Thịt kho khoai môn
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ: 300 gr
- Khoai môn: 300 gr
- Mắm, muối, hạt tiêu, nước màu, hành tím.
Cách làm:
- Thịt ba chỉ thái miếng dày như bao diêm, ướp muối, mắm.
- Phi hành cho thơm rồi cho thịt vào đảo săn. Cuối cùng cho nước màu và một chút nước để hầm mềm với lửa nhỏ.
- Khoai môn gọt vỏ và thái miếng dày.
- Khi thịt đã mềm, cho khoai vào hầm cùng đến khi chín mềm.
- Cuối cùng thêm hạt tiêu, tắt bếp và ăn thịt kho khoai môn chung với cơm.
Vịt xào sả ớt
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: ½ con (800 gr)
- Sả: 2 – 3 cây
- Ớt: 2 quả
- Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ
- Hành khô, tỏi, hành hoa, muối, rượu, hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng
Thực hiện:
- Sả rửa sạch, thái vát thật mỏng, 1 phần đem băm thật nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái vát. Hành khô và tỏi băm nhỏ, hành lá cắt khúc.
- Thịt vịt đem xát rượu, muối cho bớt hôi, rửa sạch, để cho ráo bớt nước. Lọc lấy phần thịt, thái miếng vừa ăn (phần xương có thể nấu canh măng hoặc rau củ).
- Đem ướp thịt vịt với phần sả bằm nhỏ, một ít hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng.
- Cho sả và ớt vào phi đến khi sả vàng giòn, sau đó chút ra đĩa.
- Cho tiếp hành, tỏi vào phi thơm. Chút thịt vịt vào xào chín.
- Khi thịt vịt đã chín mềm thì cho đến hành hoa vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Rắc tiếp vừng và phần sả ớt đã phi vàng giòn vào đảo đều rồi xúc thịt vịt xào sả ớt ra đĩa.
Canh ngao chua dọc mùng
Nguyên liệu:
- Ngao: 1 kg
- Cà chua: 2-3 quả
- Me xanh: 2 quả
- Ớt: 1 quả
- Dọc mùng: 3 tàu
- Hành, dăm, thì là
- Gia vị: bột nêm, súp, mì chính, dầu ăn
Cách làm:
- Ngao rửa sạch cho vào nồi luộc đến khi ngao mở miệng, ngạn nước trong, lấy phần nhân.
- Cà chua bổ múi cau, hành, răm thì là cắt gốc rửa sạch thái nhỏ.
- Dọc mùng cắt miếng vừa ăn.
- Phi thơm hành với cà chua, nêm 1 thìa súp nhỏ cho đậy vung cho cà chua mau nhừ sau đó cho ngao vào đảo xơ.
- Thêm phần nước ngao vào rồi đun sôi. Cho thêm 2 quả me chua.
- Khi canh ngao sôi, me chín nổi lên vớt ra bát dằm chắt lấy phần nước chua. Nêm gia vị vừa miệng.
- Thêm mùng vào đun sôi khoảng 2 phút, thêm hành hoa thì là cùng 1 thìa mì chính. Tắt bếp cho canh ngao chua dọc mùng ra bát.
Sang thu rồi trời se lạnh có bát canh ngao chua chua nóng hổi cho bữa cơm thì thật hấp dẫn phải không bạn?
Nem tai thính
Nguyên liệu:
- 200g tai heo luộc sẵn
- 70g thính
- 2 tép tỏi
- 10 thìa đường
- 5g bột canh
- 1 quả ớt
- Lá ăn kèm: Lá sung, đinh lăng, rau thơm...
Cách làm:
Dùng dao sắc thái tai heo thành các lát mỏng, để riêng.
Tỏi băm nhỏ. Ớt thái lát, lá chanh thái chỉ.
Cho tai vào một bát lớn, thêm bột canh, đường vào. Đeo gang tay nilon, trộn đều để tai ngấm gia vị.
Thêm tỏi, ớt, lá chanh, tiếp tục bóp đều.
Sau đó, cho thính vào, bóp đều để thính dính đều vào tai.
Cuối cùng, cho tai thính ra đĩa. Khi ăn, cuộn nem tai, lá đinh lăng, chấm vào nước mắm chua ngọt. Nếu thích bạn còn có thể dùng bánh đa nem cuộn lại rồi thưởng thức.
Chè ngô cốm
Nguyên liệu:
- Ngô ngọt
- Cốm tươi hoặc cốm khô
- Bột bắp
- Đường trắng
Cách làm:
Bóc bỏ vỏ và râu ngô, cho ngô vào nồi luộc chín. Phần nước luộc ngô các bạn giữ lại vì chúng ta sẽ dùng để nấu chè.
Ngô ngọt khá mau chín nên các bạn chỉ cần luộc sôi 10 phút là được, đợi cho ngô nguội, dùng dao thái mỏng theo chiều dọc bắp ngô, cứ thế cho đến khi sát lõi ngô. Các bạn dùng mũi dao gạt lấy phần tim ngô nhé, tim ngô chính là phần ngon ngọt cũng như là nơi tập trung rất nhiều chất dinh dưỡng của bắp ngô đấy.
Quấy bột bắp với lượng nước đủ dùng, sao cho sau khi sôi tạo thành 1 dung dịch có độ sền sệt, các bạn cho đường vào quấy tan. Xúc từng thìa ngô đã thái rắc vào nồi.
Cuối cùng các bạn rắc cốm. Món chè có hương vị thơm ngon nhất là khi sử dụng cốm tươi, mình rất ít khi sử dụng cốm khô mà mỗi khi đến mùa cốm, mình thường chọn mua những mẻ cốm tươi thật ngon và cho vào hộp kín, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh để dùng dần.
Chè có độ sánh đạt yêu cầu là khi các hạt cốm và ngô phân bổ đều, có độ lơ lửng. Khi cốm và ngô bị chìm xuống đáy nồi tức là dung dịch bột bắp hơi loãng, các bạn chỉ cần hòa thêm 1 chút bột bắp nữa rồi từ từ chế vào nồi chè, vừa chế vừa quấy đều tay đến khi chè đạt được độ sánh mong muốn là được.
(Theo Eva)Trước hết, cần hiểu rằng một đứa trẻ luôn biết cách lắng nghe cơ thể mình. Chúng sẽ hiểu khi nào chúng cần ăn và khi nào thì không.
Khuyến khích trẻ thử những món mới, bởi vì chúng càng thích thú thì sẽ càng dung nạp được nhiều thức ăn hơn.
3. Quý trọng tài năng hơn nỗ lực
Nói với con rằng chúng là thiên tài ở một lĩnh vực nào đó, rằng chúng có tài năng hoặc năng khiếu bẩm sinh, chắc chắn sẽ thúc đẩy và giúp trẻ đạt được thành công.
Các chuyên gia khuyên nên chúc mừng trẻ vì những nỗ lực của chúng trong việc đạt được những gì chúng đặt ra. Cũng không nên trầm trọng hóa những sai lầm mà trẻ đã mắc phải trong khi học, vì điều này sẽ giúp các em làm chủ được những nhiệm vụ khó khăn và tiến lên khi đối mặt với thất bại.
4. Giải quyết tất cả các vấn đề trong cuộc sống của trẻ
Cha mẹ nào cũng muốn con mình được sống vui vẻ, không phải lo lắng nhưng chắc chắn mỗi đứa trẻ đều phải trải qua những khoảng thời gian khó khăn. Tránh những trải nghiệm tiêu cực bằng cách giải quyết vấn đề cho trẻ sẽ không có lợi cho cuộc sống của trẻ sau này.
Điều tốt nhất bạn có thể làm là dạy chúng tự giải quyết những trở ngại và khó khăn, như vậy chúng sẽ trở nên tự tin và độc lập hơn. Trẻ sẽ không nản lòng với những khó khăn ập đến và sẽ có biện pháp để giải quyết chúng một cách sáng tạo, bền bỉ.
5. Lên quá nhiều lịch hoạt động cho trẻ
Việc cho con cái chúng ta cơ hội thử sức với các hoạt động thể thao và văn hóa để phát triển tài năng là điều bình thường nhưng sẽ không tốt khi điều đó chiếm phần lớn thời gian ngoài trường học của chúng. Trẻ em có lịch trình quá bận rộn có thể dẫn đến tâm trạng ủ rũ, cáu kỉnh, thất vọng, tức giận, đau bụng, đau đầu và thậm chí nổi loạn.
Ngoài ra, trẻ em cần có thời gian rảnh rỗi để không làm gì và chỉ là những đứa trẻ. Ví dụ, bằng cách chơi với những người khác, chúng phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng xã hội. Đồng thời điều này cũng thúc đẩy sự phát triển về nhận thức, thể chất và cảm xúc.
6. Buộc trẻ phải hòa nhập với xã hội
Đời sống xã hội là một phần quan trọng trong quá trình phát triển và cuộc sống tương lai của trẻ. Nhưng đối với một số trẻ, việc kết bạn không dễ dàng vì mọi người đều phát triển khả năng hòa nhập xã hội theo tốc độ của riêng mình. Buộc trẻ tiếp xúc với mọi người không phải là giải pháp. Bởi vì theo một nhà tâm lý học, “nó có thể tạo ra tác động ngược khiến trẻ tự cô lập hoặc chống đối việc liên quan đến người khác”.
Điều chúng ta phải làm là động viên và cung cấp cho trẻ những phương tiện để học cách hòa nhập với xã hội. Đặt chúng vào môi trường, tình huống và hoàn cảnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc tương tác với những đứa trẻ khác, để chúng có thể học và thực hành các kỹ năng xã hội của mình cho đến khi chúng trở nên hòa đồng.
7. Không muốn để trẻ một mình
Ở bên con mọi lúc có thể giúp bố mẹ chắc chắn rằng chúng được bảo vệ tốt. Nhưng cho trẻ ở một mình cũng rất tốt cho chúng.
Khi một đứa trẻ dành thời gian chơi một mình, chúng học được những giá trị sống quan trọng như tự giải trí và không cần phụ thuộc vào người khác để được hạnh phúc, trở nên độc lập về mặt xã hội, tức là không cần mọi người vây quanh và cảm thấy an toàn khi ở một mình. Điều này cũng mang lại cảm giác bình tĩnh và tự chủ. Và một điều rất quan trọng: cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi!
8. Tiêu tiền không cần thiết
Muốn con cái có quần áo đẹp nhất, đồ chơi tốt nhất và những thứ chúng cần tốt nhất không chỉ tác động đến ngân sách gia đình mà còn làm gương xấu về việc sử dụng tiền bạc. Điều tốt nhất bố mẹ nên làm là dạy trẻ về tầm quan trọng của món đồ. Một chuyên gia nói rằng chúng ta nên làm điều này trước khi trẻ 7 tuổi, giải thích nó là gì và giá trị của nó.
Cũng rất tốt để trẻ thấm nhuần tầm quan trọng của việc có ngân sách và tiết kiệm có hiệu quả cho những lần mua hàng sau này. Bạn thậm chí có thể đưa tiền cho con thông qua nỗ lực của con, chẳng hạn như thưởng cho trẻ khi làm việc nhà.
9. So sánh trẻ với nhau
Mỗi đứa trẻ có những khả năng riêng, bởi vì chúng không giống nhau! Việc so sánh giữa một đứa trẻ với những đứa trẻ khác và khuyến khích chúng giống như những đứa trẻ khác sẽ gây hại nhiều hơn là có lợi.
Nó có thể dẫn đến sự đố kỵ, ghen ghét và ganh đua, đặc biệt là khi liên quan đến anh chị em. Việc so sánh làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ, vì chúng ta đang cho trẻ thấy rằng chúng không có những đặc điểm nhất định mà cha mẹ muốn chúng có.
Để khuyến khích trẻ, hãy tán dương những hành vi tích cực của trẻ để trẻ biết rằng mình được đánh giá cao.
Phạm Nương (Theo Bright side)