Những ai quá quan trọng việc khổ mấy cũng phải về quê ăn Tết thì tốt nhất nên ở sau "lũy tre làng" cho rồi. Thoát ly là để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn, để thế hệ sau đỡ khổ như cha ông, chứ không phải là bắt nhau quay lại chịu khổ. Giờ tôi mong con tôi thành công ở xứ người hơn là cứ phải về ngồi trong bữa cơm Tất niên cuối năm, dù biết bản thân tôi cũng rất buồn. Nếu vì bữa cơm đó mà bắt con vất vả thì tôi đâu cần bươn chải cả đời để cho con cái bay xa làm gì?
Nhà nước, doanh nghiệp đều chỉ cho nghỉ từ 28 Tết, trong khi vé tàu, xe đâu có bán sớm mà đặt trước cả năm. Chưa kể, không phải ai cũng biết mình có được nghỉ Tết như bình thường không hay phải ở lại trực nên chuyện lên kế hoạch từ sớm để đỡ vất vả như một số người nói là bất khả thi.
Tôi quan niệm rằng, nếu cảm thấy cha già, mẹ héo thì tranh thủ về thăm ngày thường (xin nghỉ phép không lương chẳng hạn) chứ sao cứ phải đến Tết mới kéo nhau về thăm cha, thăm mẹ. Cái gì cũng muốn để đến Tết, rồi lại kêu khổ, kêu mệt cũng vì Tết. Vậy Tết còn ý nghĩa gì? Tôi cũng trải qua hơn nửa thế kỷ đón Tết, tại gia có, tại quê có, xứ người cũng có nốt, nên hiểu rất rõ cả khía cạnh kinh tế và tình cảm của những người xa xứ.
>> 30 triệu đồng chua cay một lần về quê ăn Tết
Những người nói về quê cha mẹ không cần gì cả chỉ cần con cháu về thôi, thực ra chỉ là những lời sáo rỗng. Nói dễ, làm mới khó. Bản thân tôi sinh ra ở phố, khi về quê cũng phải quà cáp cho người này, người kia đúng thủ tục để khỏi áy náy. Cho nên, tôi hiểu cái khó của những người không có điều kiện kinh tế mà cứ phải gồng mình vì cái "tiếng" cho mình và cho cha mẹ.
Chính vì thế tôi "cấm" các con về thăm mình vào những dịp lễ Tết để tránh cho chúng phải suy nghĩ, lo toan nhiều. Đó cũng là một điều nên làm cho con. Khi viết những dòng này, tôi đã xác định Tết này chỉ có hai vợ chồng già với nhau, còn con cái cách nửa vòng trái đất, cứ gọi điện, video call từ xa là được rồi.
Nếu phải lựa chọn, tôi vẫn muốn con ở lại làm ăn, xây dựng cuộc sống riêng, lo đầy đủ cho các con của chúng (cháu của tôi) là được. Chứ bắt tội con về quê ăn Tết kéo theo đủ thức phiền toái. Ừ thì cha mẹ không yêu cầu con mình phải cho mình tiền, nhưng họ hàng, anh em, làng xóm mà không có tí quà cho họ thì kiểu gì cũng bị nói này nói nọ. Chưa kể ,tiền mừng tuổi cho tụi nhỏ mà ít thì còn mất mặt hơn với mấy câu mỉa mai như "tưởng thế nào"...
Tóm lại, tôi cho rằng, các ông bố, bà mẹ cũng nên biết nghĩ cho con mình nhiều hơn. Đừng vì chút thể diện hay tỉnh cảm kiểu cảm tính mấy ngày Tết, thỏa mãn ý muốn cá nhân, mà để con cháu mình phải khổ, phải gồng mình về quê mỗi mùa Tết đến.
Tuan Tu Minh Hoang
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Tôi 'cấm' con chịu khổ về quê ăn Tết“So với các bạn tôi không là gì cả”
Khi TP.HCM thực hiện việc giãn cách xã hội, Quốc Thuận nhanh chóng góp mặt trong các hoạt động thiện nguyện của Thành đoàn TP.HCM cũng như nhiều nhóm từ thiện khác.
Hiện, nam nghệ sĩ vẫn tự mình lái xe vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân khó khăn, tặng đồ bảo hộ cho y bác sĩ tuyến đầu chống dịch.
“Tôi bắt đầu công việc chở rau củ từ 5h30 sáng. Mỗi sáng, tôi điều khiển xe ra đường lấy rau, củ. Cuối ngày, nếu tặng được hết rau củ, được chạy xe không về nhà, tôi hạnh phúc, sung sướng lắm”, anh chia sẻ.
Quốc Thuận trong chương trình Sài Gòn ta thương. |
Sau nhiều lần gửi tặng thực phẩm cho bà con, Quốc Thuận nói mình không thể dừng công việc thiện nguyện. Bởi, anh biết ngoài kia còn rất nhiều người khó khăn, cần được giúp đỡ. Chuyện anh hỗ trợ 20 phòng trọ đã 3 ngày ăn cơm với nước tương là một ví dụ.
Anh kể, sau khi gửi quà cho bà con xong, đang định về nhà thì anh nhận được tin nhắn từ một người bạn. Người này cho biết dãy phòng trọ 20 phòng thiếu rau củ, thịt…. từ nhiều ngày nay. Nhận tin nhắn, anh quay đầu xe, đến bếp ăn của bạn để nhận cơm, rau củ hỗ trợ dãy phòng trọ nói trên.
“Do dịch bệnh, đường sá nhiều đoạn bị phong tỏa, cách ly nên tôi nhiều lần bị lạc. Phải vất vả lắm mới tìm được địa chỉ của dãy phòng trọ đang cần được giúp đỡ. Thế mà khi đến nơi, mọi mệt mỏi trong tôi tan biến hết. Khu trọ này rất xập xệ, bà con rất khó khăn”, nam nghệ sĩ chia sẻ.
Quốc Thuận cũng cho biết, quá trình hỗ trợ người dân khiến anh thấu hiểu và biết ơn lực lượng tuyến đầu chống dịch, tình nguyện viên. Anh gọi họ là những chiến sĩ áo trắng, anh hùng thầm lặng.
Nam nghệ sĩ bày tỏ: “Các tình nguyện viên làm việc rất hăng say từ việc vận chuyển lương thực, dụng cụ y tế, bình oxy đến đi xịt kháng khuẩn cho các khu bị phong tỏa…".
Hiện, anh đang nỗ lực hỗ trợ nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn vì dịch bệnh. |
“Hầu như 99% các bạn trong những lực lượng này xác định có thể bị nhiễm Covid-19 bất cứ lúc nào, nhưng họ vẫn dũng cảm. Cảm ơn tất cả những người đang làm việc ngày đêm với hy vọng khống chế được đại dịch. So với các bạn tôi không là gì cả. Tôi cũng thay mặt bà con TP.HCM cảm ơn những đồng bào đã hướng về thành phố”, nghệ sĩ Quốc Thuận nói thêm.
Từng muốn bỏ nghề về quê
Tại chương trình, nam nghệ sĩ cũng tiết lộ những thăng trầm trong sự nghiệp diễn viên của mình. Anh cho biết, con đường sự nghiệp của mình cũng lắm gian truân. Thậm chí, có lần anh tuyệt vọng, bế tắc đến nỗi muốn rời bỏ TP.HCM về quê làm công chức.
Sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi, anh rơi vào khủng hoảng vì không biết làm gì, làm như thế nào để có thể đến với niềm đam mê của mình. Quốc Thuận đi đóng vai quần chúng cho phim, kịch, đi nhắc tuồng, soát vé… Anh làm tất cả mọi thứ, vai nào người ta chê thì anh nhận đóng.
Cố gắng, nỗ lực là thế mà suốt 20 năm trước khi lập gia đình, anh vẫn ở nhà thuê, nay đây mai đó, công việc bấp bênh. Thậm chí anh đã tính đến chuyện bỏ cuộc nếu như không có sự xuất hiện của người con gái sau này cùng anh xây dựng gia đình.
Nghệ sĩ Quốc Thuận và gia đình nhỏ của mình. |
Anh kể: “Tôi trải qua một mối tình gần đến đích rồi mà cuối cùng lại tan vỡ. Thế là tôi không tin vào điều gì vĩnh cửu nữa. Trong lúc chán nản thì Liên (vợ diễn viên Quốc Thuận) xuất hiện. Vợ tôi đã giữ chân tôi lại. Nếu không có cô ấy chắc tôi về quê rồi”, anh kể thêm.
Sau những nỗ lực, nam diễn viên dần khẳng định tên tuổi và có vai diễn trong nghề diễn viên đầy khắc nghiệt. Anh khiêm tốn nói rằng mình được đàn anh đàn chị yêu thương, tạo cơ hội từ khi còn là một “chiếc bóng âm thầm”.
Nghệ sĩ Quốc Thuận chia sẻ: “Tôi là người may mắn. Khi gặp va vấp, tôi luôn có quý nhân giúp đỡ. Họ là những người tôi mang ơn đến chết, không có họ sẽ không có Quốc Thuận ngày hôm nay”.
Một trong số những “quý nhân” mà Quốc Thuận kể là nghệ sĩ Quốc Thảo. Anh nói rằng, Quốc Thảo là người đặt viên gạch đầu tiên trong sự nghiệp của mình.
“Rồi sau này, khi tôi mắc lỗi và bị bỏ rơi trong nghề, không ai biết tôi là ai, nghệ sĩ Thúy Nga lại mời tôi đi diễn chung. Chị giúp tôi dần có tiếng tăm trong giới tấu hài. Hai chị em đi lưu diễn rất là nhiều, được lên truyền hình, được bà con rất là thích”, anh kể thêm.
Nguyễn Sơn
Sài Gòn vẫn còn những tấm lòng thơm thảo, tình yêu thương vẫn sẽ lan tỏa khắp thành phố này. Dẫu phố giăng dây, nhưng chẳng thể ngăn lòng người nối liền một khối.
" alt=""/>20 phòng trọ 3 ngày ăn cơm chan nước tương được Quốc Thuận giúp đỡĐại biểu Nguyễn Minh Nhựt đặt vấn đề, dự án chống ngập 10.000 tỷ của TPHCM được khởi công từ năm 2016 nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thành. Ông mong muốn lãnh đạo thành phố nêu rõ nguyên nhân cụ thể của sự chậm trễ và đưa ra mốc thời gian dự án vận hành chính thức.
Người đứng đầu chính quyền thành phố bày tỏ, dự án chống ngập 10.000 tỷ là vấn đề thường được nhắc tới trong mỗi buổi tiếp xúc cử tri. Dự án này cũng được lãnh đạo cấp cao nêu ra như một điển hình của vấn đề kéo dài, lãng phí.
"Thủ tướng nói thành phố cùng các bên cần tập trung giải quyết để tháng 12 năm sau hoàn thành dự án. Vừa qua, TPHCM cũng báo cáo Thủ tướng các giải pháp gỡ vướng cho dự án này", ông Phan Văn Mãi thông tin.
Trong đó, TPHCM đề nghị được điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án vì thời gian thực hiện kéo dài, tổng mức đầu tư của dự án đã thay đổi. Nếu không điều chỉnh chủ trương, thành phố sẽ không ký lại được hợp đồng, phụ lục và không có cơ sở thanh toán cho nhà đầu tư.
Thành phố cũng đề nghị Thủ tướng có ý kiến để Ngân hàng Nhà nước tiếp tục tái cấp vốn, gia hạn thời gian tái cấp vốn. Các ngân hàng cũng cần cơ cấu lại kế hoạch trả nợ của nhà đầu tư và TPHCM liên quan đến dự án.
"Chúng tôi đã làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng BIDV. Nếu Thủ tướng có ý kiến, tôi nghĩ rằng các ngân hàng sẽ sẵn sàng hỗ trợ", ông Phan Văn Mãi chia sẻ.
Chủ tịch UBND TPHCM thông tin thêm, dự án chống ngập 10.000 tỷ được TPHCM thanh toán bằng tiền từ kế hoạch đầu tư công trung hạn và 3 vị trí đất. Năm nay, thành phố đã bố trí 6.800 tỷ vốn đầu tư cho dự án nhưng chưa thanh toán được. Thành phố đã kiến nghị Thủ tướng thống nhất phương án dùng 3 vị trí đất để thanh toán cho nhà đầu tư, ủy quyền cho TPHCM định giá và thực hiện thanh toán.
"Dự án đã hoàn thành 90% tổng khối lượng và hoàn tất kiểm toán 3.000 tỷ đồng. Thành phố đề xuất thanh toán trước phần tiền này để nhà đầu tư hoàn thành phần còn lại của dự án, khoản chênh lệch vốn sẽ dùng để trả nợ ngân hàng để giảm lãi", Chủ tịch UBND TPHCM nêu giải pháp.
Ông Phan Văn Mãi khẳng định, địa phương sẽ nghiên cứu các phương án để giải quyết các vướng mắc đối với dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng trong tháng này. UBND TPHCM cũng nhiều lần ngồi lại với nhà đầu tư để làm rõ việc điều chỉnh phụ lục hợp đồng, pháp lý quỹ đất, tiến độ công việc cụ thể.
"Nếu tháo gỡ xong các vấn đề, nhà đầu tư cam kết hoàn thành dự án trong vòng 12 tháng. Nếu trong tháng 12 chúng ta giải quyết được các vướng mắc, dự án sẽ khởi động đầu năm sau và có thể hoàn tất vào cuối năm sau", Chủ tịch UBND TPHCM thông tin.
" alt=""/>Đại biểu chất vấn Chủ tịch TPHCM về tiến độ dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng