Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông
Rượu bia được xem như chất kích thích,ứcphạtchocáclỗitàixếthườngmắcdịpTế24h tin tức trong ngày dễ khiến tài xế sau khi sử dụng rượu bia tham gia giao thông không tự chủ được hành động, chạy xe với tốc độ cao và giảm khả năng phản ứng khi lái xe.
Lái xe sau khi uống rượu bia |
Anh Hà Văn Hiệp (huyện Lập Thạch, Vĩnh Phúc) chia sẻ: “Vẫn biết sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là sai nhưng vào những dịp Tết thường rất khó tránh. Ở các vùng quê đến giờ vẫn thường có văn hoá “chén rượu làm đầu câu chuyện”. Cứ đến chúc Tết là gia chủ lại rót chén rượu lấy hên. Mặc dù đã biện lý do “lái xe không uống rượu” nhưng không uống thì bị coi là khinh thường gia chủ, giông cả năm. Cũng vì cả nể nên mùng 2 Tết năm ngoái sau khi uống vài chén chở vợ con ra đường tôi bị CSGT xử phạt 1 triệu đồng. Có lẽ đấy sẽ là bài học cuối cùng của tôi về sự cả nể khi bị mời rượu…”.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, các mức phạt liên quan đến hành vi người điều khiển ô tô đã sử dụng rượu, bia sẽ từ 2 – 18 triệu đồng tùy theo mức vượt nồng độ cồn đo được. Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung kèm theo là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 6 tháng. Đối với người điều khiển xe gắn máy, mô-tô (kể cả xe máy điện) lỗi này sẽ bị phạt từ 1 – 4 triệu đồng, kèm theo hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 5 tháng.
Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định
Trong tất cả những lỗi vi phạm giao thông ngày Tết thì chạy quá tốc độ là lỗi thường gặp nhất đối với những người điều khiển ô tô và xe máy. Đây là một trong những lỗi gây tai nạn phổ biến hiện nay.
Theo Nghị định 46/2016/ NĐ-CP, tài xế sẽ bị phạt từ 600.000 - 800.000 đồng nếu điều khiển ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10 km/h; Bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng nếu điều khiển ô tô chạy quá tốc độ 10 - 20 km/h. Mức phạt với những trường hợp lái xe chạy quá tốc độ quy định từ 20 – 35 km/h là 5 – 6 triệu đồng và trên 35 km/h sẽ bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng. Ngoài ra, hình phạt bổ sung đối với lỗi này là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 5 tháng tùy theo mức độ vi phạm.
Đối với người điều khiển xe máy, phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5 đến dưới 10km/h và từ 500.000 - 1.000.000 đồng nếu điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h. Nặng nhất, xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h phạt tiền từ 3 – 4 triệu đồng, kèm theo hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng GPLX từ 1 – 3 tháng.
Không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định
Không đội mũ bảo hiểm và chở quá số người quy định |
Ngày Tết không ít bạn trẻ thường có tâm lý thả lỏng hoặc do vui vẻ quá đà thậm chí chỉ vì một kiểu tóc mới vuốt keo nên hay mắc phải những lỗi này. Bạn Vũ Hoàng Long (23 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ: “Mùng 3 Tết Nguyên đán 2018 có hẹn đi chơi với bạn, do sợ hỏng kiểu tóc mới được vuốt keo nên em không đội mũ bảo hiểm. Vừa ra đường em bị CSGT dừng xe xử phạt 150.000 đồng. Tiền phạt không là bao nhưng bị hạn ngay đầu năm thì không vui vẻ gì”.
Theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP, người điều khiển xe gắn máy, mô-tô và người ngồi sau không đội mũ, hoặc đội mũ không cài quai sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng. Bên cạnh đó, mức phạt này cũng áp dụng đối với hành vi vi phạm chở theo 2 người trên xe (chở quá số người quy định).
Sử dụng điện thoại khi đang lái xe
Nhắn tin hay chụp hình tự sướng bằng điện thoại có thể làm bạn mất tập trung, hạn chế nhận thức khi đang lái xe. Tất nhiên, điều đó sẽ đẩy bạn và người xung quanh vào vô vàn những hiểm nguy không đáng có. Dù chỉ một tin nhắn thôi cũng có thể gây nên một vụ tai nạn. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, tình trạng mất tập trung khi đang lái xe làm giảm khả năng thị lực của người lái 50%. Điều này có nghĩa là người lái xe sẽ không nhìn thấy được những thứ quan trọng ngay trước mắt họ như: Đèn đỏ, người đi bộ và các vật cản trên đường… đem lại nguy hiểm cho mọi người xung quanh. Sử dụng điện thoại khi lái xe cũng là một lỗi phổ biến trong dịp Tết.
Theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, những trường hợp sử dụng điện thoại, thiết bị âm thanh, ô (dù) khi tham gia giao thông sẽ bị xử phạt. Đối với người sử dụng ô tô, mức xử phạt hành chính từ 600.000 - 800.000 đồng và xe máy là từ 100.000 - 200.000 đồng.
(Theo Báo Giao thông)
Đừng để cơn say làm chủ cuộc đời bạn
"Người đầu tiên làm chủ cuộc đời của bạn, sinh mệnh của bạn chính là bạn chứ không phải là cơn say", nhà văn Trang Hạ nói về thói quen lái xe sau bia rượu.