Cùng với đó, thúc đẩy tiêu thụ nhanh, tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch, giúp người dân giữ giá nông sản, không bị thương lái ép giá. Tạo điều kiện cho người dân tại các tỉnh, thành khác trên cả nước thưởng thức đặc sản vải thiều Bắc Giang thuận tiện, nhanh chóng, kể cả trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh.
Chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” hướng tới mục tiêu xa hơn là thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn và hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch thương mại điện tử trên môi trường số.
Ngay từ khi mở chiến dịch tiêu thụ nông sản cho nông dân Hải Dương hồi tháng 3, các sàn Postmart và Vỏ Sò đã chọn hướng đi khác biệt so với nhiều sàn thương mại điện tử khác. Đó là không chỉ tổ chức tiêu thụ nông sản mà quan trọng hơn là trực tiếp đào tạo, hướng dẫn để các hộ nông dân, hợp tác xã được tiếp cận với công nghệ số, làm quen với phương thức kinh doanh mới.
![]() |
Tính từ ngày 20/5 đến 2/6, tổng sản lượng vải Bắc Giang được bán qua Postmart và Vỏ Sò đã đạt 224 tấn. (Ảnh đội ngũ tiếp nhận đơn trên sàn Postmart) |
Chung tay cùng nhiều cơ quan, đơn vị trong cả nước hỗ trợ nông dân Bắc Giang tiêu thụ đặc sản vải thiều, cả hai sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart đều tái khẳng định cam kết đồng hành cùng các hộ nông dân trong quá trình chuyển đổi số.
Tính từ ngày 20/5 đến 2/6, đã có 309 hộ nông dân Bắc Giang lên bán hàng trên các sàn Postmart, Vỏ Sò. Tổng sản lượng vải thiều được giao dịch qua 2 sàn đạt 224 tấn, với tổng giá trị sản phẩm nông sản giao dịch ước đạt 8 tỷ đồng.
Tại thời điểm chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang” mới khởi động, Vietnam Post đặt mục tiêu trong cả vụ sẽ hỗ trợ tiêu thụ khoảng 3% tổng sản lượng qua sàn Postmart, tương ứng khoảng 3.000 tấn vải thiều Bắc Giang. Còn Viettel Post dự kiến trong giai đoạn chính vụ vải thiều Bắc Giang, mỗi ngày sản lượng vải bán qua sàn Vỏ Sò đạt khoảng 100 tấn.
Áp dụng chính sách 1 đổi 1 với hàng nông sản khó bảo quản
Chỉ còn khoảng 2 tuần là vải thiều Bắc Giang vào chính vụ. Do đặc thù của hàng nông sản mùa vụ thường là hàng tươi sống, với thời gian thu hoạch và sử dụng không dài nên cả Postmart và Vỏ Sò đều đã lên các phương án để khi vải chuyển đến người tiêu dùng vẫn tươi, ngon, đảm bảo chất lượng.
Trao đổi với ICTnews, đại diện Postmart chia sẻ, quy trình đưa vải thiều chuyển đến tay người tiêu dùng được tối ưu thông qua việc tổ chức chuyển phát trực tiếp từ bưu cục các tỉnh. Quy trình thu gom vải thiều cũng được rút ngắn thời gian hơn so với các loại hàng hóa khác. Khi phát sinh đơn hàng, bưu cục có thể lấy hàng và giao ngay cho người mua để không tốn quá nhiều thời gian thu gom.
Các chương trình hướng dẫn quy cách gói bọc, vận chuyển hàng hóa đang được Postmart đào tạo, hướng dẫn cho bà con để họ biết cách giữ được độ tươi ngon của đặc sản, nhất là trong điều kiện thời tiết nóng như hiện nay.
Trong khi đó, Vỏ Sò đã tổ chức nhân viên tham gia cùng nông dân thu hoạch, phân loại vải ngay tại vườn, đồng thời hướng dẫn họ đóng gói theo quy chuẩn.
Hiện tại, người tiêu dùng có thể đặt trước vải thiều chính vụ của Bắc Giang trên sàn Vỏ Sò. |
Với việc áp dụng hệ thống logistics thông minh và đầu tư thêm xe lạnh, các đơn hàng ở miền Bắc sẽ được Viettel Post giao không quá 24 giờ sau thu hái. Các đơn hàng đến miền Trung và miền Nam, nhằm đảm bảo thời gian giao hàng trong 24 - 48 giờ, khâu đóng gói sẽ sử dụng thêm đá để giữ nhiệt độ bảo quản phù hợp. Tại các bưu cục đến, Viettel Post quy định đơn hàng không được phép dừng tồn quá 2 giờ.
Đặc biệt, cả Vietnam Post và Viettel Post đều đưa ra chính sách cho khách hàng được 1 đổi 1 với các đơn vải thiều Bắc Giang bị lỗi, hỏng. Cụ thể, nếu hàng hóa sai về chất lượng, quy cách đóng gói hay vận chuyển, khách hàng của Vỏ Sò có quyền yêu cầu trả hàng và được đổi lại một đơn hàng tương ứng.
Thông tin với ICTnews, đại diện Vietnam Post cho hay, những đơn vải chuyển trước khi triển khai Chương trình phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (đã sử dụng các kho lạnh tại địa phương để bảo quản vải – PV), khách hàng sẽ được hỗ trợ 1 đổi 1 trong trường hợp xác định sản phẩm hư hỏng do sự cố không mong muốn trong quá trình bảo quản, vận chuyển. Còn vải tiêu thụ qua chương trình phối hợp với Quản lý thị trường, khi bị lỗi hỏng, sẽ được xem xét hỗ trợ theo từng trường hợp cụ thể.
Vân Anh
Bộ TT&TT vừa giới thiệu chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng - Vải thiều Bắc Giang”. Với chương trình này, người tiêu dùng có thể chung tay giúp nông dân Bắc Giang tiêu thụ vải bằng việc đặt hàng qua 2 sàn Vỏ Sò, Postmart.
" alt=""/>Vỏ Sò, Postmart áp dụng chính sách 1 đổi 1 với vải thiều Bắc Giang bị hỏngTiến hành nội soi đại trực tràng, các bác sĩ phát hiện ngay dưới hậu môn nhân tạo có khối sùi loét chiếm gần hết chu vi, phần đại trực tràng còn lại không thấy tổn thương.
Sau 10 ngày, bệnh nhân được phẫu thuật nội soi cắt đại tràng trái và vét hạch. Giải phẫu bệnh sau mổ là ung thư biểu mô tuyến biệt hóa vừa xâm lấn tới thanh mạc, không xâm lấn mạch máu thần kinh. Chẩn đoán xác định ung thư đại tràng trái.
Ung thư đại trực tràngở người bệnh trẻ tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có tiên lượng xấu hơn so với nhóm người bệnh lớn tuổi.
Hiện nay, theo các khuyến cáo trên thế giới, mốc bắt đầu sàng lọc ung thư đại trực tràng thường được khuyến cáo ở tuổi 45. Tuy nhiên, ung thư đại trực tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa, không chỉ gặp ở lứa tuổi trung niên mà có thể gặp ở cả thanh thiếu niên.
Vì vây, với những đối tượng nguy cơ cao như tiền sử gia đình có người mắc ung thư đại trực tràng, mắc các hội chứng di truyền liên quan đến ung thư đại trực tràng hoặc khi có triệu chứng nghi ngờ như đi ngoài phân nhầy máu, thay đổi thói quen đại tiện, đau bụng kéo dài nên đi khám sàng lọc bệnh sớm.
Theo các bác sĩ Trung tâm Y học hạt nhân & Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến hàng đầu trên thế giới, phần lớn gặp ở các nước phát triển như Australia, New Zealand, các nước châu Âu, Bắc Mỹ.
Theo GLOBOCAN 2020, trên thế giới, ung thư đại trực tràng đứng thứ 3 về số ca mới mắc trong tất cả các ung thư ở cả 2 giới với gần 2 triệu ca, và đứng thứ 2 về số ca tử vong với khoảng hơn 900.000 ca.
Việt Nam cũng là nước có tỉ lệ mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng cao, năm 2020, số ca mắc và tử vong do ung thư đại trực tràng đứng thứ 5 ở cả 2 giới chiếm 9% tổng số ca mới mắc các bệnh ung thư và 6,7% ca tử vong.
Loại ung thư này thường gặp ở người lớn tuổi, 80% các ca ung thư đại trực tràng được chẩn đoán sau tuổi 55, tuổi trung bình mắc ung thư đại trực tràng là 74.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây mô hình ung thư đại trực tràng theo lứa tuổi đã và đang thay đổi với tỉ lệ bệnh nhân trẻ tuổi ngày một gia tăng. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2013, tỉ lệ mắc ung thư đại trực tràng ở người < 50 tuổi tăng 22%, chiếm khoảng 10% tổng số các ca mới mắc loại ung thư này ở tất cả các lứa tuổi.
Trong thực tiễn lâm sàng các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai gặp ngày càng nhiều các bệnh nhân ung thư đại trực tràng trẻ tuổi.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng, dữ liệu là nguyên liệu, là đầu vào quan trọng của chuyển đổi số, phục vụ công việc của bệnh viện, thầy thuốc.
“Nhìn từ góc độ này, ngành Y tế đang sở hữu nguồn tài nguyên lớn, đó là dữ liệu liên quan công tác khám chữa bệnh của người dân Việt Nam. Đây là đầu vào để thông minh hoá, tối ưu hoá các dịch vụ” – ông Dũng cho hay.
Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông mong muốn Bộ Y tế tiếp tục quan tâm, thúc đẩy thêm nhiều mô hình chuyển đổi số có hiệu quả vượt trội, tạo niềm tin và cảm hứng mạnh mẽ cho các cơ sở khác.
GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế nhìn nhận ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh vẫn còn hạn chế. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa tương xứng với khối lượng dữ liệu y tế cần quản lý; hệ thống thông tin và các cơ sở dữ liệu còn rời rạc, chưa liên thông với nhau. An toàn thông tin và nhiều yêu cầu về công nghệ thông tin còn chậm triển khai…
Chính những hạn chế này dẫn đến việc phát triển công nghệ thông tin khác nhau giữa các bệnh viện công lập, tư nhân và giữa các tuyến.
Bộ Y tế cho biết Việt Nam hiện có hơn 1.400 bệnh viện công lập và hơn 300 cơ sở ngoài công lập. Một khảo sát mới đây do Cục Quản lý khám chữa bệnh thực hiện tại 732 cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc cho thấy 71% cơ sở đã thực hiện thanh toán viện phí điện tử, số còn lại thanh toán bằng tiền mặt.
Tuy nhiên, chưa đến 50% bệnh viện thực hiện đặt lịch khám trực tuyến. Con số này với bệnh viện tuyến trung ương là 70%. Bệnh nhân đặt lịch qua điện thoại là phổ biến nhất (gần 39%), qua website của viện hơn 28%, qua tổng đài có 21,52% và qua app hơn 11%.
Về bệnh án điện tử, qua khảo sát, còn hơn 32% cơ sở chưa triển khai. Trong số các cơ sở đã thực hiện, mới có 3% cơ sở có phần mềm quản lý được ghi chép của hồ sơ bệnh án đã được thẩm định và bỏ bệnh án giấy.
Ngành Y tế đặt mục tiêu năm 2030, tất cả các cơ sở khám chữa bệnh phải triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, chuyển đổi số trong y tế không phải là vấn đề xa xôi mà gắn liền với lợi ích thiết thực của bệnh viện, thầy thuốc và người dân.
“Đơn giản nhất là đơn thuốc hay bệnh án điện tử. Nếu chuyển từ viết tay sang đánh máy, người dân không còn phải đau đầu dịch đơn thuốc, cũng không còn sự so sánh chữ bác sĩ “xấu như gà bới” – PGS Khuê chia sẻ.
Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai đơn thuốc điện tử còn giúp các bệnh viện kiểm soát việc kê đơn; dự trù, lập kế hoạch số lượng thuốc cho từng năm/giai đoạn; quản lý sử dụng kháng sinh, hạn chế tình trạng kháng thuốc kháng sinh…