Cục An ninh mạng: Mã độc sẽ đe dọa cả các mạng đóng lưu trữ tài liệu mật
作者:Nhận định 来源:Thời sự 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 08:28:19 评论数:
Nhận định trên vừa được Trung tướng Hoàng Phước Thuận,ụcAnninhmạngMãđộcsẽđedọacảcácmạngđónglưutrữtàiliệumậman city vs chelsea Cục trưởng Cục An ninh mạng (Bộ Công an) chia sẻ tại hội thảo quốc gia về an ninh bảo mật - Security World 2017 với chủ đề “Bảo đảm an ninh mạng, an ninh thông tin trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư” diễn ra hôm nay, ngày 4/4/2017 tại Hà Nội.
Ông Thuận cho biết, không gian mạng phức hợp hình thành từ sự kết hợp của những công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo, Internet của vạn vật, máy tính lượng tử, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, dữ liệu nhanh… đã làm thay đổi thế giới, tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, mọi hệ thống sản xuất, quản lý và điều hành của các quốc gia, biến những điều tưởng chừng không thể trở thành có thể.
“Tuy nhiên, khả năng kết nối vô hạn, không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và bản chất xã hội của không gian mạng đang đặt ra những thách thức an ninh mang tới toàn cầu như chiến tranh mạng, khủng bố mạng, tội phạm mạng, nhiễu loạn thông tin… Mới đây nhất, cơ quan an ninh Anh đã cảnh báo 15 nhà máy hạt nhân và các sân bay trên toàn nước anh có nguy cơ bị khủng bố, tấn công mạng rất cao”, ông Thuận chia sẻ.
Cục trưởng Cục An ninh mạng Hoàng Phước Thuận khẳng định, bối cảnh trên đòi hỏi cộng đồng quốc tế tăng cường hợp tác, chung tay xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh, vì sự phát triển của nhân loại như Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã khẳng định trong cuốn sách “Không gian mạng - Tương lai và hành động”: “Không gian mạng là “lõi” của thế giới kết nối. Thế giới kết nối làm cho con người gần nhau hơn, hưởng lợi và chấp nhận thách thức nhiều hơn. Tận dụng tốt mọi cơ hội, thế giới kết nối sẽ mang lai sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội cũng như nền hòa bình trên phạm vi toàn cầu; ngược lại, nếu không giải quyết tốt các thách thức sẽ dẫn đến các hiểm họa khó lường”.
Ông Thuận cũng cho biết, với Việt Nam, trong dòng chảy của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, không gian mạng phức hợp đã tác động sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia có tốc độ phát triển và ứng dụng Internet cao nhất thế giới với khoảng 58 triệu người dùng Internet (chiếm hơn 62,7% dân số); đứng đầu Đông Nam Á (ASEAN) về số lượng tên miền quốc gia; xếp thứ 2 khu vực ASEAN, thứ 8 châu Á và thứ 30 thế giới về địa chỉ IPv4 (tính đến tháng 12/2016.
Các thiết bị thông minh đã trở nên phổ biến và quen thuộc, gắn liền với sinh hoạt, học tập, lao động của hầu hết người dân, góp phần quan trọng hình thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Chính phủ điện tử đã được triển khai rộng khắp các địa phương, làm giảm thiểu thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Việt Nam cũng đang nỗ lực trở thành quốc gia thứ hai trong khu vực ASEAN triển khai xây dựng thành phố thông minh để tạo môi trường sống tốt hơn, nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
“Tuy nhiên, sự phát triển của không gian mạng cũng làm nảy sinh nhiều nguy cơ, thách thức mới đối với an ninh quốc gia cũng như an toàn, lợi ích của các cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân”, ông Thuận nhấn mạnh.
Nhiều nguy cơ, thách thức mới với an toàn thông tin mạng
Cũng trong tham luận “Tổng quan tình hình an ninh mạng tại Việt Nam” chia sẻ tại phiên hội thảo chính của Security World 2017, Cục trưởng Cục An ninh mạng Hoàng Phước Thuận đã chỉ rõ những nguy cơ, thách thức mới đối an ninh quốc gia và an toàn, lợi ích của các cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân.
Theo ông Thuận, trước hết sự nhiễu loạn thông tin trên không gian mạng đe dọa đến cuộc sống an toàn của mỗi người dân, làm mất an ninh, trật tự xã hội. Bên cạnh hệ thống cơ quan thông tấn, báo chí, trang thông tin điện tử được cấp phép và hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật thì vẫn còn tồn tại một số lượng lớn trang web, blog, mạng xã hội… của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đăng tải hàng triệu thông tin, bài viết, ý kiến trao đổi, bình luận ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, dưới nhiều góc độ, nhiều khía cạnh, mục đích khác nhau mà không đảm bảo tính chính xác, khách quan của thông tin.
Nhiều thông tin sai lệch được phát tán trên không gian mạng đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, khủng bố tinh thần của công dân, gây hoang mang dư luận, thậm chí đe dọa đến an ninh, trật tự, điển hình là thông tin Việt Nam đổi tiền xuất hiện vào cuối năm 2016. Đây cũng là vấn đề mà nhiều quốc gia đang phải đối mặt và nỗ lực đối phó.