Nhiều phụ nữ Nhật Bản lâu nay vẫn ở nhà chăm sóc chồng con đang bắt đầu có những động thái muốn quay trở lại gia nhập thị trường lao động. Bằng chứng là họ bắt đầu đăng ký tham gia các khóa học nghề nhiều hơn.
Các bà nội trợ và những phụ nữ khác đang tham gia khóa học nghề để tái gia nhập thị trường lao động tại một trụ sở của ĐH Kwansei Gakuin ở Osaka. Ảnh chụp ngày 6/1/2016. Ảnh: Kyodo |
Năm 2008,ácbànộitrợNhậtđangquaytrởlạicôngsởkeonhacai tỷ lệ keonhacai.video ĐH Kwansei Gakuin ở khu vực Kansai đã phát động một chương trình giúp đỡ những phụ nữ này quay trở lại công sở.
Những phụ nữ có bằng đại học, tuổi từ 20 đến 50 này đang tham gia chương trình Happy Career Program, trong đó các bà nội trợ chiếm khoảng 60% số học viên.
Nhiều người trong số đó đã nghỉ việc từ khi sinh con, nhưng hiện tại họ mong muốn được đi làm trở lại. Chương trình đào tạo này gồm có các lớp về công nghệ thông tin, kế toán, báo cáo tài chính, kéo dài khoảng 6 tháng.
Cho đến nay, hầu hết những người hoàn thành chương trình học đều đã tìm được việc làm, trong đó có cả những công việc thời vụ.
Chị Noriko Katsuda, 51 tuổi bắt đầu đi làm vào năm 2012 với công việc tư vấn nghề nghiệp cho người trẻ sau khi hoàn thành khóa học này.
Chị Katsuda trước đó từng làm việc cho một nhà sản xuất dược phẩm và cho một tờ báo, nhưng chị nghỉ việc sau khi có bầu. Suốt 14 năm chị làm công việc nội trợ, chị cho biết bản thân “luôn ghen tị với những người đi làm”.
“Công việc này cho phép tôi gặp gỡ nhiều người hơn. Đó là một phần thưởng” – chị Katsuda nói.
Trong khi đó Chika Shima – một bà nội trợ suốt 16 năm sau khi nghỉ công việc là một người môi giới nhà đất – đã tìm được công việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính cho một nhà nhập khẩu thiết bị điện. “Tôi muốn nói với 2 con gái rằng còn có nhiều lựa chọn khác ngoài việc trở thành một bà nội trợ, và các con luôn có thể bắt đầu lại” – chị Shima, 46 tuổi chia sẻ.
Tại Đại học Phụ nữ Nhật Bản ở Tokyo, những cô gái trẻ chưa có công việc ổn định cũng tham gia khóa học này. Trường này mở khóa học 1 năm cho ngành tiếng Anh thương mại, công nghệ thông tin và quản lý rủi ro.
Một phụ nữ 33 tuổi đăng ký chương trình này cho biết cô đã học ngành tâm lý trong trường đại học, sau đó làm việc cho một nhà hàng. Sau khi nghỉ việc ở nhà hàng, cô là một nhân viên hợp đồng. “Tôi muốn có các kỹ năng để trở thành một nhân viên toàn thời gian” – cô nói.
Mako Takato – giám đốc trung tâm học tập lâu dài của trường cho biết những phụ nữ đang làm hợp đồng và chưa từng làm công việc toàn thời gian hiện đang rất quan tâm tới chương trình dạy nghề này. “Cần có một chương trình hỗ trợ tất cả phụ nữ muốn một thử nghiệm mới” – Takato nói.
- Nguyễn Thảo(Theo Japan Today)