Nhiều nghệ sĩ cho rằng không có chuyện nghệ sĩ gặp nhau chào hỏi bằng cái "vỗ mông" như Phạm Anh Khoa nói.
Nhiều nghệ sĩ cho rằng không có chuyện nghệ sĩ gặp nhau chào hỏi bằng cái "vỗ mông" như Phạm Anh Khoa nói.
Người dân Ukraine di tản khỏi vùng chiến sự lên xe buýt sơ tán tại một địa điểm không được tiết lộ ở vùng Donetsk (Ảnh: AFP).
Theo Kyiv Post,130.000 người Ukraine đã trở về nhà của họ tại các vùng lãnh thổ Donbass do Nga kiểm soát vì những khó khăn mà họ phải đối mặt khi di tản trong nước.
Tất cả những người hồi hương đều đi qua sân bay Sheremetyevo ở Moscow để trở về Donetsk, cố vấn thị trưởng Mariupol Petr Andriushchenko nói với Kyiv Post. Mariupol là thành phố Nga đã kiểm soát trong hơn 2 năm qua.
Nga đã đóng cửa biên giới đất liền cuối cùng giữa vùng Sumy ở Ukraine và vùng Kursk ở Nga khi Kiev phát động cuộc tấn công vào khu vực vào tháng 8.
Andrushchenko cho biết nguyên nhân gốc rễ khiến nhiều người lựa chọn trở về khu vực do Nga kiểm soát là do vấn đề tài chính.
"Làn sóng này bắt đầu vào năm ngoái sau khi chính phủ Ukraine hủy bỏ mức trợ cấp 48 USD cho những người Ukraine phải di tản trong nước. Nhưng lý do chính là họ không có nơi nào để sống", ông Andriushchenko cho biết.
Ông nói thêm rằng mức lương trung bình của một công nhân Ukraine di tản khỏi Donbass vào năm 2022 không đủ để trả tiền thuê căn hộ hàng tháng ở hầu hết các nơi tại Ukraine.
Sau khi Nga đóng cửa khẩu ở Kursk và các điểm nhập cảnh trên bộ vào Latvia, hàng không trở thành cách duy nhất để Ukraine trở lại Donbass. Họ phải di chuyển theo đường vòng, từ Kiev tới Warsaw, Ba Lan bằng xe buýt, rồi đi tới Minsk, Belarus, rồi cuối cùng tới Moscow bằng máy bay.
Khi tới Nga, những người di tản này phải trải qua các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng trước khi cho phép họ trở về Donbass.
Volodymyr Vakhitov, giám đốc Viện Nghiên cứu Hành vi tại Đại học Mỹ ở Kiev, nhận định rằng những người Ukraine di tản trong nước phải đối mặt với hàng loạt thách thức như thiếu cơ sở hạ tầng địa phương, chỗ ở và việc làm tại các thành phố mà họ chuyển tới. Ông nhận định, Ukraine đang thiếu chiến lược cấp quốc gia cho vấn đề này, dẫn tới làn sóng người dân chọn trở lại Donbass gia tăng.
" alt=""/>130.000 người Ukraine quay trở lại khu vực Donbass do Nga kiểm soátÔng Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Doãn Công).
Theo ông Hồ Quốc Dũng, thời gian qua, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TPHCM, tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công nhiều đợt xúc tiến đầu tư, thương mại tại Thái Lan. Qua đó, tỉnh đã kết nối, ký kết ghi nhớ hợp tác với nhiều địa phương, đối tác Thái Lan, mở ra triển vọng hợp tác mới trên nhiều lĩnh vực.
Đến nay, đã có 10 dự án của các nhà đầu tư Thái Lan được triển khai tại Bình Định với tổng vốn đăng ký trên 106 triệu USD, chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
Bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM cho rằng, hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp Thái Lan tại tỉnh Bình Định mở ra cơ hội mới cho sự hợp tác phát triển của Bình Định - Thái Lan (Ảnh: Doãn Công).
Nổi bật là dự án nhà máy thức ăn gia súc Bình Định của Tập đoàn C.P, với tổng vốn đầu tư 36 triệu USD; dự án Avani Quy Nhơn Resort và Spa, với vốn đầu tư trên 19,4 triệu USD.
"Tuy tổng vốn các doanh nghiệp Thái Lan đầu tư vào Bình Định còn khiêm tốn, song phần lớn các dự án đều đạt hiệu quả tốt. Qua đó, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập của người dân, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tỉnh", ông Hồ Quốc Dũng cho hay.
Qua hội nghị này, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định mong muốn nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư đến từ các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan - một đất nước có nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, văn hóa, tôn giáo…
"Tỉnh Bình Định xác định 5 sẵn sàng để đón các nhà đầu tư như quy hoạch chung của tỉnh; hạ tầng cơ sở bài bản, chuẩn bị mặt bằng sạch, nguồn nhân lực và cơ chế chính sách thuận lợi nhất", ông Hồ Quốc Dũng nói thêm.
Ông Hồ Quốc Dũng khẳng định, Bình Định là một trong những địa phương có hạ tầng tương đối hoàn thiện, nhất là hạ tầng giao thông kết nối thuận lợi, đặc biệt là kết nối với Lào, Campuchia và đông bắc Thái Lan qua đường bộ.
Ngoài ra, Bình Định còn có cảng hàng không, đường sắt, cảng biển. Đặc biệt tới đây sẽ khánh thành đường cao tốc Bắc - Nam đi địa bàn tỉnh Bình Định.
Chiến lược 3 kết nối của Thái Lan
Bà Wiraka Moodhitaporn, Tổng Lãnh sự Thái Lan tại TPHCM cho biết, hội nghị lần này nhằm tạo cơ hội cho các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp Thái Lan tìm hiểu tiềm năng của tỉnh Bình Định, thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch, cũng như xây dựng mạng lưới hợp tác ở các cấp độ khác nhau.
UBND tỉnh Bình Định và Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam đã ký kết hợp tác (Ảnh: Doãn Công).
Điều này phù hợp với chiến lược "3 kết nối" tập trung vào kết nối chuỗi cung ứng trong các ngành công nghiệp hỗ trợ lẫn nhau; kết nối nền kinh tế cơ sở, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ và doanh nghiệp địa phương và kết nối chiến lược phát triển bền vững.
"Đây là phương châm chỉ đạo quan hệ Thái Lan - Việt Nam mà lãnh đạo hai nước đã thống nhất từ năm 2022", bà Wiraka Moodhitaporn nhấn mạnh
Bà Wiraka Moodhitaporn nhìn nhận, Bình Định là một trong 5 tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Việt Nam, sở hữu tiềm năng kinh tế và du lịch to lớn. Các nhà đầu tư Thái Lan đã nhận thấy tiềm năng này và đang đầu tư vào tỉnh Bình Định.
"Tổng Lãnh sự quán Hoàng gia Thái Lan, các cơ quan của Thái Lan tại TPHCM và Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ giữa doanh nghiệp tỉnh Bình Định và Thái Lan", bà Wiraka Moodhitaporn cam kết.
Đáp lại, ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cũng cam kết, lãnh đạo tỉnh cam kết sẽ luôn đồng hành, hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư Thái Lan. Đồng thời, ông Phạm Anh Tuấn cũng mong muốn Tổng Lãnh sự quán Thái Lan tại TPHCM hỗ trợ để giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Bình Định đến doanh nghiệp Thái Lan.
" alt=""/>Bí thư Bình Định: 5 sẵn sàng đón nhà đầu tư Thái LanCông nhân đổ ra đường sau giờ tan ca tại một nhà máy ở quận Bình Tân (Ảnh: Hải Long).
LĐLĐ quận Bình Tân đánh giá tình hình lương, thưởng Tết năm nay lạc quan vì phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn quận hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định.
Hiện các doanh nghiệp từng bước khắc phục những khó khăn, duy trì sản xuất và thực hiện tương đối tốt các chế độ chính sách cho người lao động, góp phần xây dựng quan hệ hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, Quận ủy quận Bình Tân đã chỉ đạo các đơn vị tập trung giám sát tiền lương, thưởng nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 sắp tới, kịp thời nắm bắt tình hình công nhân lao động, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động.
Cụ thể, Quận ủy quận Bình Tân phân cấp cho Phòng Lao động, Thương binh - Xã hội, Công an Quận và Phòng Kinh tế phối hợp cùng LĐLĐ quận Bình Tân trực tiếp theo dõi, giám sát lương, thưởng tại các doanh nghiệp có từ 30 lao động trở lên.
Với các doanh nghiệp dưới 30 lao động, Quận ủy quận Bình Tân giao nhiệm vụ cho Đảng ủy - UBND các phường giám sát tình hình lương, thưởng Tết của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phường.
Các đơn vị đoàn thể như Quận đoàn, Hội Liên Hiệp phụ nữ Quận được giao nhiệm vụ phối hợp cùng Đảng ủy - UBND 10 Phường nắm bắt tình hình công nhân tại các nhà trọ.
Quận ủy quận Bình Tân chỉ đạo, trong quá trình giám sát, nếu phát hiện doanh nghiệp có khả năng nợ lương, không thưởng (hoặc thưởng giảm so với năm 2024) thì báo cáo về Thường trực Quận ủy.
Đối với các trường hợp này, Tổ công tác liên ngành của quận sẽ trực tiếp đến làm việc với doanh nghiệp, động viên doanh nghiệp thưởng Tết cho công nhân lao động.
Trường hợp doanh nghiệp khó khăn, đề nghị doanh nghiệp tạo điều kiện và cùng với LĐLĐ quận tổ chức hoạt động vui chơi, tặng quà động viên công nhân. Lúc đó, chủ doanh nghiệp sẽ trao đổi, đối thoại trực tiếp với công nhân, giúp công nhân hiểu thêm về khó khăn của doanh nghiệp.
Sau đó, quận Bình Tân sẽ xem xét sử dụng "Quỹ vì người nghèo" để chi kinh phí hỗ trợ thêm cho công nhân không được thưởng Tết.
LĐLĐ quận cũng đề nghị LĐLĐ Thành phố hỗ trợ thêm cho người lao động bị nợ lương, không có thưởng Tết.
" alt=""/>Giám sát các doanh nghiệp không thưởng, giảm thưởng Tết so với năm 2024