Nhận định, soi kèo Bayern Munich vs Mainz, 20h30 ngày 26/4: Nắm thế chủ động


相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Wigan Athletic U21 vs Millwall U21, 19h00 ngày 29/4: Bám sát top 2 -
Con mặc bộ quần áo mới rồi mất tích, bố mẹ nhọc nhằn tìm kiếm suốt 34 nămCha mẹ và con đoàn tụ sau 34 năm. Ảnh: QQ Khoảng 13h, xe cảnh sát chở anh Wang Yuanyuan (38 tuổi) cùng vợ con xuất hiện. Mắt vợ chồng ông Wang Chengyou đẫm lệ. Khoảng cách mỗi lúc một gần, dáng con trai Wang Yuanyuan hiện rõ hơn.
Không kìm được cảm xúc, ông bà ôm lấy con khóc: "Con ơi, cuối cùng con đã về rồi".
Tiếng nhạc, tiếng pháo vang lên, anh Wang Yuanyuan và vợ con cùng cha mẹ bước vào căn nhà chụp bức ảnh gia đình sau nhiều năm xa cách. Sau 34 năm, họ đã có bức ảnh gia đình trọn vẹn đầu tiên.
Ở phòng khách nhỏ, mọi người bị thu hút bởi bức tranh chữ "Phúc" treo trên tường. Bà Shi vừa nhìn bức tranh vừa nói: "Tôi thêu bức này cho con trai mình. Bây giờ gia đình được đoàn tụ là điều may mắn nhất đời tôi".
34 năm chưa từng bỏ cuộc
Nhiều năm trước, ông Wang Chengyou và vợ Shi Guiju sống và làm việc ở thị trấn Thạch Hoa. Họ sinh được 2 người con, 1 trai và 1 gái. Cuộc sống đang êm đềm, hạnh phúc thì chuyện đau lòng xảy ra.
Hôm đó là 9/9/1990, cậu con trai 4 tuổi của ông đi chơi cùng bạn bè trong xóm đến tối chưa thấy về. Ông bà hỏi thăm khắp nơi nhưng không có tung tích. Họ mới nhận ra sự việc nghiêm trọng.
"Tôi gọi cho tất cả người thân, bạn bè ở gần đó để tìm con. Suốt 3 ngày 3 đêm, gia đình tôi tìm kiếm con nhưng không có tin tức.
Hôm đó, tôi vừa mặc cho con bộ quần áo mới để con biểu diễn văn nghệ ở trường vào hôm sau. Tôi không ngờ rằng, phải tới 34 năm sau, tôi mới gặp lại con mình", ông Wang nói.
Công sức của gia đình ông Wang đã được đền đáp. Ảnh: QQ Kể từ đó, ông nghỉ việc ở thị trấn, ra ngoài làm đủ thứ việc để tìm kiếm con. Bán hàng, kinh doanh, lái xe,... ông đều có thể làm, miễn là kết giao được nhiều bạn bè để có thêm cơ hội tìm con.
Trong suốt hành trình ấy, ông đã gặp không ít kẻ lừa đảo nhưng ông vẫn không chùn bước.
Nói về trải nghiệm suốt 34 năm, ông Wang cho biết: "Mỗi lần nhận được manh mối, tôi đều vui mừng rồi lại hụt hẫng trở về. Nhưng tôi tự hứa với mình rằng, chỉ cần còn sức khỏe, tôi sẽ vẫn tiếp tục tìm con.
Vì con trai, tôi sẽ không bao giờ bỏ cuộc".
Giờ con trai ông đã trở về và những năm tháng nhọc nhằn của vợ chồng ông đã được đền đáp.
Wu Jiang, đội trưởng kỹ thuật của Lữ đoàn điều tra hình sự thuộc Cục Công an huyện Cổ Thành, là một trong những cảnh sát đã giúp vợ chồng ông Wang Chengyou tìm thấy con trai.
Anh Wu quen vợ chồng ông Wang không lâu sau khi anh bắt đầu đi làm vào năm 1996. Với mong muốn tìm được con, vợ chồng ông Wang đã gửi mẫu máu và đưa vào hệ thống ADN tìm người thân.
Nhiều lần anh Wu xúc động chứng kiến cảnh vợ chồng ông Chengyou đến chúc mừng những gia đình tìm được người thân. Anh hiểu ông bà mong muốn gặp lại đứa con thất lạc biết nhường nào. Anh tự nhủ sẽ cố gắng bằng mọi cách tìm được con trai cho vợ chồng ông Wang.
Bước ngoặt xảy ra vào tháng 7/2024 khi cảnh sát phát hiện mẫu máu của ông Wang trùng khớp với mẫu máu của một người tên là Xin Weizong đang sống ở Tuyền Châu (Phúc Kiến).
Cảnh sát lập tức đến xác minh, tìm kiếm Xin. Anh Xin sau khi nghe sự việc cũng đồng ý làm giám định ADN. Kết quả cho thấy, Xin Weizong chính là Wang Yuanyuan, người con trai mất tích của ông Wang Chengyou.
Cuối cùng sau bao nỗ lực, gia đình ông Wang cũng được đoàn tụ. Ông không chỉ tìm được con trai mà còn có thêm con dâu, cháu nội. Đó là niềm hạnh phúc khó nói thành lời.
Ông ngoại mất tích hơn 55 năm, nhờ đôi tất cháu trai phát hiện sự thật chấn động
ANH - Lần cuối cùng gia đình thấy là khi ông ở quán rượu địa phương. Hơn 55 năm sau, người cháu phát hiện đôi tất của ông ngoại, vén màn bí ẩn năm xưa."> -
Đọc 'Tư duy Logic' để tránh những cạm bẫy trong giao tiếpThay vì đưa ra khái niệm “big word” là gì, Minori Kanbe minh họa bằng tranh thông qua một ví dụ về cuộc trao đổi/thảo luận có thể bắt gặp ở bất cứ văn phòng nào. Ở đó, mọi người rất ưa thích dùng các từ bóng bẩy nhưng mập mờ như: tính đa dạng, toàn cầu hóa, có tinh thần kinh doanh, nỗ lực, phấn đấu, triệt để, sẽ cố gắng, thúc đẩy, cải tiến, đổi mới, mở rộng, hiệp lực…
Đó là cái bẫy trong diễn đạt, những từ ngữ khoa trương hoặc vô nghĩa thường có mục đích nhằm cố gắng tỏ ra uyên bác hơn hoặc che giấu việc thiếu bằng chứng cụ thể. Thực tế cho thấy tính hai mặt của ngôn ngữ với tư cách là một công cụ giao tiếp, có thể vừa là ngọn hải đăng của sự rõ ràng vừa là nguồn gốc của sự nhầm lẫn.
Hay một tình huống khác: người Nhật (và cả người Việt) thường có câu: “Lúc nào anh lại đến chơi nhé!”. Vậy lúc nào là lúc nào?… Minori Kanbe thường hay bị những người bạn ở nước ngoài hỏi lại như thế. Chính những “phép xã giao” đôi khi cũng khiến chúng ta bị “đo ván”. Trường hợp này cũng khá giống “big word” khi nó bị tách rời mục tiêu và khả năng thực sự.
Ngược lại, một cuộc đối thoại của người phương Tây sẽ là: “Dạy cô làm sushi cuộn đi!”. Minori Kanbe trả lời: “Được ạ! Một lúc nào đó cô nhé!” ngay lập tức sẽ nhận được phản hồi: “Ok, thứ 6 tuần sau cô đến được không?”.
Vậy giải pháp là gì: hãy cụ thể hóa bằng số liệu, ngày tháng và hành động. Hãy nắm rõ bản chất của “tất cả” khi “hai cũng là số nhiều”. Khi phát ngôn, nói thật rõ ràng: “Tôi sẽ làm xong trước ngày X”, “tôi đặt mục tiêu Y” thì ý tưởng và kế hoạch của bạn sẽ được truyền tải tới người nghe tốt hơn. Khi người nghe hiểu được công việc của bạn, họ sẽ có sự trợ giúp phù hợp và thiết thực.
Nếu không thể nói một cách tường minh thì không thể có những hành động cụ thể. Một điều tưởng chừng là đương nhiên nhưng đôi khi nhiều người vẫn bị “big word” làm cho mất phương hướng.
Còn khi không thể tìm được từ cụ thể phải làm thế nào? Lời khuyên của Minori Kanbe là hãy suy nghĩ trong một phút... à không trong vòng năm giây xem “Điều đó là gì?” “Khi nào?”, viết vào sổ tay một kế hoạch chi tiết. Những kế hoạch bạn muốn “dền dứ” và những ý tưởng mập mờ theo kiểu “một lúc nào đó” sẽ mãi chỉ nằm trong “những việc cần làm” ngày này qua ngày khác mà thôi.
Sử dụng ngôn ngữ làm phương tiện giao tiếp vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học. Chúng ta thật khó cưỡng lại sự hấp dẫn của các từ vựng khoa trương, những biệt ngữ mơ hồ liên tục được sản sinh nhưng hơn hết “big word” trong cuốn Tư duy logic lại làm sáng tỏ tính hiệu quả của một thông điệp được truyền tải.
Khi nỗ lực tìm kiếm con đường đi đến sự rõ ràng, mỗi người phải ủng hộ sức mạnh của sự chính xác, lựa chọn các thuật ngữ được xác định rõ ràng, chứng minh bằng dữ liệu và tang chứng, vật chứng liên quan. Sự chuyển đổi này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao tiếp hiệu quả mà còn đảm bảo tính chính trực và trung thực trong diễn ngôn.
Hương Hà
Gác lại âu lo vì 'Sống vốn đơn thuần'Giữa nhịp sống xô bồ, tập tản văn ‘Sống vốn đơn thuần’ là một gợi ý đặc biệt cho bạn đọc tìm về chốn bình yên.">
-
Tuyệt duyênvừa là tựa sách, vừa là từ khóa mang tinh thần chủ đạo xuyên suốt tác phẩm. Truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư góp mặt trong tuyển tập 'Tuyệt duyên'Trong thời đại ngày nay, việc kết nối - ly biệt đã trở thành chuyện thường tình giữa người với người. Kết nối vội vã, rời xa cũng chóng vánh. Chính khái niệm quê hương cũng trở nên nhòa nhạt khi mà con người hiện đại liên tục dịch chuyển theo những luồng di cư.
Có những lần tuyệt duyên dứt khoát không mảy may vướng bận, nhưng cũng không ít lần tuyệt duyên mang đến bao thống khổ, lưu lại vị đắng suốt đời...
Chín câu chuyện mang đến 9 góc nhìn văn hóa từ các vùng miền khác nhau trên khắp châu Á, mỗi tác phẩm lại có kiến giải riêng về hai chữ “Tuyệt duyên”. Từ những đứa trẻ ngây ngô bên ngưỡng cửa dậy thì, những thanh niên bức xúc thời cuộc, những người mẹ, người vợ nặng mang nỗi niềm sâu kín... cho đến những vết hằn trong tâm trí, xung đột thế hệ, bất công trong xã hội, định kiến về chủng tộc, loạn ly vì chiến tranh... tất cả là tác nhân cho những “Tuyệt duyên”, cũng như bao cảm xúc bạo liệt bộc phát.
Từng cây bút trẻ đầy nội lực của châu Á đã cất lên một tiếng nói đồng lòng, về cách mà con người đối diện với quá khứ, hiện tại, tương lai và bước ngoặt của số phận. Tin rằng độc giả sẽ tìm thấy chính mình trong những trang văn, bắc nhịp cầu giữa bản thân với nhân vật, để tự vấn và suy xét chính mình của hiện tại.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư góp mặt với truyện ngắn Trốn thoát. Câu chuyện là những băn khoăn và hồi ức của một linh hồn người mẹ sắp lìa khỏi xác trần. Bệnh nặng, ngã xuống sàn nhà tắm mà cả chồng lẫn con đều không hay biết, trong khoảnh khắc cuối cùng của kiếp người, bà ngẫm lại cuộc đời bạc bẽo, lam lũ đến ngày trút hơi thở cuối cùng để hy sinh cho đứa con. Mối duyên giữa mẹ con chừng như bền chặt mãi mãi, “nước mắt chảy xuôi”, nhưng trong lòng những người mẹ cảm thấy gì khi cứ phải mãi mãi cho đi? Liệu mối duyên-nợ sâu sắc đó cũng có thể một ngày dứt tuyệt?
Mãnh liệt trên từng câu chữ, Tuyệt duyên(NXB Trẻ) sẽ mang đến cho độc giả một hành trình xuyên qua muôn vàn cảnh sắc của văn đàn châu Á vốn gần gũi, chuẩn bị tâm thế tiến sâu để khám phá dòng chảy văn học đương đại thế giới.
Để người đọc ở các nền văn hóa khác nhau hiểu được nội dung, đi kèm với mỗi truyện ngắn là phần giới thiệu về tác giả, chia sẻ cuối truyện của tác giả hoặc chú giải của dịch giả về những hình ảnh mang tính biểu trưng văn hóa, bối cảnh ra đời của tác phẩm...
Tập truyện ngắn là minh chứng rằng những cảm xúc chân thật sẽ tạo được sự đồng cảm và kết nối, cho dù độc giả ở nền văn hóa nào.
Tác phẩm có sự tham gia của 9 tác giả: Sayaka Murata (Nhật Bản) - Alfian Sa’at (Singapore) - Hác Cảnh Phương (Trung Quốc) - Wiwat Lertwiwatwongsa (Thái Lan) - Hàn Lệ Châu (Hong Kong - Trung Quốc) - Lhacham Gyal (Trung Quốc) - Nguyễn Ngọc Tư (Việt Nam) - Liên Minh Vệ (Đài Loan - Trung Quốc) - Chung Serang (Hàn Quốc). Họ đều là các nhà văn đương đại nổi bật, đã giành được thành công thương mại nhất định và nhận được đánh giá cao từ giới chuyên môn.
Mỗi tác giả cũng gửi gắm đến bạn đọc những thông điệp vô cùng ý nghĩa:
“Mỗi người là một hòn đảo cô độc. Chỉ khi ta thấu rõ nỗi cô đơn của chính mình, nỗi cô đơn ấy mới có thể hóa thành sợi dây kết nối chúng ta lại với nhau” - Hàn Lệ Châu.
“Trong thế giới rực lửa, hãy chọn sách làm bạn và nguyên liệu cho chúng ta!” - Wiwat Lertwiwatwongsa.
“Tôi vô cùng ấn tượng với chủ đề ‘Tuyệt duyên’. Khi đọc tác phẩm viết về tuyệt duyên của các tác giả khác, tôi cảm nhận được từng chuyển động mãnh liệt trong mỗi câu từ và trong mỗi con người, điều này vượt xa sức tưởng tượng của tôi” - Sayaka Murata.
“Gửi đến bạn một giấc mơ không bao giờ biến mất!” - Nguyễn Ngọc Tư.
Ảnh: NXB Trẻ
'Khắc đi... Khắc đến' và câu chuyện về nữ nhà văn ra mắt sách ở tuổi 95Chỉ trong 2 tháng phát hành, hồi ký “Khắc đi… Khắc đến” của nhà văn Xuân Phượng đã in lần thứ 3, tổng số lượng in 4.000 bản. Trước đó, tác phẩm 'Gánh gánh gồng gồng' của bà cũng in tới hơn 25.000 bản, được độc giả đón nhận nồng nhiệt.">