当前位置:首页 > Kinh doanh > Đổi mới đánh giá, thi cử: Chưa đáp ứng được vai trò “đột phá”

Đổi mới đánh giá, thi cử: Chưa đáp ứng được vai trò “đột phá”

2025-01-21 02:50:29 [Thế giới] 来源:NEWS

- Báo cáo sơ kết sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng khóa 11 về đổi mới căn bản,ĐổimớiđánhgiáthicửChưađápứngđượcvaitròđộtphábayer 04 toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT nhìn nhận việc đổi mới đánh giá, thi ở các cấp học và trình độ đào tạo giai đoạn vừa qua vẫn chưa thực sự căn cơ, chưa đáp ứng được vai trò “đột phá” cho công cuộc đổi mới giáo dục đồng bộ.

Thi thực chất: Chưa tiên quyết ở một số địa phương

Được biết, từ sau năm 2013 (kể từ khi có Nghị quyết 29), chính sách đánh giá giáo dục có nhiều thay đổi.

Ở bậc tiểu học, đáng chú ý nhất là triển khai Thông tư 30 và sau đó là điều chỉnh bằng Thông tư 22, với tinh thần khích lệ giúp học sinh tự tin trong học tập; kết hợp điểm số và nhận xét, tăng cường "định tính" trong đánh giá thường xuyên.

Ở bậc THCS,  có các công văn hướng dẫn cụ thể hơn quy định đánh giá hiện hành (Thông tư 58), trong đó hướng tới sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; coi trọng sự tiến bộ của mỗi học sinh; chú trọng đánh giá thường xuyên, đa dạng hóa các hình thức và công cụ đánh giá

Đáng kể nhất là ở bậc THPT với sự thay thế của kỳ thi THPT quốc gia, đảm nhiệm vai trò củ 2 kỳ thi trước đó là thi tốt nghiệp THPT  và thi tuyển sinh ĐH, CĐ. 

{ keywords}
Ở bậc Tiểu học, từ năm 2014 đến nay, việc đánh giá học sinh thay đổi theo hướng khích lệ giúp học sinh tự tin trong học tập; kết hợp điểm số và nhận xét. Chủ trương này được điều chỉnh với 2 thông tư 30 và 22. Ảnh: Lê Anh Dũng

Sau 5 năm triển khai, Bộ GD-ĐT nhìn nhận: Hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi chưa được đổi mới một cách đồng bộ: cấp tiểu học thực hiện quy chế đánh giá năng lực người học, còn cấp THCS và THPT vẫn thực hiện quy chế đánh giá kết quả học tập; chương trình học tập là các môn học riêng nhưng lại tổ chức các bài thi tổng hợp; giáo dục phổ thông chuyển sang định hướng đánh giá năng lực, trong khi giáo dục đại học vẫn đánh giá kết quả học tập theo niên chế kết hợp học phần.

Bên cạnh đó, chất lượng hệ thống đánh giá người học của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn quốc tế .

Bộ GD-ĐT nhìn nhận chính sách thi chưa ổn định, đang trong tiến trình hoàn thiện, quan điểm, chỉ đạo thi thực chất chưa được thực hiện tiên quyết ở một số địa phương; nguồn tài chính dành cho đánh giá hạn hẹp và không ổn định; nguồn nhân lực chuyên trách công tác đánh giá, thi ở địa phương vừa thiếu, vừa yếu chuyên môn, còn có những vi phạm nghiêm trọng quy chế coi thi, chấm thí (như gian lận kết quả thi THPT quốc gia 2018 ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình); hoạt động đánh giá, thi vẫn thiên về kết quả học tập các môn học hơn là sự tiến bộ, sự phát triển năng lực (như giải quyết vấn đề, sáng tạo, ngôn ngữ, tính toán,…) của người học; phương pháp và công cụ đánh giá tương đối đơn điệu, chủ yếu vẫn là viết (đề kiểm tra/ thi, vấn đáp (kiểm tra miệng), đề thi giữa các năm không tương đương về độ khó, độ tin cậy và độ giá trị, không giúp dự được khả năng thành công ở giáo dục đại học; kết quả đánh giá, thi chưa được sử dụng hiệu quả để điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học và cải tiến chương trình, chính sách giáo dục.

Tiếp tục ra sao?

Khi xem xét những "bài học kinh nghiệm" rút ra từ quá trình triển khai Nghị quyết 29, Bộ GD-ĐT cho rằng: Trong một xã hội mà tâm lý "ứng thí", "khoa cử", "chuộng bằng cấp" của người dân không dễ gì xóa bỏ, việc xác định “đổi mới kiểm tra, đánh giá, thi là khâu đột phá” là hoàn toàn đúng đắn. Nếu đánh giá được sự phát triển năng lực người học và sự tiến bộ của người học theo thời gian, thì thể hiện được rõ ràng quan điểm nhân văn trong giáo dục “đánh giá không phải là điểm kết thúc của một giai đoạn mà là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới”. Khi đó, đánh giá sẽ điều chỉnh hoạt động dạy, hoạt động học, sẽ điều chỉnh, cải tiến chương trình và chính sách giáo dục.

Đề xuất các giải pháp để thực hiện phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan, Bộ GD-ĐT cho hay sẽ xây dựng khung đánh giá, chuẩn đánh giá năng lực học sinh dựa theo các mô hình, quy trình tiên tiến của giáo dục thế giới. Nghiên cứu cơ sở khoa học và xây dựng Thông tư đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh tiểu học, THCS, THPT phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bên cạnh đó, sẽ nghiên cứu, xây dựng quy chế cân bằng kết quả đánh giá năng lực người học giữa các giáo viên, các trường và các địa phương bằng cách thực hiện đánh giá diện rộng cấp quốc gia và cấp địa phương; xây dựng hệ thống giám sát hoạt động đánh giá và thi từ trung ương đến địa phương.

Một giải pháp khác là xây dựng và ban hành cơ chế, biện pháp đủ mạnh để loại trừ tham nhũng, hối lộ, bao che, dung túng và thiên vị; trong đó tăng cường phân cấp quản lý thi theo hướng gắn tự chủ với tự chịu trách nhiệm của các sở GD-ĐT và trường ĐH, CĐ.

Bộ GD-ĐT cũng xác định phát triển ngân hàng câu hỏi thi đáp ứng tốt mục đích, yêu cầu của kỳ thi THPT quốc gia.

Hạ Anh 

5 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 29

12 năm thi học sinh giỏi quốc tế của Việt Nam

Cả nước chỉ có Đà Nẵng, Đồng Nai đủ giáo viên

Chương trình phổ thông mới: Giảm môn, giảm giờ học

5 năm, ngân sách cho giáo dục tăng 92.500 tỷ đồng

 

 

“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định”

“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định”

“Kết quả thi THPT quốc gia chưa ổn định” là một trong 3 vấn đề được nhóm nghiên cứu khoa học nêu ra tại hội thảo khoa học “5 năm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Thành tựu và Thách thức”.

(责任编辑:Bóng đá)

推荐文章
热点阅读