Nhận định, soi kèo Aluminium Arak vs Esteghlal Khuzestan, 19h30 ngày 20/1: Niềm tin cửa trên
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Al Shahaniya vs Al Khor, 20h30 ngày 22/1: Tin vào cửa dưới -
'Ác mộng' trên khoang thương gia có giá vé hơn 155 triệu đồngPatel mô tả đây là “khoang hạng nhất tệ nhất mà tôi từng đi”.
“Phần da bọc ghế bị rách, hỏng và có cả nấm mốc. Tất nhiên, tôi hiểu mọi thứ sẽ bị hao mòn trong quá trình sử dụng, nhưng đây là cấp độ không thể sử dụng rồi”, Patel nói trong video.
Nam doanh nhân cũng quay cận cảnh những vết bẩn và vết rách của những vật dụng trong cabin và nhấn mạnh "mọi thứ đều bị hỏng, rách đến mức phải dùng cả băng dính để dán lại".
Patel khẳng định trong cabin không có wifi và hệ thống giải trí trên chuyến bay của anh cũng không hoạt động, mặc dù tiếp viên hàng không đã quay lại bốn hoặc năm lần để thử khởi động lại. Do đó, chuyến bay 15 giờ với Patel như kéo dài "cả thế kỷ" vì anh không thể làm gì khác ngoài ăn và ngủ.
Bên cạnh đó, khoảng 30% số món ăn được giới thiệu trong thực đơn cũng "không có sẵn" để phục vụ hành khách.
Mặc dù chỉ có bốn người ở khoang hạng nhất nhưng vì lượng thực phẩm hạn chế nên phải tuân theo nguyên tắc "ai gọi trước thì được trước".
Tuy nhiên, Patel thừa nhận rằng, món súp anh được phục vụ rất ngon và là "món ngon duy nhất trên chuyến bay".
Đoạn video về hành trình trải nghiệm khoang hạng nhất của nam doanh nhân người Mỹ đã bất ngờ được lan truyền trên khắp các nền tảng mạng xã hội, thu hút hàng triệu lượt xem. Kết quả là, hãng hàng không đã hoàn lại toàn bộ tiền vé cho anh.
“Tôi không hề nộp đơn khiếu nại nào lên Air India nhưng nhờ sức mạnh của mạng xã hội, họ đã thấy video này và đề nghị hoàn lại toàn bộ tiền vé máy bay cho tôi. Đây là một động thái rất đáng nghi nhận”, Patel khẳng định.
Ngay sau đó, Air India cũng ra thông báo sẽ bắt đầu chương trình tân trang trị giá 400 triệu USD cho 67 máy bay cũ trong đội bay của hãng.
Việc cải tạo sẽ bao gồm đổi ghế ngồi, thảm, rèm cửa,... cho 27 máy bay thân hẹp Airbus A320neo, tiếp theo là 40 máy bay thân rộng Boeing của hãng.
Máy bay hạ cánh khẩn cấp vì sự xuất hiện của 'vị khách' không ngờ(NA UY) - Con vật bất ngờ bò ra từ suất ăn của hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Scandinavian Airlines (SAS) khiến máy bay phải hạ cánh khẩn cấp."> -
Nguyễn Tuấn Sơn, họa sĩ đam mê vẽ KiềuChân dung Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều dưới nét cọ của họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn. Chúng ta ai cũng biết Kiều là nỗi niềm cảm hứng bất tận cho nghệ thuật cũng như thơ ca. Câu chuyện của nàng Kiều đi vào tâm hồn mọi người, chìm đắm vào những ngõ ngách sâu lắng nhất.
Cuộc đời Thúy Kiều thăng trầm muôn nghìn hình ảnh và màu sắc, hội đủ yếu tố để có thể nên tranh. Tác phẩm kinh điển nổi tiếng nhất của nền thi ca Việt Nam này là những tấn bi hài kịch cuộc đời tràn đầy điển tích có thể gợi ý cho họa sĩ những niềm cảm hứng vô biên.
Tác phẩm 'Kiếp lầu xanh' (2000) Đã có rất nhiều danh họa Việt Nam vẽ Kiều, đó là những tài năng: Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Vũ Cao Đàm, Trần Văn Cẩn, Tô Ngọc Vân... Và các tác phẩm của họ hoàn toàn có khả năng diễn tả được những tư duy và tình cảm sâu sắc nhất của chúng ta.
Vài năm gần đây, họa sĩ trẻ Nguyễn Tuấn Sơn “dấn thân” vào đề tài này với cái nhìn và cách vẽ rất đặc biệt. Đây chính là một thách thức lớn lao đặt ra cho chính anh. Làm sao diễn tả được nỗi xúc cảm của nàng Kiều đối với đời sống và môi trường xã hội hiện tại, làm sao cho khát vọng rung cảm của mình đi vào lòng tha nhân?
Ngay từ khi Nguyễn Tuấn Sơn biết rằng trong nhịp thở của mình có bóng dáng nàng Kiều, anh luôn tự nhủ phải trình bày Kiều một cách sáng tạo, mới mẻ mà vẫn giữ được vẻ thuần khiết. Không thể vẽ một nàng Kiều bằng da bằng thịt mà phải để nàng bước ra từ xúc cảm của chính bản thân anh, bằng tất cả thấu hiểu nội tâm và những nỗi niềm thầm kín còn ẩn giấu."Trong như tiếng Hạc" (2000) Sơn không hề lý giải và có lẽ cũng không thể lý giải tình yêu anh dành cho Kiều đến từ đâu. Như thể là một hiển nhiên. Như thể là một định mệnh. Nếu có muôn trùng của ngàn kiếp trước, con tim của nàng Kiều phải chăng đã vượt qua trăm ngõ hoàng tuyền để trở về trong con tim của Nguyễn Tuấn Sơn?
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có viết: "Truyện Kiều là truyện về cuộc đời, có những hoàn cảnh khổ đau, hạnh phúc và u mê của cuộc đời. Lấy con mắt của người quán chiếu nhìn vào truyện Kiều, chúng ta có thể thấy được bản chất của cuộc đời". (Thích Nhất Hạnh, "Thả một bè lau", thay lời tựa).
Nguyễn Tuấn Sơn tuyên bố: "Tôi vẽ phần hồn và tâm hồn của Kiều chứ không phải là thể xác". Như vậy, Sơn chỉ vẽ những gì anh cảm nhận được qua cái nhìn của trí tuệ, với con mắt của người quán chiếu. Ngọn cọ của Sơn phải chăng được soi sáng bằng những gì gọi là bản nguyên, để vẽ lên nỗi niềm "đứt ruột" (đoạn trường) mà chữ nghĩa không nắm bắt được?" Sông tiền đường" (2000). Nguyễn Tuấn Sơn sinh năm 1978, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc Họa Trung ương và ĐH Mỹ thuật Việt Nam. Các tác phẩm của Sơn "Kiều" không phải minh họa tác phẩm Truyện Kiều mà là vẽ theo xúc cảm, cảm hứng, những nét vẽ trừu tượng khiến người xem tranh phải soi kỹ nhiều lần, khám phá từng đường nét của bức họa và không ngừng tưởng tượng.
Cách hiểu của Nguyễn Tuấn Sơn về Truyện Kiều qua các bức tranh của anh là một nhận thức mới, hiện đại, tránh được những áp đặt trong quá khứ (như các thiên kiến về Thúy Kiều - một kỹ nữ, Hoạn Thư - người đàn bà độc ác, ghen tuông, Thúc Sinh - kẻ trác táng, hèn nhát, Kim Trọng - gã thư sinh vô dụng, Đạm Tiên - hồn ma đáng sợ…).
Các bức tranh của anh đem lại cho người thưởng lãm những giá trị nhân văn mới từ góc nhìn hội họa, khiến họ thay đổi ít nhiều cách nghĩ quen thuộc về các nhân vật trong Truyện Kiều, nhìn ngắm họ từ nhiều khuôn mặt của cuộc đời, thêm những nỗi cảm thông với những thân phận bị cuộc đời hắt hủi, đày đọa. (Nguyễn Tuấn Sơn - Sơn "Kiều") - Báo Hà Nội Mới 2017.Hơn hai mươi năm sáng tác tranh lấy cảm hứng từ Kiều, Nguyễn Tuấn Sơn đã có nhiều hoạt động gắn với truyện Kiều như vẽ minh họa kết hợp với thư pháp do dịch giả, nhà nghiên cứu Châu Hải Đường viết, triển lãm tranh cảm hứng từ các nhân vật trong Truyện Kiều, đem các tác phẩm vẽ về Truyện Kiều giới thiệu tại nước ngoài…
Hơn nữa, niềm đam mê của Nguyễn Tuấn Sơn không chỉ dừng lại ở việc vẽ Kiều, anh còn là nhà sưu tập truyện Kiều cổ xưa."Quan âm các" (2004). Ngày 1/8 tại Trung tâm Văn hóa Pháp Hà Nội, Hội thảo minh họa Truyện Kiều dưới góc nhìn minh triết Việt đã diễn ra, với sự tham gia của nhà nghiên cứu Trần Đình Tuấn, nhà nghiên cứu Lê Nghị và họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn. Đây là hoạt động đặc biệt do Viện Pháp tổ chức nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của danh nhân văn hóa thế giới - đại thi hào dân tộc Nguyễn Du (1765 - 1820). Hội thảo nhằm tiếp cận thông tin để giải đáp thắc mắc và đưa ra những giả thuyết mới về góc khuất trong lịch sử Truyện Kiều, qua đó, mỗi người tự suy ngẫm về lịch sử và văn hóa dân tộc Việt.
Trong dịp này, Nguyễn Tuấn Sơn công bố bản Kiều Kinh 1898, giới thiệu tới khán giả tác phẩm Truyện Kiều dưới dạng bản kinh ngự dụng (chuyên dành cho vua chúa). Cuốn Kiều Kinh này được Công Thiệu Đường in vào mùa Đông năm Mậu Tuất (1898), dưới thời vua Thành Thái và được lưu giữ như một tài liệu văn học cho hoàng thân quốc thích sử dụng.
Về hình thức, bản Kiều Kinh được in khuôn màu tía trên giấy Lạc Đô, mỗi trang đều có dấu Cát Tinh, gáy mỗi tờ giấy giáp đều ghi thuộc nhà in Công Thiệu Đường, ấn bản này được viết bằng tay, “chữ đều”."Trao duyên" (2014)
Bàn về giá trị của cuốn sách, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn cho biết: “Điểm đặc biệt của cuốn Kiều Kinh chính là sự phát triển vượt bậc trong trình độ, chất lượng sản xuất các loại sách cổ. Nghĩa là vừa in, vừa viết, vừa vẽ hình minh họa vô cùng sống động. Càng tuyệt vời hơn khi vào năm 1915, những hình họa này được một học giả người Pháp sử dụng để minh họa cuốn Kiều chuyển ngữ của mình. Tôi cho rằng, đó là sức lan tỏa mà Kiều Kinh mang lại”.
Để có được cuốn Kiều Kinh 1898, họa sĩ Nguyễn Tuấn Sơn đã dành nhiều năm tìm kiếm, sau một lần hội ngộ, anh đã vô cùng ngỡ ngàng trước trình độ xuất bản sách cổ tại Việt Nam và không ngần ngại khẳng định: “Đây là cuốn kỳ thư hàng đầu khi minh họa Truyện Kiều cực kỳ đặc sắc”.Trong những tháng ngày dịch bệnh Covid-19, chỉ mong những giá trị tinh thần như nhan sắc mang tính minh triết Việt trong tranh Kiều của Nguyễn Tuấn Sơn đem đến cho tâm hồn chúng ta những bình yên, vì giá trị cái đẹp và tình yêu luôn là vĩnh cửu.
"Rước nàng nghi gia" (2014). Ngô Kim Khôi
Hội thảo minh họa 'Truyện Kiều'
Hội thảo minh họa 'Truyện Kiều' dưới cách nhìn minh triết Việt nhân kỷ niệm 200 năm ngày mất của Nguyễn Du được Viện Pháp tại Hà Nội – L’Espace tổ chức ngày 1/8.
"> -
Việt Trinh và nỗi niềm thị phiHiện tại, Việt Trinh nhận mình là "cô gái bán kính" (Ảnh: FBNV)
Từng gồng lên mà sống
“Người đẹp Tây Đô” giải nghệ gây tiếc nuối cho nhiều khán giả từng yêu mến chị. Vì sao chị không theo nghề nữa? Phần chính vì chị cần dành thời gian cho con trai. Nhưng vẫn còn có lý do khác: “Trinh vẫn có thể đóng những vai hay, cho dù là vai mẹ. Trinh vẫn có thể đi làm đạo diễn được vì Trinh làm đạo diễn đâu đến nỗi tệ? Trinh làm ban giám khảo cũng được. Trinh vẫn còn chất để làm nghề nhưng quyết định ngưng vì đã thấm nhuần hào quang ảo. Người ta thường nói: Nổi tiếng đi đôi với tai tiếng. Trinh quá mệt mỏi, Trinh gồng dữ lắm.
Việt Trinh có thời tuổi trẻ hào quang lộng lẫy (Ảnh: Đoàn Minh Tuấn)
Khi còn khoác lên mình vai trò nghệ sĩ, một diễn viên điện ảnh khổ lắm. Làm gì cũng phải giữ kẽ. Lỡ ngồi banh chân ra cũng bị chụp hình, mang đôi dép lê cũng bị nói: Ủa mẹ Việt Trinh mặc đồ xấu thiệt. Diễn viên gì mà mặc đồ lôi thôi lếch thếch. Khổ không? Nhiều khi vội vã mang đôi dép lê mặc cái áo thun quần xà lỏn, y như rằng ra đường bị chê, bị moi móc. Cho nên sống riết nó gồng. Lên livestream bị người ta chửi cũng không dám nói lại. Vì mình vẫn đang trong vai trò nghệ sỹ, còn cái mác nghệ sĩ nói không được”. Việt Trinh cho rằng mình đã dừng đúng lúc.
Đâu chỉ mình tôi che mặt con?
“Ngôi sao” hàng đầu của thập niên 90 thế kỷ trước bị nhiều người trách về chuyện giấu mặt con trai trong mỗi video hoặc bức ảnh. Việt Trinh đáp trả: “Nếu trên thế giới chỉ có mình Trinh muốn giấu mặt con thì hãy nói. Cũng có nhiều người không muốn người khác thấy mặt con mình. Sau 18 tuổi, thấy mặt con là bình thường bây giờ cháu còn nhỏ mà Trinh nuôi con một mình, gieo thị phi cho mình Trinh chưa đủ sao, mà còn muốn thấy mặt con Trinh? Lại có người còn bình luận: Ủa chồng chị là ai vậy? Sao mình không biết? Trinh muốn hỏi: Bạn biết chồng tôi là ai để làm chi vậy?”.
Việt Trinh nhắn gửi những người hay “soi” và bình luận thiếu thiện chí: “Mình gieo thị phi cho người khác thì một ngày nào đó người khác cũng gieo thị phi cho mình. Không thoát khỏi đâu. Chuyện của người ta, gia đình người ta… đâu có quan trọng, có ảnh hưởng đến cuộc sống của ai đâu?”.
Chị nói: Hãy lên án chị nếu chị mang con ra để PR cho bản thân. Nhưng không ai có quyền lên án chị vì chị giấu mặt con: “Tôi giấu con tôi vì con tôi là thế giới riêng của tôi. Tôi muốn cho thấy hay không cho thấy mặt con tôi là quyền của tôi. Góc đời riêng của tôi. Một mình tôi thị phi đủ rồi. Cuộc đời tôi có khổ không? Cuộc đời tôi đầy thị phi. Chẳng lẽ tôi muốn con tôi dính thị phi với tôi? Thôi, để cho nó yên ổn. Lộ diện ra làm chi? Nếu lộ mặt ra sẽ lại có những lời bình luận: Sao giống ông này, ông kia quá”.
Khác với Việt Trinh, con trai của chị có tuổi thơ đủ đầy về vật chất và có bàn tay đẹp (Ảnh: FBNV)
Từng là một trong những mỹ nhân của màn ảnh Việt những năm 90, sau hơn 30 năm làm nghề, táng 1/2022, Việt Trinh tuyện bố giải nghệ để chăm sóc con trai ở tuổi dậy thì.
(Theo Tiền Phong)
">