Công nghệ

Trung Quốc thúc đẩy ngành bán dẫn, thế giới lo sợ viễn cảnh ‘cuộc chiến phá giá’

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-03-30 05:37:13 我要评论(0)

Việc Trung Quốc thúc đẩy ngành sản xuất bán dẫn khiến thế giới lo ngại về cuộc chiến phá giá trong tvòng loại champions leaguevòng loại champions league、、

464931 o.jpg
Việc Trung Quốc thúc đẩy ngành sản xuất bán dẫn khiến thế giới lo ngại về cuộc chiến phá giá trong tương lai.

Theo công ty nghiên cứu xu hướng trong ngành công nghệ mới TrendForce, vào đầu năm 2024, Trung Quốc đã sở hữu hơn 50 nhà máy sản xuất vi mạch đang hoạt động.

Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ sản xuất các mẫu chip kém hiện đại, ở tiêu chuẩn 28nm trở xuống, nhưng các nhà máy với công nghệ tiên tiến hơn đang được triển khai xây dựng nhanh chóng. 

Các doanh nghiệp bán dẫnTrung Quốc như SMIC, HuaHong, Nexchip, CXMT và Silan đang lập kế hoạch xây dựng thêm 10 nhà máy mới, trong khi 23 nhà máy khác đang trong quá trình xây dựng và sẽ đi vào hoạt động trong vài năm tới.

Theo TrendForce, Trung Quốc dự kiến sẽ đầu tư tổng cộng khoảng 1.000 tỷ USD cho lĩnh vực công nghệ này, với tham vọng thiết lập lại thị trường bán dẫn toàn cầu.

Ngay trong thập kỷ này, Trung Quốc sẽ vượt qua tất cả các quốc gia còn lại về số lượng doanh nghiệp sản xuất bán dẫn. Đồng thời, thị trường sản xuất bán dẫn ở Trung Quốc không chỉ phát triển theo chiều rộng, mà còn theo cả chiều sâu.

Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, Trung Quốc đang tìm mọi cách để tiếp cận và chuyển đổi sang các tiêu chuẩn công nghệ sản xuất chip 3nm và 5nm hiện đại nhất hiện nay. 

Trung Quốc có nhiều ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác trong việc phát triển ngành sản xuất bán dẫn nội địa. Trước hết phải kể tới những lợi thế rõ ràng về công nghệ và tài chính, kể cả khả năng tự chủ hoàn toàn với nguồn cung nước ngoài.

Trung Quốc cũng đang sở hữu một nguồn nhân lực đông đảo, với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản trong các hệ thống giáo dục chuyên ngành.

Ngoài ra, Trung Quốc có năng lực chi phối thị trường bán dẫn, đặc biệt là thông qua công cụ nguồn tài nguyên đất hiếm, như đã diễn ra gần đây. 

Đáng chú ý, Trung Quốc hiện đang tập trung phát triển các quy trình sản xuất chip trưởng thành, tức là sản phẩm được sản xuất trên các quy trình công nghệ đã được phát triển và hoàn thiện trong nhiều năm.

Các loại chip như vậy mặc dù không phù hợp để sử dụng cho các thiết bị điện tử tinh vi, nhưng lại phổ biến trong ngành sản xuất ô tô và điện tử tiêu dùng.

Thậm chí, ngay cả điện thoại thông minh cũng có nhiều linh kiện không cần tới công nghệ bán dẫn cao cấp hơn 5nm. Đây là một thị trường khổng lồ, với quy mô và nhu cầu chưa thể định lượng hết. 

Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2023 - 2027, khoảng 70% nhà máy mới ở Trung Quốc sẽ sử dụng quy trình sản xuất chip trưởng thành lạc hậu hơn tiêu chuẩn 16nm.

Việc đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn và chip trưởng thành đã giúp Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực này. Các loại chip trưởng thành phù hợp về mặt chi phí và hiệu suất, sẽ là lựa chọn hàng đầu của phần lớn các nhà sản xuất điện tử. 

Tuy nhiên, các chuyên gia của TrendForce cảnh báo xu hướng này sẽ có tác động cực kỳ tiêu cực đến ngành bán dẫn trên toàn cầu. Với các ưu thế mạnh mẽ, Trung Quốc có thể sẽ thiết lập lại thị trường bán dẫn toàn cầu, thậm chí sẵn sàng hủy hoại các đối thủ cạnh tranh bằng cách bán phá giá - phương thức phổ biến của các doanh nghiệp Trung Quốc hiện nay. 

Nhiều nhà sản xuất lớn sẽ phải đối mặt với nguy cơ khó khăn về tài chính và sau đó là nguy cơ phá sản. Ngay chính các doanh nghiệp Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng khó khăn, buộc các công ty nhỏ phải bán mình cho những gã khổng lồ trong ngành vì không thể tồn tại trong cuộc chiến giá cả, tạo ra các doanh nghiệp thống trị khổng lồ với cơ chế độc quyền.

Tuy nhiên, các chuyên gia hiện chưa thể dự báo chính xác thời điểm xảy ra một cuộc chiến giá cả như vậy. Trung Quốc hiện nay vẫn còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu chip từ nước ngoài. Bởi vậy, viễn cảnh mà các chuyên gia TrendForce lo ngại có thể sẽ chỉ xuất hiện sau khi Trung Quốc đã làm chủ được quy trình sản xuất hàng loạt chip tiêu chuẩn 3nm trở lên.

(theo OL)

Kỷ nguyên smartphone mang thương hiệu Nokia kết thúc

Kỷ nguyên smartphone mang thương hiệu Nokia kết thúc

HMD Global, hãng phát triển và sản xuất điện thoại Nokia, đã tuyên bố ngừng phát hành smartphone mới mang thương hiệu Nokia, chính thức khép lại kỳ vọng tái hiện vinh quang trước đây.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Nhân đọc bài “Đưa con đi học thêm, sao tôi hèn thế này” của phụ huynh Minh An, tôi nhớ chuyện của con mình cách đây 5 năm.

Đầu năm học 2012 – 2013, con tôi vào lớp 7. Một tuần sau khi khai giảng là buổi họp phụ huynh đầu tiên. Cô giáo chủ nhiệm lớp con tôi dạy môn Văn.

ến phần nhận xét chất lượng học sinh, cô giáo tuyên bố: “Tôi chưa thấy lớp nào mà trình độ các em tệ đến như vậy. Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm (môn Toán và Văn), lớp có 42 em nhưng chỉ có một em đạt điểm 7 môn Văn. Vài em điểm 6, còn lại dưới 5 điểm. Thậm chí có em chỉ 2 điểm môn Văn. Môn Toán cũng không khá hơn bao nhiêu”.

Tất cả phụ huynh bắt đầu lao xao chừng như không hiểu chuyện gì.

{keywords}
Ảnh chỉ mang tinh minh họa (Đinh Quang Tuấn)

Cô giáo bắt đầu công bố điểm kiểm tra chất lượng của từng em. Sau khi biết điểm của con mình, phụ huynh càng băn khoăn và lo lắng. Con mình sao vậy nè, chỉ hai tháng nghỉ hè mà thành ra nông nổi này sao, hay cô giáo ra đề bài khó quá ?

Tôi có hai đứa con học lớp đó. Điểm của chúng không hơn 6 ở môn Văn và 5 điểm Toán. Tôi thật sự lo sợ, vì từ lớp 6 trở về trước chúng luôn đạt học sinh giỏi.

Cô giáo nói bài kiểm tra hoàn toàn trong chương trình sách giáo khoa, không phải là đề khó, ngoài sách, ngoài chương trình phổ thông. Rõ ràng các em đã mất căn bản cho nên mới có kết quả thấp như vậy.

Chợt một phụ huynh giơ tay muốn phát biểu. Được cô giáo đồng ý, vị ấy nói luôn, vẻ bực bội: “Tôi không biết tại sao, năm nào tôi đi họp phụ huynh đầu năm cũng đều nghe giáo viên chủ nhiệm nói là lớp này học sinh yếu quá, nhưng đến cuối năm, phần lớn học sinh đều đạt loại giỏi”.

Cô giáo trả lời: “Kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm nói lên trình độ học sinh”.

Năm trước tôi không đi họp nên không biết cô giáo chủ nhiệm lớp 6 có nói vậy không? Nhưng điều cô giáo nói tiếp mới thực sự gây choáng, đó là: Sách đang dạy trong chương trình chính khoá được soạn cho học sinh cả nước, bao gồm học sinh ở thành thị, nông thôn, miền núi và cả hải đảo. "Học sinh ở từng vùng thì trình độ khác nhau. Con em của quý vị đang ở thành phố (Nha Trang), nếu chỉ học trong sách giáo khoa thì con em của quý vị trình độ ngang bằng các cùng bạn trang lứa ở huyện miền núi".

Đến đây tôi và những phụ huynh khác đơ người, hoang mang cực độ. Cô nói đúng quá! Làm sao chúng tôi chịu được khi con của mình học ngang trình độ với các em ở miền núi!?

Rồi cô chuyển sang phần bầu Hội phu huynh, học phí, gây quỹ lớp… Trong khi mọi người lục tục rút ví đóng các loại tiền, cô giáo thông báo là sẽ giúp các em nếu phụ huynh nào thấy thực sự cần. Nhà cô ở đó, cô ghi địa chỉ trên bảng, nhưng cô chỉ nhận dạ kèm có giới hạn chứ không được nhiều.

Trước kia, khi con tôi chưa đi học, tôi từng tuyên bố không cho đi học thêm. Nhưng rồi chỉ đến lớp 3 là tôi phải cho con học thêm. Nhưng cũng sau vài lần cằn nhằn vợ và tự dằn vặt mình tôi mới quyết định cho con đến nhà cô.

Lần này, tôi không thể chờ về đến nhà để cằn nhằn ai hay nói trước với con, thay vào đó tôi lặng lẽ đến bàn ghi danh và thỏ thẻ với cô là hãy cho hai con tôi đến nhà của cô. Như sợ nếu chậm sẽ không còn chỗ.

Ra khỏi buổi họp, trên đường về, tôi bình tĩnh lại và thấy có cái gì đó khác thường đã xảy ra mà tôi không nhận biết kịp thời.

Hôm sau, tôi đến công ty và nói với cậu nhân viên làm marketing: “Nếu em có mặt trong buổi họp phụ huynh của con của anh ngày hôm qua thì tốt quá”. Ừ thì, cậu nhân viên ấy đã “học thêm” được từ cô giáo chủ nhiệm bí quyết hữu ích cho công việc của mình.

Cuối năm đó phần lớn học sinh lớp của con tôi đều đạt học sinh giỏi. Con tôi cũng là học sinh giỏi.

Thưa phụ huynh Minh An, tôi không thể nói tôi hèn như bạn nhưng tôi thấy mình là kẻ nhát gan nhất trần đời khi cho con đi học thêm.

Phụ huynh Tiến Nguyễn

" alt="Cho con đi học thêm, ông bố tự thấy mình nhát gan nhất trần đời" width="90" height="59"/>

Cho con đi học thêm, ông bố tự thấy mình nhát gan nhất trần đời

Vai trò lớn nhất của các hãng viễn thông là giữ liên lạc giữa mọi người: giúp doanh nghiệp liên lạc với khách hàng, giúp đồng nghiệp kết nối khi làm việc từ xa, giúp người thân không bị thất lạc nhau. Trong khủng hoảng Covid-19, vai trò này càng trở nên rõ ràng và cần thiết. Chúng ta đã chứng kiến nhà mạng thành công trong tạo điều kiện cho học tập – làm việc từ xa, hỗ trợ nâng cao hệ thống y tế, trợ giúp chính phủ ở cả cấp độ địa phương lẫn quốc gia, cung cấp dự phòng vững vàng cho khách hàng doanh nghiệp. Tất cả đều nhằm giúp những quy trình quan trọng được tiếp diễn.

Dù nhà mạng thường phụ thuộc vào phần cứng để mang đến kết nối mạng, vài năm qua đã có nhiều thay đổi. Với sự trỗi dậy của công nghệ 5G cloud-native, lưu lượng dữ liệu, lượng sử dụng dịch vụ băng rộng và nhu cầu khách hàng tăng đột biến do đại dịch, các hãng viễn thông gặp thách thức khi muốn hiện đại hóa mạng lưới. Vì lẽ đó, họ chuyển sang các kiến trúc ảo hóa và đám mây.

Điều chỉnh nhu cầu đối với ứng dụng đám mây

Theo Rcwireless, nguyên nhân chính khiến các nhà mạng bắt đầu ứng dụng điện toán đám mây là… tiết kiệm tiền, cắt giảm chi phí trong các bộ phận khác nhau của tổ chức. Các hệ thống tại chỗ (on-premise) và chi phí giấy phép liên quan tốn rất nhiều tiền và công sức bảo trì. Ngược lại, triển khai dịch vụ gia tăng và mở rộng theo nhu cầu (không cần bảo trì máy chủ tốn kém) trên nền tảng đám mây lại rẻ hơn. 

{keywords}
 

Các yếu tố khác bao gồm sự linh hoạt, khả năng mở rộng, tốc độ nhanh nhạy của các hệ thống đám mây so với hệ thống tại chỗ. Như chúng ta thường thấy trong thực tế, hệ thống viễn thông đối mặt với những lúc cao điểm cả về vận hành lẫn lưu trữ dữ liệu. Chẳng hạn, nó xảy ra vào các dịp lễ Tết hay sự kiện lớn. Trong phần lớn thời gian, hoạt động thấp hơn nhiều. Vì vậy, các hệ thống tại chỗ phải được cấu hình để chống chọi với những lúc cao điểm, cần tới nhiều máy chủ trị giá hàng tỷ USD nhưng lại không dùng đến vào ngày thường. Khi triển khai trên đám mây, dùng bao nhiêu trả bấy nhiêu, tự động điều chỉnh quy mô một cách linh hoạt sẽ giữ chi phí thấp vào ngày thường nhưng vẫn đảm bảo đủ năng lực cho ngày cao điểm.

Xu hướng ứng dụng đám mây của các nhà mạng

Công bằng mà nói các nhà mạng không xa lạ với điện toán đám mây. Bước chuyển dịch lớn đầu tiên “lên mây” là vào năm 2012. Một số hãng viễn thông lớn như AT&T, Orange, Telecom Italia, Deutsche Telecom và Telefonia đã giới thiệu mô hình ảo hóa chức năng mạng (NFV) và dịch chuyển từ mạng vật lý thuận túy sang chức năng mạng ảo (VNF) để tự động hóa một số phần trong hạ tầng.

Chức năng mạng cloud-native (CNF) về cơ bản mang lại cách thức cung cấp chức năng mạng và cấu hình VNF mới linh hoạt hơn. Dường như, chúng cũng tạo ra giải pháp tốt hơn khi chuyển sang 5G. Theo Analysys Mason, các nhà cung cấp dịch vụ di động (CSP) sẽ chi 114 tỷ USD cho đám mây (bao gồm chức năng đám mây, phần mềm đám mây, phần cứng, dịch vụ liên quan) từ năm 2019 đến năm 2025. Vài năm tới sẽ ghi nhận sự chuyển dịch lớn của nhà mạng “lên mây”, đồng nghĩa, họ sẽ tập trung tốt hơn vào dịch vụ thiết yếu thay vì công nghệ thông tin, cập nhật máy chủ hay bảo trì.

Lợi ích của đám mây với nhà mạng gói gọn trong ba điểm: giảm chi phí vận hành; nâng hiệu quả trung tâm dữ liệu; độc lập về công nghệ thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản khiến doanh nghiệp viễn thông chần chừ. Đầu tiên, đó là thiếu kỹ năng và chuyên gia nội bộ. Các phòng ban trong công ty hiểu biết hạn chế về ứng dụng đám mây và chiến lược “lên mây”, vì vậy họ phải tìm tới nhà cung cấp bên ngoài để lấp đầy chỗ trống. Lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ đám mây cũng là vấn đề đau đầu không kém. Ngày nay, có nhiều lựa chọn khác nhau, phổ biến nhất là Microsoft Azure, Amazon Web Services, GCP, Oracle, IBM. Các chuyên gia sẽ giúp nhà mạng thực hiện các dự án lớn liên quan đến tích hợp đám mây. 

Một vấn đề khác là bảo mật và quyền riêng tư. Lưu trữ dữ liệu mở và không được mã hóa đúng cách, đặc biệt tại những nước không có trung tâm dữ liệu địa phương là khá rủi ro xét về tính tuân thủ pháp lý. Các hệ thống vẫn bị xem là dễ bị tấn công. Đám mây và công nghệ liên quan phát triển nhanh chóng, khoảng cách giữa dịch vụ đám mây và hệ thống cũ tạo ra lỗ hổng mà tội phạm mạng có thể khai thác.

Cuối cùng, rào cản lớn ngăn nhà mạng ứng dụng đám mây là thiếu lòng tin. Nhà mạng vẫn chưa chắc chắn đám mây có hiệu quả nhiều hơn hệ thống tại chỗ về tiết kiệm chi phí hay không. Có sự hoài nghi lớn rằng chi phí của hệ thống đám mây sẽ nhỏ hơn tổng chi phí sở hữu một hệ thống tại chỗ.

Cách nào để vượt chướng ngại vật?

Điều đầu tiên nhà mạng phải làm là phát triển đội ngũ chuyên gia nội bộ với sự giúp sức của các hãng công nghệ thông tin hàng đầu. Họ có thể tìm đến bên thứ ba để triển khai hệ thống và giải pháp nhanh chóng, nâng cao năng lực và chuyên môn. 

Bằng cách này, doanh nghiệp viễn thông sẽ học hỏi kinh nghiệm từ các công ty công nghệ thông tin, hiểu về giải pháp đám mây, tích lũy kiến thức chuyên môn và duy trì tất cả vai trò quan trọng – kiến trúc sư, quản lý dự án, kiến trúc bảo mật – trong công ty.

Đối với chướng ngại thương mại và chi phí, họ có thể vượt qua bằng các dự án PoC (proof of concept – chứng minh tính khả thi và thực tiễn của ý tưởng hoặc phương pháp nào đó). Nhà mạng sẽ sử dụng dữ liệu mẫu hoặc tổng hợp để xem mất bao nhiêu chi phí để triển khai hệ thống trên đám mây, sau đó so sánh với chi phí triển khai tại chỗ tại trung tâm dữ liệu riêng để tìm ra giải pháp nào tiết kiệm hơn. Các dự án PoC khá hữu ích vì cung cấp bài học về khấu trừ chi phí đám mây sau quá trình tích hợp.

Một giải pháp nữa là tạo ra mối quan hệ gần gũi giữa nhà mạng và doanh nghiệp công nghệ thông tin, nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ xem nhà mạng là đối tác chiến lươc, đưa ra các mức chiết khấu hấp dẫn và cố vấn để triển khai dự án đám mây.

Về vấn đề dữ liệu cá nhân, các vấn đề pháp lý là chướng ngại lớn khi ứng dụng đám mây tại các nước chưa có trung tâm dữ liệu địa phương. Trong tình thế này, nhà mạng đã bắt đầu tích hợp các giải pháp ẩn danh dữ liệu để bảo vệ thông tin nhạy cảm và thông tin cá nhân của thuê bao. Về cơ bản, nhà mạng tải dữ liệu theo định dạng mã hóa, giảm nguy cơ bị lộ dữ liệu mà vẫn tuân thủ quy định.

Điện toán đám mây có tác động quan trọng đến doanh thu và ngân sách của các nhà mạng thế giới. Nó đã chứng minh tính hiệu quả, tiết kiệm, linh hoạt để lưu trữ và làm việc với dữ liệu. Nhờ sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch vụ đám mây, nhà mạng có thể tăng cường mức độ phổ biến của các dịch vụ, mở rộng sản phẩm và cải thiện hiệu suất kinh doanh nói chung.

Du Lam

Đón sóng dịch chuyển “đa đám mây”, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Đón sóng dịch chuyển “đa đám mây”, doanh nghiệp Việt cần chớp thời cơ

Khi việc sử dụng Cloud trên thế giới đã đạt đến mức độ khai thác “sâu và rộng”, thì Multi-Cloud (đa đám mây) sẽ là bước chuyển dịch bứt phá giúp doanh nghiệp nâng cao tiềm lực cạnh tranh trong cuộc chiến điện toán đám mây.

" alt="Rào cản nào ngăn nhà mạng “lên mây”?" width="90" height="59"/>

Rào cản nào ngăn nhà mạng “lên mây”?