nghĩa trang)
Hôm nay là ngày… tháng… năm… chúng con là con cháu hậu duệ của dòng họ… có chút lễ vật lòng thành nhang đăng xin các ngài cho phép chúng con được đến làm lễ tạ trước phần mộ của gia tiên họ… nhân dịp Tết cổ truyền năm… Cầu xin các ngài cho phép chỉnh trang phần mộ, cho phép chúng con cung thỉnh gia tiên về đón Tết!
Chúng con xin đa tạ (3 lần).
Khấn xong thì chắp tay xá 5 lễ rồi đi lùi 3 bước mới được quay đầu.
Mẫu văn khấn lễ tạ mộ ở mộ phần gia tiên
Kính lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại họ…
Hôm nay là ngày... tháng... năm....
Con xin được cẩn cáo với gia tiên rằng: Nhân dịp Tết Nguyên đán mừng đón xuân mới năm Canh Tý, chúng con thành kính sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại họ… về ngự trước án ở tổ đường nơi thờ tổ tiên, để con cháu chúng con được chiêm bái và báo hiếu tổ tiên trong những ngày đầu Xuân.
Chúng con thành kính chấp lễ cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại sa giá.
Sau đây chúng con xin phép gia tiên nội ngoại cho phép chúng con được thực hiện nghi lễ tạ mộ và dọn dẹp sạch sẽ phần mộ của gia tiên.
Chúng con xin đa tạ (3 lần).
Chắp tay xá lạy 9 lạy.
Văn khấn cung thỉnh gia tiên tại nhà
Kính lạy cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại, hôm nay là ngày… tháng... năm… chúng con với tấm lòng lòng thành kính xin được kính rước cha mẹ, ông bà và gia tiên nội ngoại ngự giá tại nhà thờ gia tiên để chúng con được thỉnh lễ báo hiếu nhân dịp tết đón xuân năm mới…
Con cháu chúng con xin được sửa soạn lễ vật, tiền vàng cùng sơn hào hải vị, nhang đăng kính mời cha mẹ, ông bà cùng gia tiên nội ngoại thụ hưởng, cầu xin tổ tiên phù hộ độ trì cho con cháu đón xuân vui vẻ và bước sang năm mới với vận khí mới và niềm vui mới, luôn được mạnh khỏe, thành đạt, và hạnh phúc, cầu nguyện cho gia tộc họ… nhà ta vận khí luôn hanh thông, vạn sự được như ý.
Chúng con xin đa tạ (3 lần).
Xem thêmTổng hợp các bài văn khấn ngày giỗ ông bà, cha mẹ chuẩn nhấtVăn khấn, cách cúng rước ông Táo về nhà vào 30 TếtCúng ông Táo gồm những gì? Gợi ý mâm cúng Táo quân chuẩn nhấtLàm lễ tạ mộ cuối năm cần chú ý gì?
Với lễ tạ mộ hay Chạp mộ vào dịp cuối năm, chúng ta cần lưu ý những điều sau:
- Chuẩn bị lễ vật tạ mộ phù hợp với điều kiện, không cần phải quá cầu kỳ, linh đình, tấm lòng thành tâm tưởng nhớ đến người đã khuất mới là điều quan trọng nhất.
- Không nên mua quá nhiều vàng mã và lạm dụng đốt vàng mã.
- Khi đi Chạp mộ, chú ý ăn mặc gọn gàng, lịch sự, thuận tiện cho việc dọn dẹp, sửa sang phần mộ. Lưu ý lời nói, hành động, không nói tục, chửi bậy…
- Không nên đi tạ mộ quá sớm (sương chưa tan hết) hoặc quá muộn (chiều muộn). Dân gian quan niệm nhưng thời điểm này không có lợi cho sức khỏe, nhất là việc tạ mộ diễn ra ở nghĩa trang.
- Nghĩa trang thường có nơi thờ thần linh, Thổ địa riêng, cho nên cần sắp lễ vật ở miếu thần linh.
- Chú ý đến phần mộ của tất cả người trong dòng họ. Ngoài ra, nên thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ bên cạnh mộ người thân.
- Không dẫm đạp lên phần mộ của các gia đình khác hoặc đá vào đồ cúng.
- Đi tạ mộ về, nên hơ lửa hoặc tắm nước gừng để thanh lọc.
- Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, người ốm yếu, phụ nữ mang thai nên hạn chế đi tạ mộ.
- Ngoài ra, lễ tạ mộ của các gia đình có người mất trong năm nên được làm cẩn thận hơn những năm khác.
Lễ tạ mộ hay lễ Chạp mộ dịp cuối năm không chỉ mang ý nghĩa tâm linh, thể hiện truyền thống tốt đẹp của người Việt mà còn là “chiếc cầu” nối liền quá khứ với hiện tại, giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn về tình thân, lòng biết ơn và sự an yên trong tâm hồn. Mong rằng, bài viết của VOH đã giúp bạn hiểu thêm về một nét đẹp văn hóa được gìn giữ bao đời nay.
Theo dõi chuyên mục Thường thức để cập nhật thêm nhiều bài viết hay!
(*) Thông tin bài viết mang tính tham khảo.
Lễ tạ cuối năm – cúng trả lễ như thế nào?" alt="Lễ tạ mộ cuối năm làm vào ngày nào? Văn khấn và cách sắm lễ" /> Đồng Rúp Nga và USD. Ảnh: Reuters Chính những quy tắc này đã xác định tỷ giá hối đoái cũ của đồng Rúp và các phương pháp tiếp cận mà chúng ta đã quen thuộc, thế nhưng những quy tắc đó không còn được áp dụng nữa.
Theo ông Kopylov, đồng Rúp mạnh lên là do đồng Rúp hiện nay hoàn toàn dựa vào xuất khẩu và nhập khẩu. Giá trị của đồng tiền này được xác định theo sức mua tương đương (PPP). Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính PPP của đồng tiền Nga vào cuối năm 2021 là 29,127 Rúp trên 1 USD. Theo chỉ số Big Mac, tỷ giá đó đứng ở mức 23,24 Rúp đổi 1 USD.
Chuyên gia Kopylov cũng lưu ý rằng trước khi có các lệnh trừng phạt, sự suy yếu giả tạo của đồng tiền Nga là do dòng vốn chảy ra. Như vậy, vào năm 2021, xuất khẩu ròng (xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ vượt quá nhập khẩu) lên tới 122 tỷ USD. Ông nói, số tiền thu được từ ngoại hối đó được sử dụng để mua tài sản nước ngoài.
Ông Kopylov cho biết: Vào thời điểm xảy ra các lệnh trừng phạt và phương Tây vi phạm các nghĩa vụ tài chính đối với Nga, dòng chảy này đã trở nên bất khả thi. Do đó, con số 58 tỷ USD mà nền kinh tế Nga nhận được trong quý đầu tiên đã gây áp lực tăng giá của đồng Rúp.
Ông Kopylov kết luận: “Đánh giá của các chuyên gia cho thấy trong những điều kiện này, đồng Rúp có thể mạnh lên ở mức 45-50 Rúp đổi 1 USD nếu không có sự điều chỉnh trong chính sách tiền tệ”.
Đồng tiền của Nga đã được giao dịch quanh mức 69 Rúp đổi 1 USD vào ngày 6/5. Trước đó, ngày 5/5, giá trị đồng Rúp của Nga so với đồng USD đã tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 3/2020 nhờ sự hỗ trợ từ các biện pháp kiểm soát vốn.
Cụ thể, vào đầu phiên giao dịch trên sàn giao dịch Moskva, đồng Rúp được giao dịch ở mức 65,31 Rúp/1 USD. Đến 13h39' giờ GMT (20h39' theo giờ Việt Nam), tỷ giá 1 USD đổi được 66,14 Rúp, mạnh hơn 0,2% so với mức đóng cửa trong phiên giao dịch trước đó một ngày. Mức cao nhất ghi nhận được trong phiên sáng 5/5 là mức chưa từng thấy kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. So với đồng Euro, đồng Rúp cũng mạnh hơn 0,3%, giao dịch ở mức 70,20 Rúp/1 Euro, mức cao nhất kể từ tháng 2/2020.
Đồng Rúp đã tăng giá trong vài tuần qua nhờ các công ty chuyên xuất khẩu bắt buộc phải chuyển đổi ngoại tệ. Ngoài ra, nhu cầu đối với đồng USD và Euro suy yếu trong bối cảnh nhập khẩu suy giảm và các hạn chế đối với các giao dịch xuyên biên giới cũng góp phần khiến giá trị đồng Rúp so với đồng USD và Euro đi lên.
Thị trường đang hướng chú ý vào các biện pháp trừng phạt mới dự kiến của phương Tây nhằm vào Nga, bao gồm cả lệnh cấm vận dầu mỏ. Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã đề xuất cấm vận dầu mỏ từng bước, cũng như trừng phạt các ngân hàng lớn của Nga và cấm các hãng truyền thông Nga phát sóng tại châu Âu.
Theo Báo Tin tức
" alt="Chuyên gia lý giải nguyên nhân đồng Rúp Nga phục hồi phi thường" />Một khu vực đất nông nghiệp tại TPHCM. Ảnh: Anh Phương Trường hợp người bị thu hồi đất có nhiều loại đủ điều kiện bồi thường bằng đất có mục đích sử dụng khác với loại thu hồi hoặc bằng nhà ở thì diện tích đất ở, nhà ở hoặc đất phi nông nghiệp hoán đổi là tổng diện tích hoán đổi tương ứng với từng loại đất thu hồi.
Tỷ lệ quy đổi được tính theo công thức: (Giá đất để tính bồi thường tại vị trí thu hồi đất/giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc giá nhà ở vị trí hoán đổi) x 100%.
Trong đó, giá đất tính tiền sử dụng đất, tiền thuê đất tại vị trí hoán đổi được xác định theo Nghị định 88/2024. Giá nhà ở tại vị trí hoán đổi là giá căn hộ chung cư tái định cư được duyệt của dự án.
Trường hợp diện tích bố trí lớn hơn diện tích đất ở, nhà ở hoặc đất phi nông nghiệp hoán đổi theo tiêu chuẩn thì người bị thu hồi đất phải thanh toán tiền một lần, không giải quyết trả chậm, trả góp.
Quyết định mới của UBND TPHCM cũng quy định chi tiết việc bồi thường cho các trường hợp như: thiệt hại về nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất khi nhà nước thu hồi đất; bồi thường nhà, công trình xây dựng không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật; chi phí di chuyển tài sản; bồi thường, hỗ trợ do phải di dời mồ mả; bồi thường đối với vật nuôi…
Hỗ trợ thêm tiền cho người bị thu hồi đất có nhu cầu tự lo nơi ở mới
Theo quy định mới về tái định cư tại TPHCM, nếu người có đất ở thu hồi được bồi thường bằng giao đất ở hoặc nhà tái định cư nhưng tiền bồi thường không đủ mua 1 suất tái định cư tối thiểu thì được hỗ trợ tiền đủ giao 1 suất tái định cư tối thiểu.
Cụ thể, suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu quy định bằng đất ở thì diện tích đất ở tái định cư bằng diện tích tối thiểu được tách thửa tại nơi bố trí tái định cư.
Nếu suất tái định cư tối thiểu quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư bằng 30m2. Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền này tương đương với giá trị 1 suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở nơi bố trí tái định cư.
Nếu người bị thu hồi đất đủ điều kiện được hỗ trợ tái định cư nhưng có nhu cầu tự lo chỗ ở mới thì ngoài nhận tiền bồi thường về đất còn được nhận tiền hỗ trợ tự lo chỗ ở mới. Tiền hỗ trợ này bằng 5% giá trị bồi thường, hỗ trợ về đất ở.
Quyết định mới cũng quy định chi tiết việc hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất, như: hỗ trợ tạm cư; thưởng cho người bị thu hồi đất bàn giao trước thời hạn; hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ di dời vật nuôi; hỗ trợ thuê nhà, giao đất ở, bán nhà ở cho người đang sử dụng nhà ở công sản trong phạm vi bị thu hồi nhưng không còn nơi ở nào khác…
Giá đất nông nghiệp TPHCM tăng 35 lần, doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng gì?
Tại bảng giá điều chỉnh dự kiến áp dụng tại TPHCM từ nay đến hết năm 2025, giá đất nông nghiệp có nơi tăng 35 lần. Giá đất tăng có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh?" alt="Người dân TPHCM bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ được bồi thường đất ở " />Anh Lưu Quang Phú nằm liệt giường hơn 10 năm nay. Ảnh: ĐT Chẳng ngờ, một buổi sáng năm 2013, trên đường đi đánh cá trở về, anh Phú không may gặp tai nạn giao thông dẫn đến bất tỉnh, người gây tai nạn bỏ trốn. Tại bệnh viện, bác sĩ cho biết anh bị đa chấn thương nặng, chấn thương sọ não. Nhận tin dữ, chị Oanh cuống cuồng vay mượn khắp nơi để có tiền điều trị cho chồng.
Nhiều tháng cấp cứu tại bệnh viện, dù tính mạng được cứu nhưng do chấn thương nghiêm trọng, phải phẫu thuật cấy ghép sọ nên hiện tại, anh Phú chỉ nằm một chỗ, toàn bộ phần thân dưới bị liệt hoàn toàn.
"Thời điểm đó, tôi đã vay rất nhiều, lên đến 120 triệu đồng. Đến giờ đã 10 năm rồi mà tôi vẫn chưa trả hết cho người thân", chị buồn bã.
Kể từ đó, anh Phú chỉ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt tối thiểu như ăn uống, vệ sinh cá nhân của anh đều dựa vào vợ, diễn ra ngay trên chiếc giường chật hẹp nơi góc nhà. Chị Oanh cũng trở thành trụ cột gia đình. Sáng sớm chị lo cho chồng rồi lại vội vã theo người ta đi phụ hồ thuê, nhặt nhạnh từng đồng mua thuốc men, cơm gạo cho chồng con.
“Nhiều hôm tôi đi phụ hồ về mệt chưa kịp nghỉ ngơi vội chạy vào xem anh thế nào. Tôi phải tự động viên mình cố gắng còn làm chỗ dựa cho cả nhà", chị Oanh nghẹn ngào.
Không đành lòng nhìn chồng héo hon dần mòn nên 10 năm đằng đẵng, chị dồn hết sức lực, tiền của để chạy chữa cho anh. Nhưng kết quả chẳng mấy khả quan, anh Phú nằm co quắp trên giường, sống cuộc đời thực vật, vĩnh viễn mất đi khả năng phục hồi.
Chồng bệnh tật nên kinh tế kiệt quệ, nợ nần chồng chất, nhiều năm gia đình thuộc diện hộ nghèo. Mới đây, căn nhà nằm ven đê do bố mẹ anh Phú để lại được Chi cục muối Hà Tĩnh cho mượn nằm trong diện giải toả, nhà nước thu hồi đất nên chỉ nhận được một ít tiền đền bù tài sản trên đất.
Dù nhiều năm ở trong căn nhà tạm, không có thứ tài sản gì đáng giá nhưng ít nhất gia đình chị Oanh không lo chỗ ở. Từ khi biết nhà sắp bị thu hồi, chị mất ăn mất ngủ vì chẳng biết sẽ đưa chồng con đi đâu ở, khi trong tay chẳng có tiền mua đất, xây nhà.
“Sắp tới gia đình phải di dời, trả lại đất cho nhà nước để thi công làm đường ven đê. Chính quyền xã tạo điều kiện, hỗ trợ cho chúng tôi được cấp một mảnh đất gần 300 trăm triệu đồng, ngoài ra phải tính đến có một khoản tiền xây tạm ngôi nhà nhưng với tình cảnh hiện tại, tôi chưa biết xoay xở ở đâu ra", chị Oanh ngậm ngùi.
Lãnh đạo UBND xã Thạch Hạ cho biết: Gia đình chị Oanh thuộc hộ nghèo nhiều năm, gia cảnh cực kỳ bi đát khi chồng đau ốm, nằm liệt giường, nay lại sắp không có nhà để ở.
Khi biết gia đình chị phải trả lại đất cho nhà nước, địa phương đã tạo điều kiện hết sức như cấp cho một lô đất 150m2 giá rẻ hơn nhiều so với thị trường, lên phương án hỗ trợ, kêu gọi để chị Oanh có đủ tiền để lấy đất nhưng chưa được bao nhiêu. Rất mong hoàn cảnh của chị nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng.
Đậu Tình
" alt="Hơn 10 năm chăm chồng liệt giường, vợ tuyệt vọng khi sắp không còn nhà để ở" />Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Nguyễn Thị Oanh, trú thôn Liên Hà, xã Thạch Hạ, Hà Tĩnh. SĐT: 0328068155
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2024.113(Chị Nguyễn Thị Oanh)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: Báo VIETNAMNET
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Vietinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamNet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc: Địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 27 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 19001081
- ·Soi kèo góc Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1
- ·Ghen tuông, thanh niên ở Bình Dương đâm chết tình địch tại phòng trọ
- ·Sạc dự phòng phát nổ như bom, đừng chủ quan!
- ·Những tính năng ít người biết của Zalo giúp nhắn tin mà không sợ bị người ngoài đọc được
- ·Siêu máy tính dự đoán Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1
- ·Tây Ban Nha lo lắng trước khả năng Algeria sở hữu Su
- ·Đấu giá đất Hà Nội Nơi trả giá đến nửa đêm chỗ dừng để rà soát
- ·Phát hiện mới: Nam giới tiếp xúc với điều này có nguy cơ mắc bệnh tim cao gấp đôi
- ·Nhận định, soi kèo Leicester City vs Crystal Palace, 2h30 ngày 16/1: Chìm trong khủng hoảng
- ·Người phụ nữ 49 tuổi có 22 đứa con tiết lộ nguyên nhân ít trò chuyện với chồng
- Giáo dục di sản bắt đầu từ giáo dục - đó là khẳng định của các diễn giả và nhà giáo dục khi tham gia tọa đàm "Giáo dục di sản tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám".
Sở VH-TT Hà Nội và Trung tâm Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám vừa tổ chức cuộc tọa đàm về "Giáo dục di sản tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám".
Nhiều năm nay, Trung tâm Văn hóa Khoa học (VHKH) Văn Miếu - Quốc Tử Giám đã phối hợp với nhiều trường học tổ chức các buổi ngoại khóa tại khu di tích để các em học sinh có được trải nghiệm thực tế bổ ích, phát triển kỹ năng cá nhân.
Sau mỗi chuyến tham quan, nhà trường nhận được nhiều phản hồi tích cực qua những bài thu hoạch, các hoạt cảnh, những câu chuyện kể theo trí tưởng tượng của học sinh. Tuy nhiên, cán bộ Trung tâm cũng thừa nhận, việc phổ biến giá trị di sản Văn Miếu đến học sinh tính tương tác chưa rõ nét, cần phải nỗ lực nhiều hơn.
Theo ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm hoạt động VHKH Văn Miếu – Quốc Tử Giám: "Với cách làm mới này kỳ vọng cách giáo dục di sản sẽ có những hướng đi mới linh hoạt, thay thế những cách làm xưa cũ, kém hiệu quả. Chương trình giáo dục di sản này hướng tới việc tổ chức cho học sinh đến thăm quan di tích theo lớp. Chỉ tổ chức theo nhóm nhỏ thì việc học tập, trải nghiệm mới đạt hiệu quả cao".
Phát biểu tại cuộc tọa đàm, nhiều ý kiến của các nhà quản lý góp thêm kinh nghiệm và cách làm hay để nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục di sản. Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam (nhóm Cánh buồm) nhấn mạnh cần phải dạy đúng phương pháp, lựa chọn giá trị do chuyên gia di sản quyết định, xây dựng, còn truyền cảm hứng thế nào thì phải là người làm giáo dục.
Góp ý về kế hoạch chương trình giáo dục di sản tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, PGS Đặng Văn Bài – Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam cho rằng để thành công trong công tác giáo dục di sản tại các điểm di tích, bảo tàng hiện nay là nhờ ở các thầy cô giáo trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy các em nhỏ. Có một bất cập trong việc giáo dục di sản là căn bệnh “thành tích” trong việc đưa các em nhỏ trải nghiệm các giá trị của di sản. Nhiều trường cho các em đến các điểm di tích chỉ để đủ các hoạt động ngoại khóa thường niên, rồi để báo cáo tổng kết cuối năm học.
Đồng quan điểm, đại diện của khu Di tích Hoàng thành Thăng Long cũng thừa nhận việc tổ chức các tour trải nghiệm di sản cho các học sinh hiện nay vẫn còn mang nặng tính phong trào. Đơn cử, có những thời điểm di tích Hoàng thành Thăng Long đón gần 1.000 em học sinh nhưng tính hiệu quả không cao. Thực tế các chương trình giáo dục di sản dù được được tham khảo ý kiến của các chuyên gia cũng như có sự kết hợp chặt chẽ với các nhà trường, cơ sở giáo dục nhưng khi học sinh đến tham quan chỉ đi vòng vòng, chưa kịp tìm hiểu một điểm di tích đã vội di chuyển sang một điểm mới. Cũng theo bà Yến nguyên nhân là do nhận thức về các chương trình này với nhiều trường chưa cao.
Trong khi đó, đại diện của Di tích Nhà tù Hỏa Lò – ông Đặng Văn Biểu lại cho rằng giáo dục di sản nhiều năm vẫn là một ẩn số. Khi thực hiện việc này, những người làm tổ chức cần phải xác định những định hướng trọng tâm cụ thể. Đơn cử, việc giáo dục di sản cần phải có những nghiên cứu rõ từng lứa tuổi, đối tượng khi tham gia hoạt động. Học sinh lớp 4 khác hoàn toàn với các học sinh lớp 6 không chỉ ở việc tiếp thu kiến thức mà cần phải quan tâm đến cả vấn đề cách tiếp nhận của các học sinh. Chưa kể nhiều học sinh khi tham gia các hoạt động giáo dục di sản còn nặng về tính đối phó dẫn đến hiệu quả gần như chỉ ở con số 0.
Giáo dục di sản văn hóa cho thế hệ con em là việc quan trọng không chỉ đặt ra ở Việt Nam. Chính đại diện UNESCO tại Việt Nam cũng từng khẳng định, di sản văn hóa cho chúng ta ý thức về bản sắc, sự hiểu biết về quá khứ, liên kết với hiện tại và tương lai. Di sản làm cho quốc gia có bản sắc riêng, vừa là thành viên của cộng đồng toàn cầu, vừa khác biệt với những quốc gia khác.
T.Lê
" alt="Giáo dục di sản bắt đầu" /> Thực phẩm bán xung quanh trường học tại Hà Nội. Ảnh: P.Thúy. Theo bà Nguyễn Thị Thanh, Trưởng phòng Y tế huyện Hoài Đức (Hà Nội), đến nay, công tác quản lý và hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm từng bước được kiện toàn, hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý nhà nước trên địa bàn mang lại nhiều hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương tập trung vào công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm trong, xung quanh cổng trường.
Bà Thanh cho rằng đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm đối với khu vực xung quanh trường học còn nhiều thách thức và phải làm thường xuyên, liên tục, lâu dài, không làm theo phong trào, nửa vời.
Phòng y tế huyện Hoài Đức đã xây dựng kế hoạch tập huấn về an toàn thực phẩm năm 2024 với các học viên là cán bộ làm công tác quản lý an toàn thực phẩm tại các xã, thị trấn, hiệu trưởng trường học, chủ cơ sở giáo dục, người chế biến thực phẩm tại trường trên địa bàn. Phòng Giáo dục và Đào tạo và Phòng Y tế phối hợp thực hiện nghiêm chỉ đạo của thành phố, ký cam kết chuyên đề an toàn thực phẩm trường học.
Huyện Ba Vì có 120 trường học, gần 150 cơ sở kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố. Các cơ sở này do ủy ban nhân dân các xã, thị trấn quản lý,
Theo ông Hoàng Xuân Trường, Trưởng phòng Y tế huyện Ba Vì, trong 7 tháng đầu năm, các địa phương đã kiểm tra 114 cơ sở kinh doanh và 77,5% các cơ sở đạt đảm bảo an toàn thực phẩm. Các loại đồ ăn vặt, bò khô, mì tôm… không rõ nguồn gốc xuất xứ đã bị tịch thu và tiêu hủy.
Trong năm học 2024-2025, Ủy ban nhân dân Ba Vì đã ban hành Kế hoạch chuyên đề về tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học trên địa bàn.
Theo Sở Y tế Hà Nội, từ tháng 8, các quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu triển khai Kế hoạch số 210/2024 của UBND thành phố về chuyên đề Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Theo kế hoạch, các địa phương phải đạt chỉ tiêu cụ thể như:
- 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận được kiểm soát an toàn thực phẩm.
- 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ǎn uống, thức ăn đường phố xung quanh trường học được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
- 100% cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường được kiểm tra, giám sát định kỳ theo quy định. Trên 90% các cơ sở đạt tiêu chí về an toàn thực phẩm và có nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm rõ ràng, đảm bảo văn minh đô thị, cách biệt với nguồn gây ô nhiễm.
- 100% chủ cơ sở và người tham gia chế biến tại cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố xung quanh cổng trường được tập huấn, phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm và khám sức khỏe theo quy định.
Khống chế không để xảy ra ngộ độc thực phẩm hàng loạt tại các cơ sở giáo dục, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trên địa bàn.
Cùng với đó, Hà Nội yêu cầu tuyên truyền về các hoạt động kiểm soát trong và xung quanh cổng trường học trên địa bàn. Các cơ sở nêu gương điển hình tổ chức, cá nhân tích cực tham gia hoạt động tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh cổng trường học.
Thứ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo ăn chín uống sôi để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩmSau nhiều vụ ngộ độc thực phẩm với hàng trăm người nhập viện, Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng đẩy mạnh tuyên truyền là biện pháp tốt nhất." alt="Siết chặt quản lý an toàn thực phẩm xung quanh cổng trường" />
- ·Soi kèo phạt góc Atalanta vs Juventus, 2h45 ngày 15/1
- ·3 lỗ hổng bảo mật trong sản phẩm Microsoft đang bị hacker khai thác
- ·Vì sao loại vũ khí quan trọng cho Ukraine chống Nga đang bị thiếu hụt?
- ·Tuổi 22, ca sĩ Thiện Nhân nói 'đã có gia đình nhỏ'
- ·Nhận định, soi kèo East Riffa vs Al Ali CSC, 22h59 ngày 16/1: Những kẻ khốn khổ
- ·Bảng xếp hạng FIFA: Đội tuyển Việt Nam tụt hạng
- ·Tiền đạo nhập tịch Xuân Son hội quân, chính thức ra mắt ĐT Việt Nam
- ·Chuyển đổi số ở những xã 'vùng xa' của Hải Dương
- ·Nhận định, soi kèo STK Samorin vs Spartak Trnava, 16h30 ngày 16/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Nhận định, soi kèo Vissel Kobe vs Sagan Tosu, 17h00 ngày 25/8: Sáng cửa dưới